Sản phẩm bán chạy tại cửa hàng
Bầu 4 tháng đi bộ nhiều có sao không là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thường thắc mắc. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp mẹ trả lời!
Đi bộ được xem là hình thức hoạt động nhẹ nhàng, giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và bé. Tuy nhiên, đi bộ như thế nào là đúng cách? Bao nhiêu là đủ? Bầu 4 tháng đi bộ nhiều có sao không? Đây là những câu hỏi mà nhiều người lần đầu chuẩn bị làm mẹ thường thắc mắc. Để trả lời những câu hỏi đó, hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và bé yêu của mình nhé!
1. Những lợi ích của việc đi bộ trong thai kỳ
Đi bộ mang lại cho mẹ bầu nhiều lợi ích cho sức khỏe trong thai kỳ
Đi bộ được xem là một trong những môn thể thao nhẹ nhàng, có lợi cho sức khỏe. Việc đi bộ từ 15-20 phút hàng ngày giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch. Một điều nữa khiến đi bộ được nhiều người lựa chọn là do môn thể thao này không đòi hỏi phải trang bị quá cầu kỳ, những gì bạn cần chỉ là một đôi giày chạy thoải mái và một chai nước.
Riêng đối với phụ nữ đang mang thai, khoa học đã chứng minh việc đi bộ kết hợp một số bài tập thể dục tại nhà sẽ giúp cho cả mẹ và bé khỏe mạnh hơn. Những tác động tích cực từ việc đi bộ có thể kể đến sau đây.
1.1. Tăng tuần hoàn máu, chống teo cơ do thiếu vận động
Khi bắt đầu thai kỳ, hầu hết tâm lý của các “bậc phụ huynh tương lai” là luôn hạn chế việc vận động vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đây là một sai lầm mà rất nhiều ông bố, bà mẹ trẻ gặp phải. Bạn chỉ nên tránh những hình thức vận động với cường độ cao như tập gym, điền kinh,… Việc thiếu vận động sẽ làm cho các cơ của bạn bị teo lại, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cả trước và sau sinh. Ngoài ra, đi bộ còn giúp cơ thể bạn tăng cường tuần hoàn máu đến các chi, đốt cháy calo, từ đó giúp chị em ăn ngon miệng và ngủ sâu hơn. Việc này giúp bạn có sức khỏe tốt để chuẩn bị đón em bé chào đời.
Mẹ bầu thường bị huyết áp tăng khi mang thai, điều này có thể dẫn đến chứng tiền sản giật rất nguy hiểm cho sức khỏe. Việc đi bộ vận động mỗi ngày sẽ giúp cơ thể mẹ kiểm soát huyết áp hiệu quả.
1.2. Giảm hiện tượng stress do mang thai
Stress trong quá trình mang thai là hiện tượng không hiếm gặp, có rất nhiều lý do dẫn đến stress như: thường xuyên lo lắng, không ngủ được, mất cân bằng hóc-môn,… Stress khi đang mang thay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thần kinh bình thường của trẻ. Ra ngoài đi bộ, hít thở không khí trong lành là một trong những cách giải tỏa stress hiệu quả và an toàn cho các mẹ bầu.
Đi bộ giúp giảm stress khi mang thai hiệu quả
1.3. Giúp bạn sinh con dễ dàng hơn
Xương chậu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Đối với những người có vùng xương chậu nhỏ, ít co giãn thì việc sinh nở sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Việc tập luyện bài tập đi bộ sẽ khiến cho vùng xương chậu được vận động nhiều hơn, co giãn tốt hơn, từ đó sẽ giúp cho việc “lâm bồn” của bạn diễn ra suông sẻ hơn.
1.4. Giảm táo bón thai kỳ
Táo bón thai kỳ là một triệu chứng hết sức phổ biến ở mẹ bầu. Tuy đây là triệu chứng không quá nguy hiểm nhưng nó mang đến nhiều sự khó chịu và phiền toái cho mẹ. Nếu mẹ duy trì thói quen đi bộ hàng ngày, ngay cả khi mang thai thì nhu động ruột sẽ được thúc đẩy. Các mẹ hãy đi bộ hàng ngày hoặc kết hợp tập thêm các bài tập thể dục khi mang thai. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau xanh, uống nước đầy đủ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ.
2. Bầu 4 tháng đi bộ nhiều có sao không?
Kể từ tháng thứ 3 của thai kỳ, bụng của các mẹ đã bắt đầu to nên sẽ gây khó khăn cho việc vận động. Lúc này bạn cần chắc chắn mình đã làm quen được việc đi lại khi “có em bé” trong bụng trước khi bắt đầu tập đi bộ.
Bạn nên lựa chọn những khu vực thoáng đãng, có nhiều cây xanh như công viên để vận động. Thời gian cho mỗi lần đi bộ khuyến khích từ khoảng 15-30 phút, đối với các mẹ chưa quen với việc vận động này thì chỉ nên bắt đầu tập trong khoảng 15 phút trở xuống và tăng dần khi đã quen để đảm bảo an toàn cho bạn cũng như em bé.
Đi bộ đúng cách mang lại hiệu quả cao cho phụ nữ mang thai
Đối với các mẹ bầu từ 4 tháng trở lên nên cân đối thời gian và cường độ luyện tập do thời gian này em bé đã bắt đầu lớn và có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình luyện tập của bạn. Khi đi bộ các mẹ nên giữ ở tư thế thoải mái, tránh đi quá nhanh, va vào các chướng ngại vật hoặc té ngã và nên hít thở thật sâu để đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho bạn và cho trẻ.
Bạn nên chuẩn bị một bộ quần áo rộng rãi và một đôi giày chạy bộ thật thoải mái để không gây cảm giác khó chịu khi tập. Lưu ý, nên chuẩn bị một chai nước bên mình để bổ sung nước khi cần, thiếu nước sẽ gây nguy hiểm cho bản thân bạn và em bé. Luôn đảm bảo dinh dưỡng đủ chất để đảm bảo năng lượng cho quá trình luyện tập. Bạn không nên thực hiện bất kỳ chế độ ăn kiêng nào trong thời gian này, điều này sẽ dẫn những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của bạn và của bé hay nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sảy thai.
Tuyệt đối không được luyện tập quá sức, không nên đi bộ giữa trời nắng quá gắt hoặc khi vừa mới ăn cơm xong, có thể đi bộ chậm trên máy tập chạy bộ đa năng nhưng với cường độ thấp. Dừng lại ngay nếu cảm thấy các dấu hiệu mệt mỏi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết. Sau khi đi bộ, mẹ cũng nên ngồi ghế massage để thư giãn cơ thể, tránh bị căng cơ.
3. Phụ nữ có thai đi bộ như thế nào là hợp lý?
Đi bộ là một bài tập giúp cơ thể vận động đơn giản và vô cùng phù hợp cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ hết sức nhạy cảm, sức khỏe của mẹ cũng có phần yếu hơn so với bình thường. Vì thế, mẹ cũng cần hết sức cẩn trọng khi đi bộ.
Vậy mẹ nên đi bộ như thế nào trong từng giai đoạn mang thai? Mẹ nên đi bộ bao lâu mỗi ngày? Theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, mẹ cần áp dụng cách đi bộ khác nhau ở mỗi giai đoạn của thai kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
3.1. Mẹ 3 tháng đầu thai kỳ nên đi bộ thế nào?
Mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng khi đang mang thai 3 tháng đầu
Tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm hết sức nhạy cảm ở mẹ bầu. Mẹ hãy bắt đầu đi bộ mỗi buổi từ 15 đến 20 phút, mỗi tuần thực hiện 3 ngày. Sau đó vài tuần, mẹ hãy điều chỉnh tăng tần suất lên 5 buổi mỗi tuần.
Tốc độ đi bộ của mẹ cần nhẹ nhàng. Nếu trước khi mang thai, mẹ đã có thói quen đi bộ thì mẹ có thể duy trì đi bộ với tần suất mỗi tuần 6 buổi, mỗi buổi từ 10 đến 20 phút. Sau một thời gian khi cơ thể đã quen dần, mẹ có thể nâng lên từ 20 đến 40 phút.
Mặc dù vậy, các bác sĩ sản khoa không khuyến khích mẹ bầu nên đi bộ trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do bào thai chưa phát triển ổn định. Đặc biệt, những chị em có tiền sử sảy thai hay mang thai khó thì càng không nên đi bộ nhiều vào thời gian này.
3.2. Mẹ ở tam cá nguyệt thứ hai nên đi bộ thế nào?
Ở tam cá nguyệt thứ hai, bụng của mẹ đã bắt đầu lớn dần, thực hiện các hoạt động thường ngày sẽ gặp khó khăn. Vì thế, mẹ cần chú ý tránh cho lưng bị áp lực. Mẹ hãy luôn nhớ rằng, lưng cần được giữ thẳng, mắt nhìn về phía trước, tay nắm hông để tránh bị khom lưng.
Mẹ bầu cần tránh đi bộ vào buổi tối để không bị vấp ngã. Trong trường hợp đang đi bộ mà cảm thấy mệt mỏi, mẹ nên dừng lại nghỉ ngơi. Khi bước sang thời kỳ này, mẹ bầu có thể đi bộ mỗi ngày từ 25 đến 40 phút, mỗi tuần từ 5 đến 6 ngày. Suốt buổi đi bộ, mẹ nên chọn giày mềm vừa chân, đồng thời kết hợp dùng áo mũ tránh nắng, gió, thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể.
3.3. Cách đi bộ cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên đi bộ từ 25 đến 50 phút mỗi ngày
Thường xuyên đi bộ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp cho mẹ bầu dễ trở dạ và vượt cạn an toàn với hình thức sinh thường. Bước vào giai đoạn này, mẹ bầu trông khá nặng nề và vất vả, do đó mẹ hãy đi bộ ở nơi bằng phẳng, thoáng đãng. Mẹ tuyệt đối không nên đi bộ trên đoạn đường mòn quá dài hoặc những khu vực có địa hình không bằng phẳng nhằm tránh gây mất thăng bằng khiến mẹ bị vấp té và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bước vào ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nhà, mỗi ngày đi từ 25 đến 50 phút, mỗi tuần từ 5 đến 6 ngày. Mẹ cũng có thể tham khảo chọn các bài tập đi bộ nhẹ nhàng với máy chạy bộ điện tại nhà nếu không có điều kiện ra ngoài trời. Vào những ngày hè nóng bức, mẹ nên đi bộ ở nơi có nhiều cây xanh, bóng râm, nơi mát mẻ, uống đầy đủ nước để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.
Bầu 4 tháng đi bộ nhiều có sao không? Nhìn chung việc đi bộ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ đối với bà bầu mà còn với em bé trong bụng. Tuy nhiên, việc đi bộ chỉ mang lại lợi ích khi bạn thực hiện đúng cách. Tập luyện quá sức hay đi bộ nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và trẻ. Trên đây là những chia sẻ về việc đi bộ như thế nào trong thai kỳ, chúc bạn và bé thật nhiều sức khỏe!
Hãy đi bộ hàng ngày nếu có thể, nhưng những lúc trờ mưa, nắng, ô nhiễm không khí chúng ta vẫn giữa thói quen đó cùng máy đi bộ Elip là sự lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe bạn và những người thân yêu. Để tiết kiệm chi phí chúng ta có thể chọn xe đạp tập tại nhà với mức giá chỉ từ 1- 5 triệu đồng hoặc mua trả góp 0% từ ELipsport trên toàn quốc nhé.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Mỗi ngày, mẹ nên đi bộ từ 15-20 phút để giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch.
Môn thể thao này không đòi hỏi mẹ bầu phải trang bị quá cầu kỳ, những gì bạn cần chỉ là một đôi giày chạy thoải mái và một chai nước.
Không sao nếu mẹ đi bộ đúng cách. Đối với các mẹ bầu từ 4 tháng trở lên nên cân đối thời gian và cường độ luyện tập do thời gian này em bé đã bắt đầu lớn và có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình luyện tập của bạn. Khi đi bộ các mẹ nên giữ ở tư thế thoải mái, tránh đi quá nhanh, va vào các chướng ngại vật hoặc té ngã và nên hít thở thật sâu để đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho bạn và cho trẻ.
Mẹ hãy bắt đầu đi bộ mỗi buổi từ 15 đến 20 phút, mỗi tuần thực hiện 3 ngày. Sau đó vài tuần, mẹ hãy điều chỉnh tăng tần suất lên 5 buổi mỗi tuần.
Khi bước sang thời kỳ này, mẹ bầu có thể đi bộ mỗi ngày từ 25 đến 40 phút, mỗi tuần từ 5 đến 6 ngày.