Cách trị móng chân bị đen giúp lấy lại chân xinh hoàn hảo 2022 | Mytranshop.com

Móng chân bị thâm đen gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của bàn chân. Cách trị móng chân bị đen như thế nào? Bạn hãy tham khảo những bí quyết được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này nhằm lấy lại vẻ đẹp cho đôi chân nhanh chóng.

Khi phát hiện móng chân bị thâm đen, nhiều chị em đã trở nên lo lắng và thấy mất tự tin khi phải xuất hiện trước đám đông. Tìm hiểu được nguyên nhân gây ra vấn đề này sẽ giúp chị em biết cách trị móng chân bị đen hiệu quả.

1. Nguyên nhân nào khiến cho móng chân bạn bị đen?

cách trị móng chân bị đen

Móng chân bị thâm đen do nhiều nguyên nhân gây ra

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng móng chân của bạn bị đen bao gồm:

  • Ngoại lực tác động lặp đi lặp lại: Bạn phải mang những đôi giày kém chất lượng để luyện tập thể thao, chạy bộ hàng ngày? Nếu cảm thấy chúng khiến ngón chân bị đau, nhất là ngón chân út thì mong chân của bạn sẽ rất dễ bị đen. Những đối tượng làm ngành nhà hàng thường phải mang giày búp bê đi lại hoặc đứng trong thời gian dài. Để khắc phục điều này, bạn hãy chọn mua những đôi giày với chất liệu tốt để chân không phải chịu đau nhiều và móng chân không bị đen.
  • Tụ máu dưới móng: Nếu bạn làm rơi một vật nặng lên chân thì mạch máu dưới móng có thể bị vỡ, máu chảy ra bên dưới móng. Hiện tượng máu tụ dưới móng rất dễ để nhận ra vì nó xuất hiện ngay lập tức sau khi bị tai nạn. Cục máu đông này hình thành sẽ khiến nạn nhân có cảm giác nhói đau và cơn đau này sẽ hết nếu chân được dùng đầu kim nhỏ để trích máu chảy ra ngoài. Quá trình này cần được bác sĩ thực hiện nhằm giảm nhẹ cả áp lực và màu đen dưới móng. Bạn không nên tự làm tại nhà để tránh mất vệ sinh, không hiệu quả và càng đau đớn hơn.
  • Móng chân bị nhiễm nấm sẽ khiến móng bị biến đổi thành nhiều màu sắc khác nhau như xanh tím, vàng, nâu, tím, xanh lá cây và đen. Đây là các màu sắc đặc trưng do nấm, nhất là khi có sự xuất hiện của lớp trắng bột trên móng với mùi khó chịu. Nếu nghĩ rằng mình bị nhiễm nấm, bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để lấy một mảnh từ phần tổn thương trên móng đi sinh thiết nhằm xác định bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của trường hợp nhiễm khuẩn mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một cách điều trị thích hợp, chẳng hạn như dùng thuốc bôi hoặc uống thuốc, điều trị bằng laser.
  • Tình trạng da bị rối loạn sắc tố khiến móng chân chuyển thành màu đen.
  • Bệnh ung thư da, cụ thể là u hắc tố có khả năng tiến triển dưới móng và gây cường sắc tố da. Bệnh này thường phát triển chậm và không gây đau đớn nên người bệnh sẽ khó phát hiện ra sớm. Khi rối loạn sắc tố lan ra khỏi móng tiến vào biểu bì sẽ vô cùng nguy hiểm, tuy bệnh này cực hiếm, dễ gây tử vong nhưng vẫn có thể được chữa trị nếu phát hiện bệnh sớm. Nếu bạn phát hiện móng chân từ từ thay đổi màu sắc nhưng không gặp chấn thương nào thì cần đến gặp bác sĩ. Trong trường hợp bạn có thói quen sơn móng chân thì mỗi khi tẩy móng, bạn hãy để ý kỹ nhằm phát hiện xem có dấu hiệu gì bất thường hay không.
  • Việc sử dụng sơn móng chân chất lượng kém, chứa thành phần gây hại cho móng chân sẽ làm cho móng chân bị biến thành màu đen.

2. Tổng hợp những cách trị móng chân bị đen

2.1. Cách chữa móng chân bị đen: Xử lý tụ máu dưới móng chân

cách trị móng chân bị đen

Bạn không được tác động lực lên móng chân bị thâm đen

Nếu ngón chân của bạn bị tổn thương và xuất hiện tình trạng tụ máu dưới móng thì bạn hãy thực hiện xử lý như sau:

  • Không để lực tác động lên móng chân bị tổn thương, tránh di chuyển và nên để chân nghỉ ngơi.
  • Thực hiện phương pháp chườm lạnh cho móng chân nếu chân bạn đang bị sưng hoặc tê.
  • Dùng băng gạc quấn xung quanh ngón chân bị thương nhằm hạn chế tình trạng tụ máu dưới móng chân khiến cho móng chân bị đen.
  • Khi nằm ngủ, bạn nên kê chân để tránh bị đụng đến móng chân bị thương.

2.2. Đi khám bác sĩ là cách chữa móng chân bị thâm đen tốt nhất

Nếu bạn nghi ngờ chân mình đang mắc phải tình trạng như rối loạn sắc tố da hoặc nấm móng thì hãy đi bác sĩ thăm khám nhanh chóng để nhận được sự chẩn đoán, tư vấn chuẩn xác và tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất. Để nhận biết mình có bị rối loạn sắc tố da hay không, bạn hãy để ý khi cắt móng cũ, móng mới mọc ra vẫn bị đen hoặc có đốm nâu thì nghĩa là bạn đã rơi vào trường hợp trên.

2.3. Cách trị móng chân bị đen: Dùng sơn móng chân chất lượng

cách trị móng chân bị đen

Sử dụng sơn móng chân chất lượng để móng không bị đen

Làm đẹp cho móng là điều được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên, sản phẩm nail đóng vai trò rất quan trọng nên bạn cần lựa chọn kỹ để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng. Các sản phẩm sơn móng chân chất lượng là một trong những ưu tiên nên đặt lên hàng đầu nếu bạn không muốn khiến cho bộ móng tay hay móng chân của mình bị hư tổn.

Để móng chân không bị đen, bạn hãy chọn các sản phẩm nước sơn móng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu nổi tiếng, tránh mua các loại sản phẩm bán trôi nổi với giá rẻ nhưng không đảm bảo. Có như vậy, chẳng những móng chân được lên màu đẹp mắt mà còn đánh bay nỗi lo bị thâm đen cùng những nguy hiểm đến sức khỏe sau này!

3. Cần lưu ý gì khi thực hiện những cách trị móng chân bị đen?

cách trị móng chân bị đen

Không nên tự ý dùng thuốc chữa nấm chân nếu chưa được bác sĩ chỉ định

  • Không nên tự ý sử dụng thuốc chữa nấm chân nếu chưa có sự thăm khám, chẩn đoán và kê toa của bác sĩ chuyên môn để tránh gặp phải tác dụng phụ không đáng có.
  • Khi phát hiện móng chân bị đen, bạn hãy dừng việc sử dụng nước sơn móng đang dùng.
  • Cần bảo vệ móng chân trong thời gian móng chưa hồi phục hoàn toàn.

Móng chân bị thâm đen chính là nỗi lo lắng và sự mặc cảm của nhiều chị em phụ nữ. Hy vọng rằng những cách trị móng chân bị đen được chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phục hồi lại màu móng chân hồng hào như bình thường. Đừng vì ham giá rẻ mà chọn mua các sản phẩm sơn móng kém chất lượng bạn nhé! Chúng có chứa hoạt chất gây tổn hại đến móng chân của bạn đấy!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng móng chân của bạn bị đen bao gồm: Ngoại lực tác động lặp đi lặp lại; Tụ máu dưới móng; Móng chân bị nhiễm nấm; Tình trạng da bị rối loạn sắc tố; Bệnh ung thư da; Sử dụng sơn móng chân chất lượng kém, chứa thành phần gây hại cho móng chân.

Nếu ngón chân của bạn bị tổn thương và xuất hiện tình trạng tụ máu dưới móng thì bạn hãy thực hiện xử lý như sau: Không để lực tác động lên móng chân bị tổn thương, tránh di chuyển và nên để chân nghỉ ngơi; Thực hiện phương pháp chườm lạnh cho móng chân nếu chân bạn đang bị sưng hoặc tê; Dùng băng gạc quấn xung quanh ngón chân bị thương nhằm hạn chế tình trạng tụ máu dưới móng chân khiến cho móng chân bị đen; Khi nằm ngủ, bạn nên kê chân để tránh bị đụng đến móng chân bị thương.

Nếu bạn nghi ngờ chân mình đang mắc phải tình trạng như rối loạn sắc tố da hoặc nấm móng thì hãy đi bác sĩ thăm khám nhanh chóng để nhận được sự chẩn đoán, tư vấn chuẩn xác và tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.

Các sản phẩm sơn móng chân chất lượng là một trong những ưu tiên nên đặt lên hàng đầu nếu bạn không muốn khiến cho bộ móng tay hay móng chân của mình bị hư tổn. Để móng chân không bị đen, bạn hãy chọn các sản phẩm nước sơn móng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu nổi tiếng, tránh mua các loại sản phẩm bán trôi nổi với giá rẻ nhưng không đảm bảo.

Trong quá trình điều trị móng chân bị đen, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc chữa nấm chân nếu chưa có sự thăm khám, chẩn đoán và kê toa của bác sĩ chuyên môn để tránh gặp phải tác dụng phụ không đáng có; Khi phát hiện móng chân bị đen, bạn hãy dừng việc sử dụng nước sơn móng đang dùng; Cần bảo vệ móng chân trong thời gian móng chưa hồi phục hoàn toàn.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chân Gà Bao Nhiêu Calo? Ăn Chân Gà Có Mập Lên Không? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment