Bị đau chân phải làm sao? Phân loại nguyên nhân để chữa trị hiệu quả nhất 2022 | Mytranshop.com

Bị đau chân phải làm sao? Đau chân có nhiều nguyên nhân dẫn tới cách điều trị khác nhau. Tham khảo ngay sự phân loại và các cách giảm đau tại nhà đơn giản qua bài viết sau đây.

Đau chân là tình trạng phổ biến có thể phát triển do hao mòn tự nhiên, sử dụng quá mức, chấn thương hoặc một tình trạng tiềm ẩn. Bạn có thể bị đau trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Vậy bạn đã biết cách làm sao để giảm bị đau chân chưa, nếu chưa thì hãy xem bài viết sau.

bị đau chân phải làm sao

Bị đau chân phải làm sao là câu hỏi không của riêng ai

1. Phân loại nguyên nhân đau chân 

Các lựa chọn điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mức độ nghiêm trọng của cơn đau chân. Đau chân có thể bao gồm các cơn đau ở những bộ phận khác nhau như đau đùi, đau khớp gối, đau bắp chân, đau bàn chân, đau cổ chân. Mỗi loại đau ở những vị trí khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, điều tiên, trong bài viết này sẽ phân loại các cơn đau.

1.1. Cơn đau chân sinh lý

Những cơn đau chân do chính hoạt động của bạn gây nên. Nguyên nhân thói quen sinh hoạt gây đau chân có thể kể tới như tập thể dục thể thao quá sức, đi bộ quá nhiều, đi du lịch leo núi hay chạy bộ đường dài. Chúng có thể gây ra căng cơ, bong gân, đau nhức xương khớp. Chúng không nghiêm trọng và chỉ cần bạn ngừng những hoạt động gây đau chân và một số cách giảm đau đơn giản tại nhà thì có thể khắp phục được.

1.2. Cơn đau chân do bệnh lý về xương khớp

Những cơn đau này có thể do viêm khớp gối, viêm khớp hông, viêm khớp mắt cá chân, đau thần kinh tọa, hẹp ống sống. Các loại bệnh này phổ biến hơn đối với người lớn tuổi do xương khớp ở chân bắt đầu yếu dần. Vì là sự lão hóa tự nhiên nên bạn cũng không cần quá lo lắng, các biện pháp đơn giản để giảm đau nhức được trình bày chi tiết hơn trong mục. 

1.3. Cơn đau chân là biến chứng hoặc dấu hiệu của một số bệnh lý khác

Những căn bệnh này có thể nguy hiểm hơn tới tính mạng của bạn. Cần chú ý những dấu hiệu của bệnh sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Bây giờ, cùng đi tìm hiểu từng cách giải quyết những vấn đề này. 

2. Bong gân, căng cơ dẫn tới bị đau chân phải làm sao?

Hầu hết các cơn đau cổ bàn chân hay đau đùi, mỏi bắp chân do tập thể dục có thể được điều trị mà không cần phải đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Tổn thương mô mềm bắt đầu cải thiện trong vài ngày đầu tiên với sự trợ giúp của một số mẹo tự chăm sóc đơn giản. 

2.1. Mát xa cơ chân 

Các cơ trên cơ thể cũng có một phạm vi chịu đựng. Tập thể dục thể thao với đôi chân là phần tập luyện chính, cường độ tập vượt quá phạm vi mà cơ có thể chịu tải được, đặc biệt là những người không thường xuyên vận động rất dễ để gây ra căng cơ bắp quá mức. 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Luật Bóng Đá Cho Thủ Môn Khi Thi Đấu 11 Người 2022 | Mytranshop.com

Lúc này, bạn hãy thực hiện biện pháp xoa bóp vùng cơ bị đau để thư giãn các cơ bị đau, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giảm mức độ đau nhức của cơ.

Nếu mát xa bằng tay, bạn mát xa từ dưới đầu gối dọc về phía háng, từ dưới cổ chân về phía đầu gối – tức là theo chiều từ dưới lên trên. Tiếp đến, dùng hai bàn tay ôm lấy bắp chân và xoa ngược hướng nhau (1 tay theo chiều kim đồng hồ còn 1 tay ngược chiều kim đồng hồ) xoa lên trên.

Còn nếu bạn thường xuyên tập thể dục và đau nhức chân thì mua một chiếc ghế massage toàn thân thực sự sẽ hữu ích. Đặc biệt nên chọn ghế có chức năng nhiệt làm ấm vùng bắp chân. Cùng với đó là con lăn dưới lòng bàn chân và túi khí bắp chân. Những tính năng này sẽ thư giãn toàn bộ đôi chân của bạn, giảm đau nhức sau 15 phút. 

Đau chân phải làm sao

Massage thủ công hoặc sử dụng ghế mát xa giảm đau chân

2.2. Nghỉ ngơi vùng đau nhức

Bị đau chân phải làm sao? Sử dụng đôi chân quá nhiều, thời gian dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra một lượng lớn axit lactic. Nếu không được phân hủy và thải ra ngoài kịp thời, khi tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra hiện tượng đau nhức chân, tê bì. Trong trường hợp này, bạn có thể làm giảm hiện tượng đau nhức cơ bắp, đẩy nhanh quá trình đào thải các chất chuyển hóa bằng cách cho chân nghỉ ngơi, đặc biệt trong 2-3 ngày đầu tiên. Những điều cần làm đó là: 

  • Nghỉ ngơi, tránh dồn trọng lượng lên bàn chân hoặc nếu bạn bị đau cổ chân thì đừng đồn trọng lượng lên chân đang bị đau.
  • Đừng tập thể dục, thay vào đó hãy thử vận ​​động nhẹ nhàng theo thời gian để ngăn vùng đó bị căng cứng. 
  • Nâng cao chân khi bạn ngồi hoặc nằm xuống cũng có thể hữu ích. 
  • Quấn băng quanh vùng bị đau, đủ chặt để hỗ trợ chân, nhưng không quá chặt, gây hạn chế lưu lượng máu. Nếu bạn bị đau ngón chân của mình, hãy đặt một miếng bông gòn nhỏ giữa ngón chân đó và ngón chân bên cạnh, sau đó băng chúng lại với nhau.
  • Nâng cao bàn chân để giảm sưng.
  • Thư giãn bằng các bài tập kéo căng. Các bài tập như ép chân với tường, ngồi gập người, đứng gập người, xoạc ngang, xoạc dọc,… đều rất hữu ích.

2.3. Đổi giày tập thể thao mới

Bị đau chân phải làm sao? Giày đi bộ không phù hợp, dù quá rộng hay quá nhỏ đều dễ gây chèn ép bàn chân và gây đau chân. Do đó, hãy đổi một đôi giày mới, nên chọn giày vào lúc 3 – 4 giờ chiều để có được kích thước chân chuẩn xác nhất. Tiếp đến, đảm bảo mang giày hỗ trợ vòm bàn chân và thoải mái khi mang. 

2.4. Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu bạn cảm thấy không thể chịu được cơn đau chân thì một số loại thuốc giảm đau chẳng hạn như aspirin không kê đơn, acetaminophen hoặc ibuprofen có thể hữu ích. Những loại thuốc không kê đơn này có thể có hiệu quả đối với một số loại đau chân khi dùng theo hướng dẫn.

2.5. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Bạn cũng có thể thử chườm nóng hoặc chườm lạnh, tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen và để chân nghỉ ngơi để giảm đau nhức 2 chân.

Trong 3 – 7 ngày đầu đau chân, hãy đặt một túi nước đá hoặc rau củ đông lạnh, phủ trong một miếng vải ẩm, lên vùng bị đau trong 20 phút mỗi 2-3 giờ. Tốt nhất là tránh tắm nước nóng, chườm nóng và rượu trong những ngày đầu tiên, vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc chữa lành.

Nếu tuần tiếp theo bạn vẫn còn đau chân thì bạn chuyển sang sử dụng nhiệt ấm để thư giãn chân. Và lúc này nên tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu tới chân. 

Nếu bạn thực hiện những điều được chuyên gia chia sẻ trên giúp giải đáp bị đau chân phải làm sao mà chân vẫn không thể cải thiện thì hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách khác để ngăn ngừa nguyên nhân cụ thể gây ra đau chân.

bị đau chân phải làm sao

Đau cổ chân nên làm gì? Hãy chườm nhiệt

3. Bị đau chân do bệnh xương khớp phải làm sao?

3.1. Cách điều trị bệnh viêm khớp

Dấu hiệu nhận biết bạn bị viêm khớp đó là ngoài triệu chứng đau chân thì còn có sưng, cứng khớp chỗ bị viêm. Các hoạt động của bạn trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là ngồi, đứng dậy, quỳ,.. Căn bệnh này đến nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Uống thuốc và tập thể dục các bài tăng cường sức mạnh cho khớp là cách duy nhất. 

3.2. Cách điều trị đau ê gót chân

Đau ê gót chân thường là do viêm cân gan chân gây ra, một tình trạng đôi khi còn được gọi là hội chứng gót chân. Có một số bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để khắc phục gót chân và ngăn ngừa đau nhức chân phải và chân trái như sau:

  • Cho bàn chân gót chân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
  • Chườm đá vào gót chân.
  • Căng cơ trước khi tập.
  • Mặc một nẹp ban đêm, một thiết bị đặc biệt giúp kéo giãn bàn chân khi bạn ngủ.
  • Sử dụng nâng gót hoặc nhét giày để giảm đau.
  • Vận động cơ thể khi hoạt động thể chất.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc khi cơ bắp của bạn bị đau.

3.3. Điều trị đau chân do hẹp ống sống, tổn thương cột sống

  • Đau thần kinh tọa có thể gây đau, cảm giác nóng rát, tê từ đùi đến cẳng chân, bàn chân của người bệnh. Để nhận biết mình có mắc bệnh không, bạn cần xác nhận cơn đau bắt đầu từ hông, qua mông cho tới hết bàn chân không. Nếu có thì rất có thể bạn đã mắc bệnh. 
  • Hẹp ống sống: không chỉ gây đau chân mà còn cảm giác chân tê, yếu hơn so với bình thường, thậm chí gây mất cảm giác thăng bằng trước đây. 

Với cả hai trường hợp này thì đều cần tới gặp bác sĩ. Uống thuốc và tập các bài kéo giãn cơ hông và chân là cách hiệu quả nhất tại nhà. 

Đau chân phải làm sao

Các bài kéo giãn hông, chân

4. Một số bệnh lý khiến bị đau chân phải làm sao?

4.1. Các bệnh gây đau chân

  • Xơ cứng động mạch chi dưới: Biểu hiện chủ yếu là chân tay lạnh, tê, đau từng cơn. Khoảng 8% đến 16% những người trên 60 tuổi có triệu chứng thiếu máu cục bộ chân tay. Hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ làm nặng thêm tiến triển của bệnh. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đau chân hoặc do bệnh về mắt: Đây không phải là một bệnh đơn lẻ ở mắt mà có liên quan mật thiết đến tình trạng toàn thân, đôi khi kèm theo các tổn thương toàn thân như loét miệng, ban đỏ da, … và chân một trong những biểu hiện.
  • Bệnh động mạch ngoại biên gây đau chân: Ngoài đau chân, nếu bạn bị tê, yếu, chuột rút chân, cảm giác chân lạnh và thậm chí chân chuyển sang màu sắc lạ thì rất cả thể bạn đã mắc bệnh. 
  • Huyết khối tĩnh mạch: Các cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở đùi, bắp chân gây đau nhức, sưng chân, nóng và đỏ chân. Cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay bởi căn bệnh này rất nguy hiểm. 
  • Giãn tĩnh mạch cũng có thể gây tê chân, đau chân, yếu chân và những đường tĩnh mạch nổi rõ trên da là dấu hiệu bệnh.

4.2. Cách điều trị 

  • Bị đau chân phải làm sao? Điều trị theo từng bệnh là cách tốt nhất, tức là bạn cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn nếu có những dấu hiệu trên đây.
  • Bỏ thuốc lá, ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ là cách kiểm soát các bệnh này tại nhà.
  • Tập thể dục thể thao như đi bộ, chạy bộ cũng rất hữu ích trong việc giảm sự phát triển bệnh.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Hạn chế uống rượu ở mức một ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ hoặc hai ly mỗi ngày nếu bạn là nam giới.
  • Theo dõi chỉ số cholesterol và huyết áp của bạn và thực hiện các bước để kiểm soát chúng.

Đau chân phải làm sao

Chạy bộ tại nhà

Thông qua bài viết của chuyên gia xương khớp chia sẻ về vấn đề bị đau chân phải làm sao, thì bạn đã nắm thêm được một số kiến thức về khắc phục đau chân nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó bạn hãy vận động đôi chân của mình với “Máy chạy bộ”, “Xe đạp tập” của thương hiệu thể thao Elipsport để có được đôi chân mạnh khỏe trong việc đi lại dễ dàng.

Bảo vệ đôi chân, cánh tay của bạn một cách chu toàn, cho chúng được massage, thư giãn trên ghế massage Elip cũng là cách hỗ trợ bảo vệ chúng. Bên cạnh đó bạn hãy vận rèn luyện thể dục đôi chân cánh tay của mình với may chạy bo dien, xe đạp tập,… của Tập đoàn thể thao Elipsport để có được đôi chân mạnh khỏe trong việc đi lại dễ dàng, cánh tay khoẻ mạnh có thể cầm và giữ đồ vật thoải mái.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Tập thể dục quá sức có thể gây ra căng cơ, bong gân, đau nhức xương khớp. Chúng không nghiêm trọng và chỉ cần bạn ngừng những hoạt động gây đau chân và một số cách giảm đau đơn giản tại nhà trong bài viết này thì có thể khắp phục được.

Tốt nhất là tránh tắm nước nóng, chườm nóng và rượu trong những ngày đầu tiên đau chân, vì chúng có thể ảnh hưởng đến việc chữa lành. Nên chườm nóng sau khoảng 1 tuần, nếu vẫn còn bị đau chân.

Câu trả lời là có ở giai đoạn đầu. Trong 1 tuần sau khi đau chân, hãy đặt một túi nước đá hoặc rau củ đông lạnh, phủ trong một miếng vải ẩm, lên vùng bị đau trong 20 phút mỗi 2-3 giờ.

Bạn nên nghỉ ngơi ở nhà nếu chân bị căng cơ, bong gân. Nếu đau chân do bệnh về xương khớp thì bạn nên vận động nhẹ nhàng, kéo giãn xương khớp.

Cho bàn chân gót chân nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, sau đó chườm đá vào gót chân trong 10 đến 15 phút hai lần một ngày, lấy thuốc giảm đau không kê đơn.

Leave a Comment