Các phương châm hội thoại trong giao tiếp, trắc nghiệm ngữ văn lớp 9 2022 | Mytranshop.com

I. Phương châm về lượng

1. Ngữ liệu 1

An: – Cậu có biết bơi không?

Ba: – Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa

An: – Cậu học bơi ở đâu vậy ?

Ba: – Dĩ nhiên là học bơi ở dưới nước chứ còn ở đâu.

– Phân tích ngữ liệu:

(1) An hỏi Ba học bơi ở đâu mục đích muốn biết An học bơi ở chỗ nào (sông, hồ, bể bơi cụ thể nào đó…), tức nơi mà Ba học bơi.

(2) Câu trả lời của An không đánh trúng ý muốn mục đích Ba hỏi vì đương nhiên ai cũng biết học bơi thì phải học dưới nước chứ không thể nào học được trên bờ. Cách trả lời của An thừa, không cần thiết

–  Nhận xét:

+ An vi phạm phương châm về lượng ( tức nói bị thừa thông tin không cần thiết

2. Ngữ liệu 2

Mẹ : 

– Cô giáo cho con bài tập trong sách bài tập nào thế?

Nam: 

– Cô giáo con cho làm bài tập trong sách bài tập ạ!

– Phân tích ngữ liệu

(1)

   Mẹ hỏi với mục đích muốn biết con được làm bài tập trong sách bài tập nào ( tên sách bài tập cụ thể) , Trong khi người con không trả lời cụ thể tên sách. Việc trả lời trên chưa đáp ứng được mục đích hỏi của mẹ 

=> Nam cũng vi phạm phương châm về lượng ( trả lời thiếu nội dung thông tin)

3. Nhận xét

– Phương châm về lượng là cách nói đủ thông tin , không thừa không thiếu.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Uống thuốc bắc để tăng cân có tốt không? 2022 | Mytranshop.com

– Trong giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng được đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.

II. Phương châm về chất

1. Xét ngữ liệu và phân tích

* Ngữ liệu 1

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

Hai chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy một quả bí to, kêu lên:

– Chà ! Quả bí kia to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

– Thế thì đã lấy làm gì to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay:

– Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

– Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy ?

Anh kia giải thích:

– Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói sang chuyện khác

                                                            ( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

(1) Tại sao câu chuyện trên lại gây cười? Thông tin mà hai anh nói: “quả bí to bằng cả cái nhà và cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng” được cho là vô lí, thiếu tính xác thực. 

=>phê phán tính ba hoa, nói khoác

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Phòng tập Ecstasy Gym Club - Phan Chu Trinh 2022 | Mytranshop.com

2. Nhận xét

– Phương châm về chất là khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

III. Phương châm quan hệ

1. Ngữ liệu và phân tích

Lan:

– Tôi thích Sơn Tùng MTT vì nhạc của anh í chất
Hoa: – Đúng vậy nhạc cách mạng rất hay, mình cũng rất thích.

(1) Lan thích Sơn Tùng là ca sĩ nhạc trẻ .Hoa lại nói sang nhạc cách mạng là không cùng chủ đề.  Hoa không hiểu dòng nhạc và không hiểu ca sĩ mà Lan đang nói đến. Nếu muốn nói đến nhạc cách mạng thì Hoa phải dẫn dắt thêm chuyển sang chủ đề khác cho hợp lí.

=> Tình trạng “ông nói gà bà nói vịt”, ông nói một đằng, bà nói môt nèo, không hiểu ý lẫn nhau trong quá trình giao tiếp làm giao tiếp khó đạt hiệu quả.

2. Nhận xét

–  Phương châm quan hệ là khi giao tiếp cần phải nói đúng đề tài, tránh lạc đề.

IV. Phương châm lịch sự

1. Ngữ liệu

(1) Đi thưa về gửi

(2) Gọi dạ bảo vâng

(3) Một người đi đường vào một nhà dân hỏi : Xin lỗi bác cho tôi hỏi đường đi đến chợ trung tâm như thế nào ạ?

– Ta thấy người đi đường không có lỗi gì với nhà người dân. Tuy nhiên khi hỏi vẫn nói “ xin lỗi” ở đầu câu, đây không phải xin tha lỗi mà là xin lỗi do làm phiền. Nó thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với người bị nhờ vả. 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Làm thế nào để tăng cân với hạt chia ngay tại nhà? 2022 | Mytranshop.com

=> Người đi đường đã tuân thủ phương châm  lịch sự trong giao tiếp

– Nhận xét: Dùù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người giao tiếp như thế nào thì vẫn phải giữ được thái độ lịch sự, tôn trọng với người trong cuộc giao tiếp

V. Phương châm cách thức

1. Ngữ liệu

* Ngữ liệu 1 : Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ sau:

(1) Dây cà ra dây muống

(2) Lắp bắp như gà mắc tóc

(3) Lúng búng như ngậm hột thị

=> (1):chỉ cách nói rườm rà, dài dòng

     (2)và (3) : chỉ cách nói ấp úng, lắp bắp, mãi không diễn đạt được rõ ý muốn nói

* Ngữ liệu 2: Tôi tán thành với nhận định về bài hát của cô ấy

Hai cách hiểu :

+ “Tôi” tán thành với nhận định của cô ấy về một bài hát nào đó
+ “Tôi” tán thành với nhận định của một ai đó về bài hát của cô ấy

=> Cách nói trên làm cho người đọc sẽ hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau (đa nghĩa) => vi phạm phương châm cách thức.

2. Nhận xét

– Phương châm cách thức là trong khi giao tiếp cần phải diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, tránh để hiểu theo nhiều ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Comment