Bảng cân nặng của bé qua từng tháng tuổi 2022 | Mytranshop.com

Nhìn thấy con cao lớn, phát triển mỗi ngày chính là niềm hạnh phúc mong mỏi của bậc làm cha mẹ. Chính vì vậy mà am hiểu sâu sắc về sự phát triển của con là một trong những điều quan trọng của phụ huynh. Tất cả những kiến thức ấy thường được tóm tắt trong một bảng chi tiết phản ánh về chiều cao, cân nặng của bé cực kỳ rõ ràng.

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, các bậc phụ huynh hãy theo dõi sát sao các thông số về sức khỏe. Để có thể giúp cơ thể của con trẻ phát triển toàn diện, không những khỏe mạnh mà còn vượt trội hơn người, bậc làm cha mẹ thường phải tìm hiểu rất kỹ về các chỉ số cơ thể của con. Vấn đề chiều cao, cân nặng của bé sẽ được làm rõ trong bài viết này.

1. Bảng chiều cao, cân nặng của bé

Chiều cao của con thường tăng lên không ngừng từ lúc chào đời và đạt đỉnh gấp rưỡi khi đến giai đoạn một tuổi. Chiều cao của bé trong năm đầu tiên tăng trung bình 25cm và đến ngưỡng 75cm. Bước sang năm thứ 2, bé tăng tưởng trung bình khoảng 10cm và cao 85cm ở mức trung bình. Cứ theo đó, đến giai đoạn bé 10 tuổi, mỗi năm trẻ cao thêm đều đặn 5cm. Cân nặng cũng thế, được tăng lên dưới sự kiểm soát của cha mẹ nhờ vào chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuy vậy, nhiều gia đình vì chưa có chế độ ăn uống đúng đắn mà làm cân nặng của bé vượt mức an toàn cho phép cho sự phát triển bình thường của con.

cân nặng của bé

Chiều cao, cân nặng của trẻ phát triển qua từng giai đoạn

Dưới đây chính là bảng chiều cao cân nặng chuẩn nhất của các con mà cha mẹ cần phải biết.

2.1. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn nhất của bé gái








































Tháng

Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
Thiếu cân Nguy cơ
thiếu cân
Bình
thường
Nguy cơ
thừa cân
Thừa cân Giới hạn
dưới
Bình
thường
Giới hạn
trên
Bé gái 0 – 12 tháng tuổi
2.4 2.8 3.2 3.7 4.2 45.4 49.1 52.9
1 3.2 3.6 4.2 4.8 5.4 49.8 53.7 57.6
2 4 4.5 5.1 5.9 6.5 53 57.1 61.1
3 4.6 5.1 5.8 6.7 7.4 55.6 59.8 64
4 5.1 5.6 6.4 7.3 8.1 57.8 62.1 66.4
5 5.5 6.1 6.9 7.8 8.7 59.6 64 68.5
6 5.8 6.4 7.3 8.3 9.2 61.2 65.7 70.3
7 6.1 6.7 7.6 8.7 9.6 62.7 67.3 71.9
8 6.3 7 7.9 9 10 64 68.7 73.5
9 6.6 7.3 8.2 9.3 10.4 65.3 70.1 75
10 6.8 7.5 8.5 9.6 10.7 66.5 71.5 76.4
11 7 7.7 8.7 9.9 11 67.7 72.8 77.8
12 7.1 7.9 8.9 10.2 11.3 68.9 74 79.2
Bé gái 13 – 24 tháng tuổi
13 7.3 8.1 9.2 10.4 11.6 70 75.2 80.5
14 7.5 8.3 9.4 10.7 11.9 71 76.4 81.7
15 7.7 8.5 9.6 10.9 12.2 72 77.5 83
16 7.8 8.7 9.8 11.2 12.5 73 78.6 84.2
17 8 8.8 10 11.4 12.7 74 79.7 85.4
18 8.2 9 10.2 11.6 13 74.9 80.7 86.5
19 8.3 9.2 10.4 11.9 13.3 75.8 81.7 87.6
20 8.5 9.4 10.6 12.1 13.5 76.7 82.7 88.7
21 8.7 9.6 10.9 12.4 13.8 77.5 83.7 89.8
22 8.8 9.8 11.1 12.6 14.1 78.4 84.6 90.8
23 9 9.9 11.3 12.8 14.3 79.2 85.5 91.9
24 9.2 10.1 11.5 13.1 14.6 80 86.4 92.9
Bé gái 2 – 5 tuổi
30 10.1 11.2 12.7 14.5 16.2 83.6 90.7 97.7
36 11 12.1 13.9 15.9 17.8 87.4 95.1 102.7
42 11.8 13.1 15 17.3 19.5 90.9 99 107.2
48 12.5 14 16.1 18.6 21.1 94.1 102.7 111.3
54 13.2 14.8 17.2 20 22.8 97.1 106.2 115.2
60 14 15.7 18.2 21.3 24.4 99.9 109.4 118.9

cân nặng của bé

Chiều cao và cân nặng của bé gái

1.2. Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn nhất của bé trai








































Tháng

Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
Thiếu cân Nguy cơ
thiếu cân
Bình thường Nguy cơ
thừa cân
Thừa cân Giới hạn
dưới
Bình thường Giới hạn
trên
Bé trai 0 – 12 tháng tuổi
2.5 2.9 3.3 3.9 4.3 46.3 47.9 49.9
1 3.4 3.9 4.5 5.1 5.7 51.1 52.7 54.7
2 4.4 4.9 5.6 6.3 7 54.7 56.4 58.4
3 5.1 5.6 6.4 7.2 7.9 57.6 59.3 61.4
4 5.6 6.2 7 7.9 8.6 60 61.7 63.9
5 6.1 6.7 7.5 8.4 9.2 61.9 63.7 65.9
6 6.4 7.1 7.9 8.9 9.7 63.6 65.4 67.6
7 6.7 7.4 8.3 9.3 10.2 65.1 66.9 69.2
8 7 7.7 8.6 9.6 10.5 66.5 68.3 70.6
9 7.2 7.9 8.9 10 10.9 67.7 69.6 72
10 7.5 8.2 9.2 10.3 11.2 69 70.9 73.3
11 7.7 8.4 9.4 10.5 11.5 70.2 72.1 74.5
12 7.8 8.6 9.6 10.8 11.8 71.3 73.3 75.7
Bé trai 13 – 24 tháng tuổi
13 8 8.8 9.9 11.1 12.1 72.4 74.4 76.9
14 8.2 9 10.1 11.3 12.4 73.4 75.5 78
15 8.4 9.2 10.3 11.6 12.7 74.4 76.5 79.1
16 8.5 9.4 10.5 11.8 12.9 75.4 77.5 80.2
17 8.7 9.6 10.7 12 13.2 76.3 78.5 81.2
18 8.9 9.7 10.9 12.3 13.5 77.2 79.5 82.3
19 9 9.9 11.1 12.5 13.7 78.1 80.4 83.2
20 9.2 10.1 11.3 12.7 14 78.9 81.3 84.2
21 9.3 10.3 11.5 13 14.3 79.7 82.2 85.1
22 9.5 10.5 11.8 13.2 14.5 80.5 83 86
23 9.7 10.6 12 13.4 14.8 81.3 83.8 86.9
24 9.8 10.8 12.2 13.7 15.1 82.1 84.6 87.8
Bé trai 2 – 5 tuổi
30 10.7 11.8 13.3 15 16.6 85.5 88.4 91.9
36 11.4 12.7 14.3 16.3 18 89.1 92.2 96.1
42 12.2 13.5 15.3 17.5 19.4 92.4 95.7 99.9
48 12.9 14.3 16.3 18.7 20.9 95.4 99 103.3
54 13.6 15.2 17.3 19.9 22.3 98.4 102.1 106.7
60 14.3 16 18.3 21.1 23.8 101.2 105.2 110

2. Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé

2.1. Gen di truyền

Gen di truyền chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé. Khi đứa bé được sinh ra đều được thừa hưởng các đặc điểm di truyền của người bố và người mẹ. Khoa học đã minh chứng rằng yếu tố này có một tác động không nhỏ đến sự phát triển cũng như kích thước của các cơ quan trong cơ thể.

cân nặng của bé

Gen di truyền ảnh hưởng tới chiều cao, cân nặng của trẻ

Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra được rằng: yếu tố nhóm máu hay lượng mỡ thừa của cơ thể cũng như cân nặng từ bố mẹ tác động rất lớn đến sự phát triển thể chất của bé. Đây là nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sinh học ở người (American Journal of Human Biology) vào năm 2007. Cân nặng của bé có thể bị ảnh hưởng rất lớn từ gia đình nhưng chiều cao chỉ chịu tác động khoảng 23% về yếu tố di truyền.

2.2. Môi trường sống và dinh dưỡng

Ngoài yếu tố về gen di truyền kể trên, chiều cao và cân nặng của bé còn phụ thuộc vào vấn đề dinh dưỡng trẻ được tiếp nhận từ lúc mới chào đời. Nghiên cứu của trường Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo đã cho biết, yếu tố môi trường và dinh dưỡng nắm rất nhiều phần trăm tỷ lệ phát triển của đứa bé. Khi trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nó có thể bắt kịp được tốc độ phát triển mà cơ thể đang yêu cầu theo từng giai đoạn. Nếu không thể đáp ứng được các yếu tố dinh dưỡng ấy, trẻ có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, kém thông minh,… Không những thế, các yếu tố môi trường như ô nhiễm, khí hậu khắc nghiệt cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường mà một đứa trẻ cần phải trải qua.

2.3. Các bệnh lý

Những bệnh lý, khuyết tật nghiêm trọng xảy ra từ nhỏ có thể trở thành tác nhân khiến chiều cao và cân nặng của bé bị ảnh hưởng vĩnh viễn. Đặc biệt là khi trẻ đã từng phẫu thuật và can thiệp điều trị với rất nhiều thuốc từ nhỏ. Các chuyên gia nghiên cứu cho biết, trẻ em có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính nghiêm trọng thường còi xương, thấp bé, nhẹ cân và luôn luôn có thể trạng yếu ớt, dễ tổn thương. Kéo theo đó, khi trẻ bước sang giai đoạn dậy thì, vị thành niên, những “trở ngại” này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến vấn đề sinh lý, sức khỏe sinh sản bình thường. Do đó mà việc tầm suất các căn bệnh nguy hiểm cho trẻ khi bà mẹ còn đang mang thai là rất quan trọng. Bởi lẽ điều này không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao hay cân nặng của bé mà còn là cả cuộc đời sau này của đứa trẻ. Khi phải đối mặt với các bệnh lý mạn tính, trẻ sẽ khó có thể phát triển thể chất bình thường.

2.4. Sức khỏe của bà mẹ trong thai kỳ và giai đoạn cho con bú

Luôn là như vậy – sức khỏe của bà mẹ trong thời kỳ mang thai đóng vai trò tiên quyết cho sự phát triển cho trẻ về sau. Một ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy rằng, nếu mẹ bầu hay gặp căng thẳng thì sức khỏe tinh thần của trẻ thường bị tác động, phát triển chậm về trí tuệ và hơn nữa là làm chậm đi quá trình tăng trưởng kỹ năng vận động, điều khiển cân tay của trẻ. Chính vì thế mà ngoài chế độ dinh dưỡng cẩn trọng của mẹ trong giai đoạn mang thai, mẹ cần được đảm bảo một sức khỏe tinh thần ổn định để cả mẹ và con được khỏe mạnh, hạnh phúc.

Tiếp theo đó, thời kỳ cho con bú của bà mẹ cũng là một yếu tố khác cần được nhắc tới. Ngoài các chất như sắt, acid foloc, canxi, axit béo cần thiết, DHA,… bà mẹ cần ăn nhiều chất xơ và các thực phẩm lợi sữa để giúp cho chiều cao và cân nặng của bé được phát triển tối ưu nhất.

2.5. Sự vận động tích cực từ phía đứa trẻ

Ngày nay, không khó để nhận ra rằng trẻ em càng lúc càng lười vận động, thậm chí là thức khuya quá đà. Sự phát triển vượt trội của công nghệ đã tỉ lệ nghịch với sự ưa thích vận động của con trẻ, khiến cho trẻ chú tâm vào những thiết bị điện tử hơn là sân bóng, khu vui chơi,… Điều này một phần đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của bé và hơn thế nữa đó chính là hệ thần kinh và các vấn đề sức khỏe liên quan khác. Bậc cha mẹ nên khuyến khích và điều hướng con tham gia nhiều hơn các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh như bơi lội, đạp xe, bóng rổ, bóng chuyền,… để kích thích cơ thể tăng cường trao đổi năng lượng và các chất từ đó, con có thể cao lớn, mạnh mẽ hơn. Mặt khác, nếu cân nặng của bé đang ở mức thừa, dễ béo phì thì việc tích cực vận động cũng giảm cho con nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch ở trẻ em.

cân nặng của bé

Trẻ cần được vận động lành mạnh

2.6. Sự phát triển của con nhờ vào sự gần gũi với bố mẹ

Tại viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người (Mỹ), người ta đã chỉ ra rằng, sự chăm sóc của bố mẹ lẫn người giữ trẻ (không cùng huyết thống) chính là một yếu tố tác động rất lớn đến việc phát triển cả về tinh thần, thể chất, hành vi cảm xúc của bé từ lúc sinh ra cho đến tận tuổi dậy thì. Do vậy, các bậc cha mẹ nên dành thời gian để chơi và trò chuyện cùng con nhiều hơn để đứa bé có thể vừa khỏe mạnh thể chất, vừa giàu có về tâm hồn. Đứa bé không thể phát triển toàn diện nếu thiếu đi sự gần gũi từ gia đình, ba mẹ lưu ý nhé!

Những thông tin trên đây về chiều cao và cân nặng của bé hy vọng đã giúp ích cho các bậc cha mẹ và những ai đang quan tâm đến vấn đề này. Để trẻ có thể phát triển toàn diện, hãy luôn dành cho con trọn vẹn sự quan tâm, yêu thương và điều kiện tốt nhất để giúp cho con được lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc.

Trong thời gian thai kỳ bà bầu thường gặp những những vấn đề về sức khỏe. Ngoài nôn ói trong giai đoạn đầu của thai kỳ các bà bầu còn gặp phải tình trạng đau lưng phía bên phải hoặc bên trái, khi thai nhi càng lớn, trọng lượng cơ thể tăng cũng là lúc bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Chăm sóc tập luyện đúng cách không những giúp bà bầu có sức khoẻ tốt, tinh thần tốt mà còn giúp dễ sanh hơn. Hãy bắt đầu thói quen đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho vùng lưng và giảm đau lưng cùng may chay bo Elipsport. Ngồi ghế massage bật chế độ massage nhẹ nhàng sẽ giúp cho mẹ bầu thư giãn, giảm mỏi các cơ đặc biệt vùng lưng khi mang thai giúp ngủ ngon hơn.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Để biết được bé có đạt tiêu chuẩn chiều cao cân nặng hay không, bác sĩ nhi khoa sẽ dùng các phương pháp cân đo, sau đó dựa vào bảng thông số chuẩn để so sánh và cho ra kết quả.

Từ 2 tuần đầu sau khi sinh, bạn nên đo bé không quá 1 lần/ tháng trong khoảng từ 1 – 6 tháng tuổi; không quá 1 lần/ 2 tháng trong khoảng từ 6-12 tháng tuổi; không quá 1 lần/ 3 tháng với trẻ trên 1 tuổi.

Nếu é chậm tăng cân kéo dài, không có nguyên nhân cụ thể, kèm theo dấu hiệu không ổn định khác như sự linh hoạt kém đi, bé mệt mỏi, chán ăn, biếng ăn, ngủ không ngon,…thì mẹ nên mang con đi bác sỹ để kiểm tra.

Không. Nếu bé chậm tăng cân so với tiêu chuẩn, mức chênh lệch không đáng kể và bé vẫn ăn ngủ tốt khỏe mạnh thì không đáng lo.

Nếu bé tăng cân không đều cộng thêm có xảy ra đột biến so với các giai đoạn khác, hay có khoảng cách quá xa so với tiêu chuẩn thì mẹ nên mang con đi bác sỹ để tham khám, kiểm tra.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  7 mẫu nhà cấp 4 mái thái ngang 5m được yêu thích nhiều nhất năm 2018 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment