Bị ho khạc đờm màu vàng, xanh đặc kéo dài có nguy hiểm không? 2022 | Mytranshop.com

Ho ra đờm vàng là thế nào? Khi bạn ho ra chất nhầy, nó được gọi là đờm. Bạn có thể nhận thấy đờm có màu sắc khác nhau và luôn tự hỏi màu sắc đó có ý nghĩa gì? Những màu sắc sẽ phản ánh cơ thể của bạn đang gặp tình trạng bệnh nặng hay nhẹ!

Ho là tình trạng phổ biến mà ai cũng từng mắc phải. Tuy nhiên, nếu chẳng may ho ra đờm vàng thì đây là hiện tượng gì? Dưới đây là những chia sẻ cho bạn về các tình trạng khác nhau tạo ra đờm, tại sao nó có thể có màu sắc khác nhau và khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ. Cùng tìm hiểu điều đó qua nội dung của bài chia sẻ bên dưới nhé!

1. Tại sao đờm có màu?

Ho ra đờm vàng

Tại sao đờm có màu khi ho?

Đờm là một loại chất nhầy được tạo ra trong ngực và khí quản của bạn. Cơ thể thường không tiết ra một lượng đờm trừ khi bạn bị cảm lạnh hoặc có một số vấn đề về bệnh lý tiềm ẩn khác. 

Đờm là một loại chất nhầy mà phổi của bạn sản xuất khi bạn ho. Bình thường, đờm không màu và trong suốt. Khi bạn ho ra đờm vàng hoặc xanh lá cây, điều đó thường có nghĩa là bạn đang bị nhiễm trùng hoặc tình trạng bệnh phổi khác.

Các đường dẫn khí của phổi liên tục tạo ra chất nhầy. Các tế bào lót đường thở có lông nhỏ gọi là lông mao. Các lông mao nhịp nhàng qua lại, quét chất nhầy ra khỏi đường thở và vào miệng. Chất nhầy mang theo bất kỳ phần tử lạ nào trên đường đi, như bụi bẩn, hoặc vi khuẩn. Điều này giúp đường thở luôn sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.

2. Tình trạng ho ra đờm vàng phản ánh điều gì?

Khi phổi bị nhiễm trùng, hoặc do viêm phế quản hoặc viêm phổi, chúng thường tạo ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Nhiễm trùng có thể khiến chất nhầy thay đổi từ chất lỏng loãng hơn trong suốt hoặc màu vàng nhạt sang chất đặc sệt hơn. Chất nhầy có thể trở nên đặc và có màu vàng hoặc xanh đậm hơn. Các tế bào bạch cầu chết và những thay đổi khác từ phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng gây ra sự thay đổi màu sắc này. Sự thay đổi màu sắc có nghĩa là cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng. 

Có một số bằng chứng cho thấy đờm màu xanh lá cây hoặc màu vàng thường do nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên thì mỗi màu sắc cũng cho ta thấy được phần nào bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải. 

Nếu bạn thấy ho ra đờm vàng hoặc xanh, đó thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chống lại nhiễm trùng. Màu sắc của chất nhầy đến từ các tế bào bạch cầu. Lúc đầu, bạn có thể nhận thấy đờm màu vàng, sau đó tiến triển thành đờm màu xanh lá cây. Sự thay đổi xảy ra tương ứng với mức độ nghiêm trọng và thời gian của bệnh tình.

Ho ra đờm vàng

Màu sắc của đờm khi ho có thể phản ánh điều gì?

Đờm màu xanh lá cây hoặc vàng thường do:

  • Viêm phế quản: Tình trạng này thường bắt đầu bằng biểu hiện ho khan và cuối cùng là hiện tượng đờm trong hoặc trắng. Theo thời gian, bạn có thể bắt đầu ho ra đờm vàng và xanh. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh có thể đang phát triển nặng từ virus sang vi khuẩn. Ho có thể kéo dài đến 90 ngày.
  • Giãn phế quản: Ho có đờm mủ vàng kéo dài, chất đờm đặc quánh, lượng đờm từ mức trung bình đến mức nhiều khiến cho người bệnh phải khạc nhổ cả ngày.
  • Viêm phổi: Đây thường là một biến chứng của một bệnh hô hấp khác. Khi bị viêm phổi, bạn có thể ho ra đờm có màu vàng, xanh lá cây hoặc đôi khi có máu. Các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại viêm phổi bạn đang mắc phải. Ho, sốt, ớn lạnh và khó thở là những triệu chứng phổ biến với tất cả các bệnh về viêm phổi.
  • Bệnh xơ nang: Đây là một bệnh lý về phổi mãn tính, nơi chất dịch tích tụ trong lá phổi. Bệnh này thường ảnh hưởng nặng đến trẻ em và thanh niên. Bệnh xơ nang có thể gây ra màu sắc đờm từ vàng, xanh lá cây đến nâu.
  • Viêm xoang: Bộ phận bị ảnh hưởng lớn nhất trong đường hô hấp chính là xoang hoặc đường hô hấp dưới. Bệnh nhiễm trùng xoang hay viêm xoang được gây ra do virus, dị ứng hoặc vi khuẩn. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ ho ra đờm vàng hoặc màu xanh lá cây, kèm theo là hiện tượng nghẹt mũi, nhỏ giọt sau, có áp lực trong khoang mũi.
  • Viêm phế quản mãn tính: Triệu chứng bệnh là lượng đờm khạc ra nhiều, khoảng 200ml mỗi ngày. Chất đờm nhầy, dính, bệnh nhân thường xuyên bị ho và khạc đờm vào buổi sáng.
  • Cảm cúm: Triệu chứng ho có đờm vàng với mức độ nhẹ là dấu hiệu của bệnh cảm cúm trước khi người bệnh xuất hiện những dấu hiệu khác nhau như sốt, đau đầu…

Ho ra đờm vàng

Viêm xoang có thể khiến bạn ho có đờm màu vàng

3. Phương pháp điều trị ho có đờm

Bạn có thể điều trị đờm nếu bạn gặp các triệu chứng nhẹ tại nhà. Nguyên nhân gây ra tình trạng ho khạc đờm màu vàng là do đường hô hấp bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Chính vì thế, người bệnh được chỉ định dùng thuốc kháng sinh và chống viêm để giảm ho đờm màu vàng. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần dùng thêm thuốc giảm ho trong trường hợp cơn ho kéo dài dai dẳng và dùng thuốc giãn phế quản khi lên những cơn khó thở. Bạn có thể thử dùng thuốc giảm ho không kê đơn chẳng hạn như dextromethorphan hoặc xi rô ho.  Bạn hãy trình bày tình trạng của mình với dược sĩ để họ có thể kê thuốc phù hợp cho bạn.

Mặc dù vậy, việc sử dụng thuốc tây kháng và diệt khuẩn, chống viêm, giảm ho, thuốc giãn phế quản đều dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, bạn cần dùng những biện pháp khác để giảm thiểu triệu chứng hiệu quả nhưng giúp hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Bạn có thể sử dụng bổ sung hoặc thay thế bằng thảo dược thuốc nam. Tuy nhiên, thuốc nam thường lành tính nên hiệu quả không ngay lập tức. Bạn cần uống ngay từ khi xuất hiện triệu chứng ho ra đờm vàng.

Ho ra đờm vàng

Súc miệng bằng nước muối giúp điều trị ho có đờm

Bạn cũng có thể thử các biện pháp để điều trị bệnh tại nhà như:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà: Giữ không khí ẩm có thể giúp làm long đờm và giúp bạn dễ ho ra hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối: Chuẩn bị một cốc nước ấm và pha với 1/2 đến 3/4 thìa muối và súc miệng. Giúp để làm lỏng chất nhầy do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang ảnh hưởng đến cổ họng của bạn.
  • Sử dụng dầu khuynh diệp: Tinh dầu này hoạt động bằng cách làm lỏng chất nhầy trong ngực của bạn.
  • Dùng thuốc không kê đơn: Thuốc như guaifenesin làm loãng chất nhầy của bạn để nó chảy ra dễ hơn và bạn có thể dễ dàng ho ra hơn. Thuốc này có công thức dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài, bạn nên đi khám. Họ có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra đờm và cách tốt nhất để điều trị nó.

4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ho có đờm?

Sau khi điều trị hiệu quả, người bệnh cũng cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh tái phát. Bệnh nhân hãy chú ý những điều sau nhằm phòng bệnh ho có đờm màu vàng:

  • Bảo vệ sức khỏe của phổi bằng cách tránh tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại, các vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng ngực và cổ vào mùa lạnh.
  • Uống nhiều nước để giúp làm loãng đờm.
  • Định kỳ giải độc và làm sạch phổi: Khi những yếu tố độc hại như bụi bẩn, khói thuốc lá, các hóa chất có độc tấn công và bám lại trong phổi, chúng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Do đó, điều quan trọng cần làm nhất để giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh lý ho có đờm là làm sạch và loại bỏ các độc tố trong phổi, giải độc cho phổi. Điều này càng thiết yếu với những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý mạn tính như COPD, viêm phế quản mạn, giãn phế quản… Bạn có thể sử dụng những thảo dược lành tính như lá oliu, xuyên tâm liên, cam thảo Ý, baicalin (trong hoàng cầm)… để đạt hiệu quả cao.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp: Bệnh nhân dễ bị mệt mỏi, suy kiệt do hệ miễn dịch suy yếu, bệnh tình sẽ càng thêm nặng. Vì thế, người bệnh cần có khẩu phần ăn uống với đầy đủ đường, protein, vitamin, chất béo. Bạn hãy ăn nhiều rau củ, trái cây với thành phần nhiều vitamin A, B2, C, D để tăng cường sức đề kháng.

Ho ra đờm vàng

Chế độ ăn uống đầy đủ sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh ho có đờm

  • Người bệnh hãy hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…
  • Việc uống nhiều thuốc kháng sinh sẽ khiến cho hệ vi sinh đường ruột dễ bị rối loạn. Do đó, người bệnh hãy ăn thêm nhiều loại thực phẩm giúp bổ sung lợi khuẩn để tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
  • Tuyệt đối tránh xa và không được dùng bất kỳ chất kích thích nào, điển hình như bia rượu, thuốc lá, cà phê…
  • Đảm bảo cho môi trường sống luôn sạch sẽ, tránh xa những nơi bị ô nhiễm bởi khói bụi. Bạn cần tự bảo vệ bản thân bằng biện pháp đeo khẩu trang trước khi đi ra ngoài đường.
  • Cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phổi hoạt động nhiều hơn. Nếu không có điều kiện tập thể dục ngoài trời, bạn có thể tập tại nhà với những thiết bị hỗ trợ như máy chạy bộ, xe đạp tập…
  • Người bệnh không nên dùng nhiều nước lạnh.
  • Hạn chế tình trạng há mồm khi ngủ vì điều này sẽ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng trực tiếp.
  • Thường xuyên đến bác sĩ thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, từ đó có được phương pháp điều trị bệnh sớm nhất, tránh bị biến chứng.

Ho ra đờm vàng và những màu sắc khác có thể cho biết được tình trạng bệnh của bạn có nhẹ hay nặng như thế nào. Để biết được cách điều trị bệnh ho tại nhà, bạn có thể tham khảo thêm tại elipsport.vn. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về tình trạng sức khỏe của mình và khắc phục đúng cách.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Ho là một triệu chứng tốt cho cơ thể, là phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống xuất đờm hay siêu vi ra khỏi cơ thể và phòng ngừa viêm phổi (chứ không phải ho nhiều làm trẻ bị viêm phổi). Và 99% các cơn ho ở trẻ là do virus.

Khi trẻ bị ho, bạn nên: Cho bé uống nhiều nước, nước ấm hoặc nước táo (nhất là cho trẻ từ 3 tháng – 1 tuổi chưa dùng được mật ong); Massage ngực và bụng cho trẻ để giữ ấm, giúp trẻ dễ chịu; Tắm nước ấm, tăng cường độ ẩm để giúp trẻ dễ chịu hơn; Cho trẻ ăn súp gà (trẻ trên 6 tháng).

Ho có đờm thường do viêm phổi, bệnh lao và ung thư là một trong số những nguyên nhân. Để biết chính xác có phải do ung thư hay không thì bạn nên đi khám bác sĩ.

Ho ra máu thường là biểu hiện của những bệnh lý đường hô hấp như: lao phổi, dãn phế quản, ung thư phổi, nhiễm trùng hô hấp, đôi khi nó là biểu hiện của bệnh lý tim mạch hẹp van 2 lá…

Xuất hiện ho có đờm là hậu quả của nhiều bệnh ở đường hô hấp như viêm họng, mũi, thanh khí quản, nhồi máu phổi, viêm phổi, hen phế quản…

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc, Trung, Nam gồm những gì? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment