Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng 2022 | Mytranshop.com

1. Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng

a) Chất

Ví dụ:

– Nguyên tố Cu:

+ nguyên tử lượng = 63,54

+ t0 nóng chảy = 10830C

+ t0 sôi             = 28800C

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác.

b) Lượng 

VD: – Cái bảng có chiều dài là 3m

        – Lớp 10A có 50 học sinh.

        – Bạn Nam học lớp 10…

Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có củasự vật hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), số lượng (ít, nhiều), tốc độ vận động (nhanh, chậm)…của sự vật và hiện tượng.

– Lượng không chỉ rõ được sự khác nhau giữa nó với cái khác.

* Tóm lại:

Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng của nó. Chất và lượng luôn luôn thống nhất với nhau, chất nào thì lượng ấy.

2. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

a) Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

* Ví dụ:

                  tăng t0 đến 100o

– H2O (lỏng) ——— →bay hơi(khí)

       (4,9 < điểm <5,0 –> (6,4 < điểm < 8,0…)

– Học lực: yếu →  TB    →  Khá   →  G

* Nhận xét: Cách thức biển đổi của lượng.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Giá xây dựng nhà xưởng bao nhiều tiền? 2022 | Mytranshop.com

– Lượng biến đổi trước.

– Sự  biến đổi của các svht bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng.

– Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất.

* Độ: Là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.

* Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng.

b) Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.

– Chất biến đổi sau

– Chất biến đổi nhanh chóng

– Chất mới ra đời thay thế chất cũ. Khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó.

3.  Bài học:

– Sự vật hiện tượng phát triển bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của lượng.

– Lượng thay đổi dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất.

– Muốn có sự phát triển phải có quá trình tích luỹ dần về lượng.

– Trong học tập và rèn luyện, phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ.

– Tránh tư tưởng nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, hành động nửa vời, không triệt để thi không đem lại kết quả.

Leave a Comment