Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song. 2022 | Mytranshop.com

A.LÍ THUYẾT

I. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.

1. Điều kiện cân bằng.

Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

2. Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng thực nghiệm.

– Trọng tâm: là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật (nằm trên giá của trọng lực)

– Cách xác định:

+ Bước 1: Buộc dây vào điểm A rồi treo vật lên. Trọng tâm sẽ nằm trên đường AB.

+ Bước 2:Sau đó dây vào điểm C rồi treo vật lên.Trọng tâm sẽ nằm trên đường CD.

+ Bước 3: Trọng tâm G là giao điểm của hai đường thẳng AB và CD.

– Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.

+Vật hình tam giác có trọng tâm nằm tại giao điểm của hai đường phân giác.

+ Vật hình tròn có trọng tâm tại tâm của hình.

+ Vật hình vuông, hình chữ nhật có trọng tâm nằm tại giao điểm của hai đường chéo.

II. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.

1. Qui tắc hợp lực hai lực có giá đồng qui.

Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng qui tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai véc tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng qui, rồi áp dụng qui tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nhãn bao nhiêu calo? Ăn nhãn có béo không? 2022 | Mytranshop.com

2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.

+ Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng qui.

+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

B.BÀI TẬP

DẠNG:Cân bằng của vật chịu tác dụng của các lực không song song

+  overset{to }{mathop{{{F}_{1}}}},uparrow downarrow overset{to }{mathop{{{F}_{2}}}},Rightarrow alpha =180

Rightarrow F=left| {{F}_{1}}-{{F}_{2}} right|

* Nếu : {{F}_{1}}={{F}_{2}}
Rightarrow F=0
vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng hay overset{to }{mathop{{{F}_{1}}}},And overset{to }{mathop{{{F}_{2}}}},trực đối.

* Nếu : vật chịu tác dụng của 3 lực cân bằng displaystyle overset{to }{mathop{{{F}_{1}}}},+overset{to }{mathop{{{F}_{2}}}},=-overset{to }{mathop{{{F}_{3}}}}, hay displaystyle overset{to }{mathop{{{F}_{12}}}},=-overset{to }{mathop{{{F}_{3}}}}, hợp lực của 2 lực cân bằng với lực thứ ba

overset{to }{mathop{{{F}_{1}}}},bot overset{to }{mathop{{{F}_{2}}}},Rightarrow alpha =90

Rightarrow F=sqrt{F_{1}^{2}+F_{2}^{2}}

2.Phương pháp giải

+ Vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật;

+ Viết phương trình (véc tơ) cân bằng;

+ Dùng phép chiếu để chuyển phương trình véc tơ về phương trình đại số;

+ Giải phương trình hoặc hệ phương trình để tìm các lực cần tìm.

Chuyển động tịnh tiến của vật rắn

* Công thức

    Biểu thức xác định gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến:

++ … + overset{to }{mathop{{{F}_{n}}}},= mdisplaystyle overset{to }{mathop{a}},.

* Phương pháp giải

+ Vẽ hình, xác định các lực tác dụng lên vật.

+ Viết biểu thức định luật II Niu-tơn (dạng véc tơ).

+ Chuyển biểu thức véc tơ về biểu thức đại số bằng phép chiếu.

+ Giải phương trình hoặc hệ phương trình để tìm các ẫn số

 

Leave a Comment