I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
– Chu Quang Tiềm ( 1897- 1986), là nhà mỹ học và nhà lí luận văn học người Trung Quốc.
2. Tác phẩm
– Thể loại: văn nghị luận
– Chủ đề: Bàn về vấn đề đọc sách
– Nội dung: Quan điểm, ý kiến của tác giả về một số vấn đề của việc đọc sách
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Bố cục và luận điểm: 3 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “ nhằm phát hiện thế giới mới”: Lí do và mục đích chân chính của việc đọc sách
+ Luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn – Phần 2: Tiếp theo đến “ lối đánh tự tiêu hao lực lượng”: Phê bình cách đọc chưa đúng cách và những tác hại đi kèm với nó:
+ Luận điểm: Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều thì việc đọc sách ngày càng khó. Bên cạnh đó, tác giả nêu một tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp.
– Phần 3 : Phần còn lại: Phương pháp và những yêu cầu cần thiết để đọc sách hiệu quả và có ích:
+ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ .
+ Cần kết hợp đọc hai loại sách kiến thức phổ thông và sách chuyên môn để có sự tương hỗ về mặt trình độ.
2. Tầm quan trọng của việc đọc sách và sách đối với loài người
– Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại , là những cột mốc trên đường tiến hóa học thuật. Vậy việc đọc sách tức là chúng ta đang được tiếp nhận và lĩnh hội được lại một lượng kiến thức – giá trị tinh thần hết sức phong phú và quý giá. Ngược lại, nếu như lười đọc sách thì chẳng khác nào chúng ta không trân trọng giá trị tinh thần tích lũy của ông cha ta và tự làm mình bị “ lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm”, nếu sau này có tiến lên thì cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ giật lùi.
– Bân cạnh đó, theo như tác giả, về đọc sách còn là sự tri ân về mặt tinh thần, trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, làm cho sách được xuất bản và lưu truyền một cách có mục đích chân chính hơn.
3. Phương pháp đọc sách hiệu quả
– Đọc ít mà chất lượng còn hơn là đọc nhiều mà loãng, không cô đọng
+ “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. “ Nếu đọc được 10 quyển sách mà lướt qua , không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần”:
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán
Thuộc lòng, ngẫm nghĩ một mình hay
– Tác giả cũng chỉ ra tác hại của việc đọc sách ồ ạt, đối phó, không chọn lọc:
+ Nó giống như việc ăn uống, “ các thứ không tiêu hóa được tích càng nhiều, thì càng dễ sinh ra bệnh đau dạ dày, nhiều thói hư tật xấu cùng hậu quả tai hại khác của lối đọc sách thiếu khoa học này.
+ Đọc sách nhiều khiến người ta bị lạc hướng, không có trọng tâm, từ đó đọc mà cũng như không đọc, không rút ra được điều gì sau khi đọc.
+ Lãng phí thời gian và sức lực, gây ra sự chán nản và uể oải cho người đọc.
– Cần phải đọc rộng trước để lấy nền tảng hiểu biết cơ bản, sau đó mới đến đọc sâu để bồi đắp và nâng cao kiến thức chuyên ngành. Cần phải đọc sách kiến thức phổ thông để lấy cơ sở, kiến thức nền có liên quan, còn đọc sách kiến thức chuyên môn để nâng cao kiến thức chuyên ngành. Do “ vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cữ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác…”, không thể tách rời.
– Sau khi đọc phải khái quát, nắm gọn ý, ghi nhớ kiến thức.
=> Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách rất thuyết phục với lí lẽ, lập luận chặt chẽ và dẫn chứng sinh động, dễ hiểu.
4. Nghệ thuật nghị luận trong bài Bàn về đọc sách
– Có sức thuyết phục cao bởi bố cục và hệ thống luận điểm rõ ràng, hệ thống luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) chặt chẽ, dễ hiểu, xác đáng và sinh động.
– Lời văn khúc triết, rõ ràng, rành mạch.
III. Tổng kết
1. Nội dung
– Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc thường thức với đọc sách chuyên môn
– Việc đọc sach phải có kế hoạch, có mục đích kiên định chứ không thể tùy hứng, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
2. Nghệ thuật: Qua bài viết Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động.