Bếp lửa, trắc nghiệm ngữ văn lớp 9 2022 | Mytranshop.com

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Bằng Việt, sinh năm 1941, tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng

– Quê: Thạch Thất – Hà Tây, nay thuộc Hà Nội (nhưng được sinh ra ở thành phố Huế)

– Là lớp nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ.

+ Ông tốt nghiệp khoa Pháp lý, trường đại học Kiev – Liên Xô, sau đó về Việt Nam làm ở Viện luật học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. Sau đó ông chuyển sang công tác vào Hội nhà văn Việt Nam

– Bắt đầu làm thơ từ năm 13 tuổi, nhưng mãi đến năm 1962 (tức năm 20 tuổi) ông mới được đăng bài thơ đầu tiên ( bài “Qua Trường Sơn”). Bên cạnh đó ông còn dịch thuật tác phẩm văn học.

2. Sự nghiệp

– Đặc điểm thơ: thể hiện loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức thơ đã có mặt ở Việt Nam và trên Thế giới.

– Đạt được nhiều giải thưởng danh giá: giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật ( 2001), giải thưởng văn học ASEAN 2003 cho tập thơ  “Ném câu thơ vào gió”, giải “Thành tựu trọn đời” của Hội nhà văn Hà Nội (2005)

–  Một số tác phẩm chính:

+ Tập thơ Hương cây – Bếp lửa (1986)

+ Bếp lửa – Khoảng trời (Tập thơ) (1986)

+ Tập thơ Ném câu thơ vào gió ( 2001)

 3. Bài thơ Bếp lửa

– Được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài, in trong tập

Hương cây – Bếp lửa, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ, in năm 1968.

– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dạy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dạy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà” chính là cảm hứng để nhà thơ viết nên bài thơ này

4. Bố cục: 4 phần

–  Phần 1: Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc, khơi nguồn cho mạch cảm xúc về hình ảnh người bà của tác giả

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Học tốt Hình học không gian với Bản đồ tư duy 2022 | Mytranshop.com

–  Phần 2: Khổ 2 +3 +4: Những kỉ niệm gắn bó với bà thời ấu thơ

–  Phần 3: Khổ thứ 5: Suy ngẫm của người cháu về hình ảnh bếp lửa gắn với tấm lòng của người bà.

–  Phần 4 : Khổ 6: Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương gia đình khôn nguôi da diết.

=> Bố cục được chia dựa trên nỗi nhớ , dòng hồi tưởng của người cháu, diễn ra từ hiện tại à kỉ niệm à hiện tại à suy ngẫm à hiện tại à nỗi nhớ khôn nguôi.

=> Tự nhiên hợp với cảm xúc tâm lí của một con người khi đứng trước một hình ảnh nỗi nhớ.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Từ hình ảnh bếp lửa, nhà thơ nhớ đến bà với những kỉ niệm thuở ấu thơ ( Khổ 1)

– Hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm” gợi nhắc đến những kỉ niệm thời thơ ấu. Những kí ức tươi đẹp này cũng hiện ra hư ảo, chờn vờn như ánh lửa trong tâm trí của người cháu

– Nhà thơp đã nhớ  lại tình cảm ấm áp, yêu thương mà mình đã may mắn được lĩnh trọn. Đồng thời là sự cảm động, nỗi nhớ thương người bà chịu thương chịu khó “biết mấy nắng mưa”.

– Nghệ thuật: điệp ngữ “một bếp lửa” được lặp lại 2 lần

ðGợi và duy trì mạch cảm xúc cho nhà thơ hồi tưởng và sáng tác.

2. Kỉ niệm thời ấu thơ ( khổ 2+3+4)

– Đó là kí ức về những năm tháng chiến tranh nghèo đói. Mẹ và cha bận công tác xa, cháu sống trong vòng tay cưu mang đùm bọc của bà. Có thể nói quá trình trưởng thành của người cháu luôn ấm đượm tình yêu thương của bà, điều đó khiến cho mỗi khi nhớ lại tác giả đều thấy  “ sống mũi còn cay”. Gửi gắm vào đó còn là lòng trân trọng, biết ơn dành cho bà thân yêu.

– Những kỉ niệm đó nhà thơ như in:

+ Hình ảnh bà nhóm bếp lửa , cháu cùng bà nhóm lửa, bà kể chuyện những ngày ở Huế, bà bảo ban những điều hay lẽ phải cho cháu; hình ảnh những năm tháng thôn làng bị cháy tàn cháy rụi do giặc đốt, cháu thương bà và hàng xóm bốn bên “ trở về lầm lụi” dựng lại túp lều tranh …

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 12 cách đắp mặt nạ bơ trắng da dễ làm, tiết kiệm chi phí 2022 | Mytranshop.com

+ Tiếng tu hú kêu vang trên những cánh đồng xa như một âm thanh quen thuộc của tuổi thơ cùng những suy nghĩ ngây ngô của con trẻ gắn với những kỉ niệm thân thương :

                                             “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

                                        Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

 + Sự vững lòng, hi sinh, chịu thương chịu khó của bà trước mọi hoàn cảnh gian nan khó khăn nhất đã truyền niềm tin và sức mạnh cho người cháu, là hậu phương vững chắc để giữ thế cân bằng trong cuộc sống, để mọi thứ trôi qua thật nhẹ nhàng, yên bình:

–  “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

     Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sắn

     Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

+ Điệp từ chỉ sự lặp đi lặp lại tuần hoàn “rồi sớm” – “rồi chiều” cho ta thấy được sự bền bỉ, chịu khó trong công việc hàng ngày giản dị của bà. Đồng thời điệp ngữ “Một ngon lửa” cũng được lặp lại 2 lần như khẳng định thêm được sức mạnh của ngọn lửa bà nhen mỗi sớm, mỗi chiều, nó chứa đựng niềm tin vào tương lai phía trước. Có thể nói, bếp lửa làm nồng ấm câu thơ còn ngọn lửa thì làm cho cây thơ thêm lung linh tỏa sáng và tiếp chạm, làm rung cảm nỗi lòng thân thương âm áp tới các thế hệ độc giả.

=> Bếp lửa đã chuyển hóa thành ngọn lửa – một ngọn lửa bất diệt khơi sáng niềm tin và giữ ấm những điều tốt đẹp và hạnh phúc.

 3.  Suy ngẫm của người cháu về hình ảnh bếp lửa gắn với tấm lòng của người bà

– Cả khổ thơ là lời tâm sự, giãi bày những tình cảm, suy nghĩ của người cháu về người bà thân yêu của mình. Công việc nhóm bếp lửa hàng ngày của bà có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng với đứa cháu. Nó như một nhịp điệu sống chảy cùng những năm tháng tuổi thơ khó khăn nhưng đầy ấm áp. Hơn thế nữa công việc rất giản đơn được bà làm rất đều đặn và hàng ngày ấy còn cho ta thấy được sự chịu thương chịu khó của người bà, nó mang lại cảm giác yên bình, ấm áp.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thép Ống Mạ Kẽm: quy cách, kích thước, thông số kỹ thuật 2022 | Mytranshop.com

– Động từ “nhóm” được lặp lại những 3 lần như khẳng định thêm ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ – ngọn lửa và bếp lửa. Nhóm lên những điều tốt đẹp nhất, đó là “niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi”, là “nồi xôi gạo mới dẻ chung vui”, là “những tâm tình tuổi nhỏ”.  Điều đó mới kì lạ và thiêng liêng làm sao!.

 4.  Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương gia đình khôn nguôi da diết

– Hình ảnh bếp lửa gắn với những kỉ niệm thân thương về người bà là những hoài niệm ân tình tha thiết và sâu nặng về tình cảm bà cháu. Điều này đã trở thành hành trang và tình cảm sống đẹp đẽ trong suốt cuộc đời sau này của người cháu

–  Qua  từng câu chữ, hình ảnh người bà được hiện lên thật lung linh đẹp đẽ,. Bài thơ còn là  tấm lòng của chính tác gải  tưởng nhớ tri ân, quý trọng và thương yêu người bà của mình. Những kỉ niệm ấy thật nồng ấm thắm thiết và thiêng liêng, đã chắp bút và nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn của tác giả một cách bền bỉ, vững chãi, chẳng thể nào quên.

 III. Tổng kết

1. Nội dung

–  Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

2.  Nghệ thuật

– Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công ở bài thơ còn được thể hiện ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa, gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.

 

 

 

 

Leave a Comment