Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp? Ăn mặn có tăng huyết áp? 2022 | Mytranshop.com

Huyết áp là áp lực máu khi lưu thông qua các động mạch chủ. Do vậy, chúng có liên hệ trực tiếp với tình trạng sức khỏe. Vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp? Sự ảnh hưởng này như thế nào và chúng ta cần làm gì để giữ huyết áp được ổn định?

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp rất đa dạng, bao gồm cả các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể. Vậy những yếu tố này có ảnh hưởng cụ thể như thế nào? Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu với tập đoàn thể thao Elipsport nhé.

1. Khái niệm huyết áp là gì? 

Huyết áp là khái niệm của áp lực máu cần thiết tác động đến thành động mạch giúp đưa máu đi nuôi dưỡng các mô bên trong cơ thể. Huyết áp sẽ được tạo ra do lực tim co bóp và sức cản ở động mạch.

các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Đối với những người bình thường, huyết áp vào ban ngày sẽ cao hơn ban đêm. Vào khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng khi bạn ngủ say, huyết áp sẽ hạ xuống thấp nhất và cao lên vào thời điểm từ 8 đến 10 giờ sáng. Huyết áp thường tăng khi bạn vận động, cố gắng sức lực, bị căng thẳng thần kinh hay xúc động mạnh. Ngược lại, khi cơ thể bạn thư giãn, nghỉ ngơi thì huyết áp sẽ hạ xuống.

Nếu cơ thể bạn bị lạnh thì mạch sẽ co lại, hoặc bạn dùng thuốc co mạch, co bóp cơ tim, ăn thực phẩm mặn thì huyết áp sẽ tăng lên. Những người sống trong môi trường nóng bức bị ra nhiều mồ hôi, bệnh nhân tiêu chảy, người uống thuốc giãn mạch có khả năng bị hạ huyết áp.

Có 2 chỉ số thể hiện huyết áp bao gồm:

  • Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu với chỉ số bình thường là từ 90 đến 139 mm Hg.
  • Huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương với chỉ số bình thường là từ 60 đến 89 mm Hg.

Khi tim con người đập, huyết áp sẽ thay đổi từ áp lực tâm thu đến áp lực tâm trương. Khi máu đi theo động mạch di chuyển ra xa khỏi tim thì huyết áp sẽ giảm.

2. Thế nào là huyết áp cao, huyết áp thấp?

Huyết áp cao hay huyết áp thấp đều là tình trạng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Mọi người đều nên tìm hiểu và có kiến thức về các chỉ số của huyết áp nhằm theo dõi xem huyết áp của bản thân nằm trong vùng nào. Điều này sẽ giúp bạn có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn uống cùng lối sống phù hợp, bảo vệ sức khỏe.

  • Chỉ số huyết áp bình thường ở người trưởng thành là khi huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
  • Tình trạng huyết áp cao xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.
  • Tiền cao huyết áp là khi mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm ở mức giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương ở mức từ 80 đến 89 mmHg.
  • Tình trạng huyết áp thấp xảy ra khi chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Huyết áp cao hay huyết áp thấp đều không tốt cho sức khỏe

Để có thể kết luận một người có bị bệnh tăng huyết áp hay không, các bác sĩ chuyên khoa cần căn cứ vào trị số huyết áp theo dõi trong nhiều ngày. Chính vì thế, bệnh nhân cần được thường xuyên đo huyết áp, nhiều lần trong ngày và liên tục nhiều ngày. Người bệnh phải đo huyết áp ở cả 2 tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau ít nhất 1 phút ở tư thế đứng. Huyết áp sẽ cao lên khi cơ thể phải vận động quá sức, tinh thần lo âu, hồi hộp, căng thẳng và hạ xuống khi bạn bị mất sức, tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi, sử dụng thuốc giãn mạch… Chính vì thế, bạn cần có kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp để biết cách điều chỉnh.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp là gì?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, trong đó chúng ta có thể chia ra làm hai nhóm: Các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bên trong cơ thể

  • Nhịp đập và lực co bóp của tim: Tim co bóp mạnh sẽ đẩy một lượng máu lớn qua các mạch máu và tạo áp lực mạnh hơn đến các thành mạch máu, như vậy huyết áp sẽ cao hơn và ngược lại, tim co bóp yếu sẽ tạo áp lực yếu, huyết áp sẽ thấp hơn.
  • Sức cản của động mạch: Máu chảy qua động mạch luôn có sự ma sát với thành mạch tạo ra sức cản. Điều này có tác động lớn đến huyết áp. Nếu động mạch mềm mại, đàn hồi tốt thì lực ma sát sẽ giảm đi, máu lưu thông tốt hơn, huyết áp sẽ thấp. Ngược lại, nếu có tình trạng xơ vữa động mạch khiến động mạch khô cứng, không co giãn tốt thì lực ma sát sẽ tăng lên, kéo huyết áp tăng theo.

các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Diện tích mặt cắt của động mạch ảnh hưởng đến huyết áp

  • Diện tích mặt cắt của động mạch: Diện tích mặt cắt của động mạch thay đổi theo sự co giãn của mạch nên cũng ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp. Khi động mạch co, diện tích mặt cắt giảm thì huyết áp sẽ tăng lên và khi mạch giãn, diện tích mặt cắt tăng lên thì huyết áp sẽ giảm.
  • Lượng máu: Lượng máu cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp. Mạch máu có dung tích giới hạn nên nếu lượng máu nhiều, huyết áp sẽ cao và lượng máu ít, huyết áp sẽ thấp. Đó cũng chính là lý do vì sao khi mất máu, người ta sẽ có huyết áp thấp hơn bình thường.
  • Độ quánh của máu: Độ quánh của máu sẽ khiến cho chúng có tốc độ lưu thông trong mạch cao hay thấp. Máu cũng có nhiều thành phần như protein, muối, kim loại… nên mỗi người sẽ có độ quánh khác nhau. Nếu độ quánh của máu càng cao, cản trở sự lưu thông máu dẫn đến huyết áp sẽ càng cao và ngược lại.
  • Bệnh lý đi kèm: Bệnh tăng huyết áp thường xảy ra do nhiều căn bệnh lý như bệnh thận, u tủy thượng thận, hẹp động mạch thận, hội chứng Cushing, cường Aldosteron tiên phát (hội chứng Conn), bệnh lý tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… Ngoài ra, một số sản phụ được chẩn đoán tăng huyết áp khi mang thai.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc giảm đau như thuốc kháng viêm non steroid hoặc thuốc tránh thai, kết hợp một số loại thuốc lại với nhau cũng có khả năng gây tăng huyết áp bất ngờ. Vì thế, khi mắc bệnh, bạn cần đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhằm giải quyết kịp thời. Trong trường hợp tự ý sử dụng thuốc mà không được bác sĩ chỉ định thì có nguy cơ nhận phải những tổn hại nguy hiểm khó lường.

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bên ngoài cơ thể

các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến huyết áp

  • Tuổi tác: Những người lớn tuổi thường sẽ có huyết áp cao hơn người trẻ tuổi. Điều này là do động mạch ở người già cũng bị lão hóa, chúng co giãn kém hơn nên tạo ra lực ma sát khi máu lưu thông nhiều hơn và dẫn đến huyết áp cao hơn.
  • Chế độ sinh hoạt: Trong những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp bên ngoài cơ thể thì có lẽ chế độ sinh hoạt là ảnh hưởng nhiều nhất. Chế độ này bao gồm thức ăn, đồ uống, khẩu vị, vận động… Theo đó,những người béo phì, ít vận động, hút thuốc hoặc uống nhiều bia rượu sẽ có huyết áp cao hơn hơn so với những người bình thường. Đặc biệt, những người ăn mặn sẽ dễ gặp phải tình trạng huyết áp cao hơn những người ăn ít muối.
  • Đời sống tinh thần: Sự khỏe mạnh hay yếu ớt của tinh thần cũng sẽ ảnh hưởng đến huyết áp. Nếu có một đời sống tinh thần thường xuyên căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi sẽ có chỉ số huyết áp bất ổn hơn so với những người khác.

4. Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, ăn mặn là một trường hợp đặc biệt vì chúng có tác động rất lớn. Với những người bị huyết áp thấp, ăn mặn được khuyến khích vì chúng làm tăng huyết áp và ngược lại, những người cao huyết áp, thức ăn nhạt mới là thứ nên bổ sung vào thực đơn. Vậy tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp và có ảnh hưởng lớn như vậy?

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc ăn mặn khiến chúng ta có huyết áp cao hơn so với những người ăn bình thường. Tại Nhật Bản, một kết quả nghiên cứu cho thấy, những người sử dụng 25-30g muối mỗi ngày có tỉ lệ mắc cao huyết áp lên đến 40%, trong khi đó còn số này chỉ là 20% với những người ăn 10g muối mỗi ngày. Điều này được lý giải là do muối có tính hút nước và giữ nước. Lượng nước này đọng trong tế bào mạch máu, tạo thành sức cản khi máu lưu thông và khiến huyết áp tăng cao.

các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Chế độ ăn mặn làm tăng huyết áp

Ngoài ra, nguyên nhân của việc tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp còn được lý giải nhờ mối liên kết giữa muối và 2 chất Ouabain nội sinh cùng Angiotensin II – các chất này đều có tác dụng làm co mạch máu và tăng huyết áp. Một chế độ ăn mặn cùng các yếu tố tâm lý tiêu cực như lo lắng, stress…sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, dẫn đến tăng hấp thu Natri – thành phần có trong muối. Chất này khi vào trong tế bào sẽ tác động đến việc tăng co mạch máu, tăng sức cản và sẽ khiến huyết áp tăng theo.

Như vậy có thể thấy, việc ăn mặn có thể khiến huyết áp tăng cao và dẫn đến nguy cơ bệnh tăng huyết áp, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Trừ những người có huyết áp thấp, còn lại chúng ta nên hạn chế ăn mặn để bảo vệ sức khỏe tổng thể của bản thân cũng như tim mạch.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp sẽ quyết định trực tiếp đến việc chúng ta có huyết áp ổn định và sức khỏe tốt hay không. Trong đó, các yếu tố bên ngoài như ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao cũng không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn tác động đến cả các yếu tố bên trong như nhịp tim, lượng máu,…Do vậy, điều cần thiết là chúng ta nên xây dựng một lối sống lành mạnh nhằm đảm bảo sức khỏe, trong đó, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, phải dành ít nhất 30 mỗi ngày để tập thể dục tại nhà với những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như với xe đạp tập thể dục tại nhà và sử dụng kết hợp ghế massage toàn thân để tinh thần được thoải mái.

Bệnh huyết áp – kẻ thù của sức khỏe chúng ta và rất nguy hiểm đặc biệt với nhưng người cao tuổi khi trái gió , trỡ trời, hoặc mất ngủ hay stress thì nó sẽ thêm trần trọng vì vậy nếu bạn hay nhà có người thân bị hãy sáng suốt có một chế độ ăn phù hợp và tập luyện thường xuyên tại nhà hay thiền định hoặc yoga cùng Elipsport đẩy lùi bệnh tật bằng cách vận động mỗi ngày với máy chạy bộ Elipsport và xe đạp tập. Chỉ cần kiên trì, bạn sẽ có được sức mạnh bền bỉ, vững chắc như chiến binh trong thời đại mới.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim hoặc thậm chí tử vong.

Khi bị huyết áp thấp, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây ra các tổn thương cho các cơ quan này.

Bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên.

Huyết áp sẽ thay đổi theo tư thế là điều rất bình thường, một số nghiên cứu đã so sánh các giá trị huyết áp khi được đo ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa cho thấy huyết áp dao động từ 0 đến tối đa là 10 mmHg.

Bạn nên đo huyết áp vào buổi sáng khi mới thức dậy và trước khi bước ra khỏi giường.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Người Gầy Có Nên Ăn Nhiều Cơm Để Tăng Cân Không? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment