Cách đi giày trượt patin, chọn giày trượt patin như thế nào? 2022 | Mytranshop.com

Mùa hè đang dần đến gần thì những môn thể thao năng động lại được ưa chuộng hơn. Trong đó cách đi giày trượt patin đã được nhiều người tìm kiếm hơn. Bởi vì đây là môn thể thao năng động nhưng nó lại rất khó để học tập được.

Trượt patin là một bộ môn nghe có vẻ kỳ lạ nhưng nó lại được rất nhiều giới trẻ ưa chuộng. Với những ai đã có kinh nghiệm rồi thì sẽ rất vui vẻ nhưng với những ai không lần đầu tập thì cách đi giày trượt patin sẽ khá bỡ ngỡ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về những cách chọn giày cũng như cách chơi môn thể thao hiện đại này.

1. Cách chọn giày patin như thế nào?

cách đi giày trượt patin

Nên chọn giày patin thế nào?

1.1. Form giày

Về form giày, các bạn nên chọn các loại giày có form giày chắc chắn. Tốt nhất là loại có thể tháo rời phần boot ra để vệ sinh khi cần thiết, và vỏ ngoài giày được làm bằng nhựa để đảm bảo cho độ chắc chắn ôm vào chân khi trượt.

1.2. Boot giày

Boot giày phải đủ độ dày êm, lì. Bạn có thể kiểm tra khi bấm 2 ngón tay vào cảm thấy xẹp ít giúp chân người tập được êm và thoải mái khi trượt. Những yếu tố này sẽ tránh được những chấn thương khi trượt như: trẹo chân hay trầy da cổ chân do boot cọ vào trong quá trình tập luyện.

1.3. Fame giày

Đối với fame giày các bạn nên để ý lựa  những đôi giày có fame dày, cứng và làm bằng chất liệu từ hợp kim sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Như vậy fame sẽ không còn bị cong vênh khi chịu sức ép từ trọng lượng cơ thể khi bạn trượt.

1.4. Bánh giày

Bánh giày thì phải là loại bánh được làm bằng chất liệu polime hay cao su đặc. Lưu ý không nên dùng những loại giày có bánh từ nhựa bởi các loại bánh nhựa khi đi sẽ cứng làm người chơi thấy ko quen và dễ bị vỡ bánh khi tập ở nền không mịn và mượt.

1.5. Vòng bi

Với vòng bi thì bạn nên chọn vòng bi có thông số là abec7 trở lên. Tốt nhất không nên chọn những loại giày patin quay bằng trục, vì trục khi trượt sẽ rất nặng và nhanh hỏng. Đặc biệt là khó thay thế khi hỏng bởi đa số các loại giày bây giờ đều được sử dụng bằng vòng bi. Tùy từng loại giày mà độ trơn của vòng bi sẽ khá khác nhau cho dù cùng thông số.

1.6. Size giày

cách đi giày trượt patin

Nên chọn kích thước giày trượt patin phù hợp

Cái này cũng rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua khi mua giày đó là việc chọn size giày. Thông thường các bạn sẽ không biết nên chọn size giày như thế nào cho hợp lý và khi tập vẫn thoải mái? Một mẹo khi chọn giày patin là các bạn nên chọn đôi giày khi đi vào sẽ có cảm giác chân hơi chật 1 chút, phải ôm chân nhưng không được bẻ cong phần ngón chân. Tại sao như vậy ? Vì khi trượt 1 đôi giày rộng thì sẽ bị lắc cổ chân và cũng dễ bị trật chân, còn khi đi giày quá chật thì trong lúc bạn trượt sẽ bị đau ngón chân và mỏi chân.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cửa Hàng Bán Máy Chạy Bộ Tiền Giang 2022 | Mytranshop.com

2. Cách buộc giày patin

Buộc dây giày trượt patin là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong cách đi giày trượt patin. Có 3 kiểu buộc giày mà bạn có thể tham khảo là:

2.1. Kiểu buộc chéo Criss-Cross

  • Luồn thẳng dây qua lỗ xỏ dây hàng ngang đầu tiên từ dưới lên trên.
  • Ở mỗi lỗ xỏ nên vắt chéo dây này sang dây kia.
  • Dây bên phải đan chéo lên trước, tiếp đến dây bên trái thay phiên nhau.
  • Lần lượt đan dây với nhau cho đến cuối thì buộc lại.

2.2. Kiểu thắt dây chéo vắt lên trên

  • Luồn thẳng sợi dây qua lỗ xỏ hàng ngang đầu tiên theo hướng từ trên xuống dưới.
  • Tiếp tục chéo vào nhau đan xen như cách đã buộc Criss- Cross

2.3. Kiểu xỏ dây giày tạo lỗ hở

  • Luồn thẳng dây qua bên lỗ xỏ dây hàng ngang đầu tiên hướng từ dưới lên trên.
  • Luồn chéo nhau đan xen tương tự như cách buộc Criss-Cross, cho đến khi phần mu bàn chân thì dừng.
  • Luồn thẳng dây qua lỗ xỏ ngay bên cạnh để tạo ra được lỗ hở.
  • Tiếp tục luồn chéo nhau và đan xen như cách buộc Criss-Cross.

3. Cách đi giày trượt patin như thế nào?

3.1. Xỏ giày patin 

cách đi giày trượt patin

Xỏ giày trượt patin thế nào?

Xỏ giày trượt patin là một trong những bước bạn cần nắm trong quy trình cách đi giày trượt patin. Thoạt đầu thì ai cũng nghĩ là xỏ giày patin sẽ là bước cơ bản nhất, đơn giản nhất mà nhiều người khi hướng dẫn người mới thường sẽ trực tiếp bỏ qua. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên để ý kĩ những bước này và lưu ý một số điều như sau:

  • Trước khi xỏ chân vào giày patin nên nới lỏng cho 2 nút dây trên cùng ra và kéo lưỡi giày patin ra hẳn bên ngoài.
  • Xỏ chân vào giày 1 cách bình thường, điều chỉnh chân sao thoải mái nhất
  • Kéo lưỡi giày vào bên trong khóa trên, buộc lại dây giày và khóa giày lại.
  • Lưu ý nên khóa giày patin ở mức vừa phải, không nên khóa quá chặt sẽ dễ bị đau chân.

3.2. Tập làm quen và giữ thăng bằng với giày trượt patin

Trượt patin có khó không? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn lớn nhất khi bạn muốn làm quen với bộ môn này. Thực tế thì trượt patin không khó nếu bạn tự tin và tuân thủ từng nguyên tắc khi tập luyện. Một điều hết sức quan trọng mà bạn cần nhớ là vấn đề an toàn, trang bị đồ bảo hộ đầy đủ để có thể thoải mái tận hưởng niềm vui mà bộ môn này mang đến. Trước tiên, khi mang giày trượt patin vào, bạn cần biết làm quen và giữ thăng bằng trên giày trượt. Dáng trượt xấu hay đẹp cũng xuất phát từ bước này mà ra.

Trong cách đi giày trượt patin, bạn hãy học cách giữ thăng bằng khi đứng trên giày trượt. Đầu tiên, bạn hãy đứng với tư thế 2 mũi chân tạo thành hình chữ V, 2 gót chân giày chạm hoặc gần chạm với nhau. Đồng thời, bạn khom người xuống, 2 tay đặt trên 2 đầu gối, chân hơi chùng xuống một chút. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy bánh xe tự lăn mà bản thân không thể kiểm soát. Lúc này, bạn hãy bình tĩnh và cố giữ những động tác trên.

Để học cách giữ thăng bằng, bạn hãy đứng yên trong tư thế này tại chỗ khoảng 10 đến 15 phút. Nếu chưa đủ tự tin, bạn có thể thực hiện bước này nhiều lần.

3.3. Tập đứng lên và ngồi xuống

Sau khi đã khóa giày thì từ từ đứng thẳng dậy. Vì cỏ ma sát lớn nên bánh giày trượt patin sẽ không bị xoay và có thể đứng rất dễ dàng. Trường hợp nếu không tập ở sân cỏ, bạn nên chống hai tay vào đầu gối. Hãy từ từ đứng dậy nhưng vẫn giữ nguyên 2 tay ở phần đầu gối để có cảm giác chân mình cứng hơn và dễ thăng bằng hơn. Sau khi đã quen với việc đứng và chống hai tay vào đầu gối thì bạn từ từ bỏ tay ra và đứng thẳng người lên. Nên tập đứng tầm 2 đến 3 phút cho quen giày patin.

3.4. Tập đi

cách đi giày trượt patin

Cần học cách đi với giày trượt patin

Sau khi đã đứng vững trên đôi giày trượt patin, bạn hãy bắt đầu tập đi. Tưởng tượng mình đang đi trên một đôi giày trượt patin bình thường và đừng bao giờ nghĩ chuyện mình sẽ bị ngã  thì bạn sẽ biết trượt patin vô cùng nhanh. 

Bây giờ hãy nhẹ nhàng nhấc 1 bên chân của bạn lên, bước 1 bước thật ngắn và chậm, cách vị trí đặt chân cũ khoảng từ 5 đến 7 cm. Lưu ý khi bước chân lên hai chân của bạn vẫn phải xếp thành hình chữ V, phần gót chân trước gần sát vào vị trí ở 1/3  bàn chân sau được tính từ phần gót.

3.5. Tập trượt

Bạn vẫn bước đi như bình thường nhưng thay vào đó, mỗi bước đi bộ, bạn nhấc một chân lên khỏi mặt đất rồi lại đặt xuống và cố gắng trượt nhẹ cho phần giày lướt trên mặt đất 1 đoạn. 

Đầu gối hơi chùng lại và phần trọng tâm người đổ vào chân trước. Nhấc chân sau lên và thực hiện lại động tác tương tự chân trước. Lưu ý nên nhấc chân sau lên ngay sau khi chân trước chạm đất, không được để cho 2 chân nhau quá xa rồi mới nhất.

3.6. Học cách xử lý tình huống khi bị ngã

Trong quá trình tập trượt patin, bạn sẽ khó tránh khỏi những khoảnh khắc cơ thể không kiểm soát được, đôi chân không làm theo bộ não mách bảo khiến bạn bị té ngã. Học cách té ngã an toàn cũng là điều bạn cần quan tâm trong cách đi giày trượt patin.

Có 5 bước cơ bản giúp người mới tập trượt patin té ngã an toàn. Bạn hãy cố gắng tập và thực hiện thuần thục để bảo vệ cơ thể, tránh tối đa những chấn thương không đáng có:

  • Đầu tiên, bạn cần khuỵu 2 gối xuống.
  • Tiếp theo, 2 tay bản để ra phía trước, lòng bàn tay mở rộng và hướng cằm lên.
  • Bước 3, bạn hãy nghiêng người về phía trước sao cho cơ thể càng gần mặt đất càng tốt.
  • Kế tiếp, bạn hãy đổ người nhẹ nhàng, chống đầu gối xuống làm điểm tựa thứ nhất, dùng 2 tay để làm điểm tựa thứ 2. Cuối cùng, bạn trượt tay về phía trước nhưng lưu ý không duỗi thẳng tay.

cách đi giày trượt patin

Nên học cách xử lý tình huống khi bị ngã

3.7. Tập lướt trên hàng bánh lăn của giày

Để có thể lướt thuần thục trên hàng bánh lăn của giày patin, bạn cần thực hiện thuần thục những hướng dẫn di chuyển nhẹ nhàng trên. Khi đã quen thuộc với cách đi giày trượt patin, bạn sẽ điều khiển được cơ thể và đôi giày theo ý mình. Khi ấy, bạn có thể đẩy chân ra xa hơn, trượt giày với 1 chân trong thời gian lâu hơn. Kế tiếp, bạn đổi bên và đã có thể lướt trên đôi giày trượt patin một cách nhẹ nhàng rồi!

3.8. Học cách dừng lại khi đang trượt patin

Có 2 cách thắng giày patin cơ bản nhất mà bạn có thể thực hiện, đó là phanh gót đối với những đôi giày trượt patin có phần hãm ở gót giày phải và phanh chữ A.

Đối với cách phanh gót, bạn thực hiện như sau:

  • Ở tư thế đang trượt patin với 2 chân song song, bạn hãy dồn trọng tâm vào bên phía chân trái và giữ tư thế khuỵu chân trái xuống.
  • Tiếp theo, bạn đưa chân phải về phía trước với mũi chân nhón lên để phần thân tiếp xúc với mặt sàn.
  • Cuối cùng, bạn dồn lực vào gót chân phải để giảm tốc độ trượt.

Các bước thực hiện cách phanh chữ A như sau:

  • Bạn đặt 2 chân thành hình chữ V và trượt 2 chân về phía trước.
  • Tiếp theo, bạn khép 2 đầu gối lại, 2 mũi chân chụm lại vào nhau tạo thành tư thế chữ A.

Theo như những thông tin tại bài viết trên thì cách đi giày trượt patin đã giúp bạn có thêm những cái nhìn mới về việc tiếp nhận môn thể thao mới lạ này chưa? Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tập luyện thêm những bài thể dục đơn giản tại nhà với dụng cụ hỗ trợ như xe đạp tập, máy chạy bộ để tăng cường đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác về thể thao hoặc thiết bị tập luyện tại elipsport.vn nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Về form giày, bạn nên chọn các loại giày có form giày chắc chắn. Tốt nhất là loại có thể tháo rời phần boot ra để vệ sinh khi cần thiết, và vỏ ngoài giày được làm bằng nhựa để đảm bảo cho độ chắc chắn ôm vào chân khi trượt.

Bạn cần chuẩn bị 6 miếng bảo vệ tay chân với 2 bàn tay, 2 bên khuỷu tay, 2 đầu gối chân và mũ bảo hiểm.

Với vòng bi, bạn nên chọn vòng bi có thông số là abec7 trở lên. Tốt nhất không nên chọn những loại giày patin quay bằng trục, vì trục khi trượt sẽ rất nặng và nhanh hỏng. Đặc biệt là khó thay thế khi hỏng bởi đa số các loại giày bây giờ đều được sử dụng bằng vòng bi. Tùy từng loại giày mà độ trơn của vòng bi sẽ khá khác nhau cho dù cùng thông số.

Patin là bộ môn chỉ hợp với những bé trên 3 tuổi. Các bé dưới 3 tuổi xương khớp còn yếu, chưa hoàn thiện nên việc cho bé tập patin là rất nguy hiểm.

Khi trượt patin, chúng ta vẫn bước đi như bình thường nhưng thay vào đó, mỗi bước đi bộ, nhấc một chân lên khỏi mặt đất rồi lại đặt xuống và cố gắng trượt nhẹ cho phần giày lướt trên mặt đất 1 đoạn. Đầu gối hơi chùng lại và phần trọng tâm người đổ vào chân trước. Nhấc chân sau lên và thực hiện lại động tác tương tự chân trước. Lưu ý nên nhấc chân sau lên ngay sau khi chân trước chạm đất, không được để cho 2 chân nhau quá xa rồi mới nhất.

Leave a Comment