Chị em có nên tập Yoga trong thời kỳ kinh nguyệt không? 2022 | Mytranshop.com

Có nên tập yoga khi có kinh nguyệt không là một câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Vào những ngày, chị em này chỉ cần tránh những động tác nặng và hơn hết, bạn nên tập những động tác nhẹ nhàng dưới đây để giảm cơn đau bụng nhé!

Tập yoga là một trong những bộ môn phù hợp nhất cho phái đẹp nâng cao sức khỏe và cải thiện vóc dáng, giảm mỡ cho eo thon. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng phù hợp để chị em tập luyện. Nhiều người cho rằng vào những ngày đèn đỏ nên hạn chế và không cần tập yoga. Vậy có nên tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Có nên tập yoga khi có kinh nguyệt không?

có nên tập yoga khi có kinh nguyệt

Chị em trong ngày đèn đỏ có thể tập yoga tại nhà

Trong thời gian hành kinh, cơ thể của chị em thường có cảm giác mệt mỏi, hay bị đau bụng, đau lưng, tâm tính thất thường, rất hay cáu gắt. Nhiều người vẫn thường quan niệm rằng, khi đến ngày có kinh, chị em không nên tập thể dục. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không nên tập yoga.

Câu trả lời chính là có! Theo tiến sĩ Stacy Sims – nhà sinh lý học người Mỹ, trong thời kỳ đèn đỏ, phụ nữ vẫn hoàn toàn có thể tập yoga như bình thường. Lý giải điều này, tiến sĩ cho biết: Khi tập yoga, cơ thể sẽ giải phóng hormone Endorphin giúp bạn cảm thấy vui vẻ và dễ chịu hơn. Nhờ đó, hạn chế cảm giác những cơn đau bụng kinh hay đau lưng thường gặp. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý chỉ thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, không vận động quá mạnh trong thời gian này.

Chu kỳ kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Nếu gần đến ngày hành kinh mà bạn bị căng thẳng tâm lý hoặc thay đổi chế độ ăn uống thì chu kỳ của bạn cũng có thể sẽ thay đổi. Những chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều thì cũng sẽ có triệu chứng kinh nguyệt không giống với người bình thường. Trạng thái của kỳ đèn đỏ cũng phản ánh tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của chính bạn.

Trong thời gian hành kinh, bạn có thể chọn tập hoặc không tập yoga tùy thuộc vào cơ thể của mình. Nếu bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không thoải mái vì bị hành hạ bởi các triệu chứng kinh nguyệt thì bạn có thể lựa chọn nghỉ ngơi vì miễn cưỡng tập yoga sẽ khiến cho cơ thể gặp phải nhiều cảm xúc tiêu cực. Trong trường hợp cảm thấy khỏe hoặc mọi thứ diễn ra không quá tệ, bạn có thể tiếp tục tập yoga như lịch trình trước đây.

Việc tập yoga trong ngày đèn đỏ mang lại nhiều hữu ích cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn, thuyên giảm các triệu chứng đau mỏi lưng hông, đau bụng. Khi tập các bài yoga, cơ thể bạn sẽ tiết ra mồ hôi giúp giải phóng hormon endorphin làm giảm đau tự nhiên. Nhờ vậy, tâm trạng của bạn sẽ trở nên dễ chịu, thoải mái và lạc quan hơn. Tóm lại, có nên tập yoga khi có kinh nguyệt hay không đều tùy thuộc vào quyết định của bạn, nhưng bạn vẫn có thể tập bình thường.

2. Những bài tập yoga cần tránh trong thời kỳ đèn đỏ

2.1. Các bài tập yoga đảo người

Những bài tập đòi hỏi đưa người vào tư thế lộn ngược không nên tập vào thời kỳ kinh nguyệt. Bởi chúng có thể dẫn tới hiện tượng chảy ngược ống dẫn trứng. Đồng thời chị em cũng có thể gặp phải chứng lạc nội mạc tử cung khi thực hiện những tư thế yoga đảo ngược như: 

  • Tư thế trồng chuối yoga cơ bản, trồng chuối bằng một tay.
  • Tư thế uốn dẻo lưng Head To Foot Pose.
  • Tư thế con bọ cạp Handstand Scorpion.
  • Tư thế xoạc chân Standing Split.

2.2. Các bài tập yoga khó

có nên tập yoga khi có kinh nguyệt

Tránh tư thế đảo ngược và khó tập trong thời kỳ kinh nguyệt

Các bài tập yoga khó với nhiều kỹ thuật trong thao tác cũng không nên thực hiện khiến chị em bị kiệt sức và thêm mệt mỏi trong thời kỳ đèn đỏ. Thêm vào đó, chúng khiến cho vùng xương chậu bị co thắt và máu khó lưu thông hơn, khiến chị em càng đau bụng hơn. Một số tư thế nên tránh:

  • Các tư thế khóa cơ thể.
  • Động tác vặn người, xoắn người quá nhiều.
  • Động tác giữ thăng bằng cơ thể bằng tay như tư thế chim công, tư thế con quạ, …
  • Tư thế dùng nhiều lực từ phần bụng.

3. Những bài tập yoga giảm đau bụng thời kỳ kinh nguyệt

Ngoài câu hỏi có nên tập yoga khi có kinh nguyệt thì tập yoga có giúp giảm đau bụng không cũng rất được quan tâm. Thực tế, có khá nhiều tư thế yoga giúp máu lưu thông tốt hơn và giúp giảm các cơn đau hiệu quả. Những tư thế này sẽ được đề cập ngay sau đây.

3.1. Tư thế yoga Bound Angle Pose 

Có nên tập yoga khi có kinh nguyệt không? Câu trả lời là hoàn toàn nên nếu bạn lựa chọn tư thế Bound Angle Pose. Bài tập này giúp cơ thể bạn lưu thông máu tốt hơn, đặc biệt là tới vùng bụng.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản:

  • Ngồi thẳng lưng với hai chân đặt sát nhau và duỗi thẳng.
  • Kéo hai chân về phía sát người nhất có thể. Hai bàn chân chạm vào nhau. 
  • Đặt hai bàn tay lên hai chân và thư giãn cơ thể tại tư thế này.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng tay ấn hai đầu gối xuống sàn nhà 10 lần nhẹ nhàng.

3.2. Tư thế Reclined Bound Angle (Góc cố định nằm ngửa)

Đây là một tư thế yoga dành riêng cho chị em trong thời kỳ đèn đỏ. Bài tập này không chỉ kích thích cơ quan bụng như buồng trứng, tuyến tiền liệt hoạt động tốt hơn mà còn làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt, căng thẳng hiệu quả.

có nên tập yoga khi có kinh nguyệt

Tư thế reclined bound angle

Cách thực hiện:

  • Đặt một chiếc gối hoặc tấm chăn sau người.
  • Từ tư thế Bound Angle Pose trên, bạn từ từ hạ khuỷu tay rồi tới lưng ra phía sau cho tới khi toàn bộ thân trên nằm trên gối.
  • Hai đầu gối vẫn mở rộng sang hai bên. Để cảm thấy thoải mái hơn, hãy kê hai đầu gối bằng chăn hoặc vật mềm.
  • Thả lỏng toàn thân và giữ tư thế này 5 – 10 phút.

3.3. Tư thế yoga Reclining Twist (Nằm vặn người)

Tư thế Nghiêng người sang từng bên này là bài tập nhẹ nhàng giúp ngăn ngừa việc tắc nghẽn máu – một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt.

Cách thực hiện:

  • Nằm thẳng người trên thảm tập với hai cánh tay giang rộng sang hai bên người.
  • Từ từ nâng chân trái lên và gập sang bên phải cho tới khi đầu gối chân trái chạm sàn.
  • Tại tư thế này, chỉ có eo xoay theo chân, phần ngực và hai cánh tay vẫn giữ nguyên.
  • Giữ tư thế này 30 giây và nằm thẳng trở lại.
  • Tiếp tục xoay người sang trái với các động tác tương tự.

Ngoài các bài tập trên đây, tư thế em bé (Child’s Pose), tư thế gập người (Head to Knee Forward Bend – Janu Sirsasana) hay tư thế nâng chân cao (Inverted leg pose – Viparita Karani) cũng là những bài tập lý tưởng trong thời kỳ đèn đỏ.

4. Có nên đến lớp tập yoga trong ngày đèn đỏ hay không?

có nên tập yoga khi có kinh nguyệt

Bạn có thể tự tập yoga tại nhà thay vì đến lớp học

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì nếu có tập yoga trong ngày đèn đỏ thì chị em nên tập ở nhà thay vì đi đến lớp học. Họ lý giải rằng khi đến lớp yoga, chị em sẽ phải tuân thủ theo lịch tập và chương trình tập của giáo viên. Điều này có khả năng khiến cho cơ thể cảm thấy không thoải mái.

Để giúp việc đến lớp được dễ dàng hơn, chị em có thể chia sẻ với giáo viên vào đầu buổi tập rằng bản thân đang trong kỳ sinh lý. Việc này sẽ giúp giáo viên hỗ trợ bạn cân nhắc các tư thế phù hợp. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn thấy ái ngại về việc chia sẻ thì tốt nhất nên tự tập yoga tại nhà với các tư thế nhẹ nhàng. Nếu có điều kiện, bạn hãy có riêng một giáo viên dạy yoga cho mình. Tập yoga với giáo viên dạy kèm riêng sẽ giúp bạn chia sẻ trạng thái cơ thể mình trước buổi tập dễ dàng, giáo viên cũng sẽ điều chỉnh các tư thế sao cho phù hợp nhất với thể trạng của bạn.

5. Cần lưu ý gì khi tập yoga trong ngày đèn đỏ?

có nên tập yoga khi có kinh nguyệt

Bạn hãy chọn một tư thế tập yoga phù hợp nhất vào những ngày hành kinh

Tuy rằng phái nữ vẫn có thể tập yoga trong thời kỳ hành kinh nhưng chung quy lại, đây vẫn là thời gian nhạy cảm nhất của cơ thể phụ nữ. Vì thế, bạn cần chú ý những điều nếu muốn tập luyện yoga vào thời điểm này:

  • Khi tập yoga trong những ngày đèn đỏ, chị em tuyệt đối không được tập các tư thế ngược như tư thế trồng cây chuối, tư thế cái cày hay tư thế bò cạp… Theo nguyên lý trong bộ môn yoga, cơ thể bạn có một dòng khí sẽ chạy từ trên xuống. Nếu thực hiện tư thế đảo ngược thì dòng khí này cũng sẽ bị đảo ngược theo. Đối với những người khỏe mạnh bình thường thì tư thế này rất tốt. Tuy nhiên, ở các giai đoạn nhạy cảm thì việc tập luyện tư thế này sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ra nhiều vấn đề về sinh sản. Chưa hết, động tác đảo lộn này sẽ khiến cho tử cung bị kéo về hướng đầu cổ, dây chằng bị căng, có khả năng dẫn đến tình trạng tắc máu hoặc máu sẽ chảy nhiều hơn.
  • Một số tư thế yoga khác mà chị em cần tránh là vặn mình, gập người sâu, các tư thế đứng cần sử dụng nhiều lực ở vùng xương chậu và vùng bụng. Nguyên nhân là trong thời gian hành kinh, đa số chị em đều bị đau bụng, xương chậu thường co thắt. Việc thực hiện các động tác Yoga mạnh sẽ gây tác động đến vùng này và ngày càng làm nó đau hơn. Do vậy, bạn nên tập chuỗi các tư thế yoga nhẹ nhàng.
  • Vào ngày hành kinh, chị em phụ nữ không nên thực hiện kỹ thuật khóa cơ thể. Khi thực hiện động tác khóa cơ thì dòng khí trong cơ thể sẽ đi lên thay vì phải đi xuống. Nó sẽ gây ra tình trạng ép và co thắt vùng rốn, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
  • Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình và lựa chọn tập một tư thế yoga phù hợp nhất. Trong giai đoạn này, cơ thể nữ giới không thể tập luyện nhiều tư thế nên bạn đừng nên tập luyện quá sức. Việc tập yoga vừa phải với các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp sức khỏe thể chất và tinh thần được cải thiện tốt nhất.

Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc có nên tập yoga khi có kinh nguyệt không đồng thời tìm được cho bản thân những bài tập yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài yoga, việc sử dụng ghế massage ELIP của Tập đoàn thể thao Elipsport sản xuất cũng là một phương pháp đơn giản để lưu thông khí huyết, giảm đau lưng, mệt mỏi hiệu quả cho chị em, đặc biệt trong thời kỳ đèn đỏ.

Đôi khi các bài tập yoga gặp nhiều khó khăn khi bạn phải tập một mình, bạn cần có huấn luyện viên chuyên nghiệp để hướng dẫn và xem xét các tư thế tập có đúng chuẩn không? Để thuê một huấn luyện viên chuyên nghiệp rất tốn kém. Chúng tôi gợi ý thêm những cách rèn luyện nâng cao sức khỏe đó chính là chạy bộ và đạp xe. Để việc tập luyện trở nên dễ dàng bạn nên sở hữu một chiếc may chay bo tại nhà và chiếc xe đạp tập gym tại nhà. 2 thiết bị này sẽ khiến bạn đam mê việc tập thể dục nhiều hơn. Từ đó sức khỏe ngày càng tốt và thành công hơn. Ngoài ra sức khỏe tinh thần cũng nên được chú trọng, vì vậy việc sử dụng thêm một chiếc ghế mát xa sẽ xua tan những mệt nhọc, căng thẳng một cách dễ dàng.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Có. Khi tập yoga, cơ thể sẽ giải phóng hormone Endorphin giúp bạn cảm thấy vui vẻ và dễ chịu hơn. Nhờ đó, hạn chế cảm giác những cơn đau bụng kinh hay đau lưng thường gặp.

Việc tập yoga trong ngày đèn đỏ mang lại nhiều hữu ích cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp máu tuần hoàn tốt hơn, thuyên giảm các triệu chứng đau mỏi lưng hông, đau bụng. Khi tập các bài yoga, cơ thể bạn sẽ tiết ra mồ hôi giúp giải phóng hormon endorphin làm giảm đau tự nhiên. Nhờ vậy, tâm trạng của bạn sẽ trở nên dễ chịu, thoải mái và lạc quan hơn.

Những bài tập đòi hỏi đưa người vào tư thế lộn ngược không nên tập vào thời kỳ kinh nguyệt. Bởi chúng có thể dẫn tới hiện tượng chảy ngược ống dẫn trứng. Đồng thời chị em cũng có thể gặp phải chứng lạc nội mạc tử cung khi thực hiện những tư thế yoga đảo ngược như tư thế trồng chuối, uốn dẻo, con bọ cạp, xoạc chân…

Một số tư thế yoga khác mà chị em cần tránh là vặn mình, gập người sâu, các tư thế đứng cần sử dụng nhiều lực ở vùng xương chậu và vùng bụng. Nguyên nhân là trong thời gian hành kinh, đa số chị em đều bị đau bụng, xương chậu thường co thắt. Việc thực hiện các động tác Yoga mạnh sẽ gây tác động đến vùng này và ngày càng làm nó đau hơn. Do vậy, bạn nên tập chuỗi các tư thế yoga nhẹ nhàng.

Bạn có thể tập yoga khoảng 5 đến 10 phút mỗi ngày khi có kinh nguyệt.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Vợt cầu lông Yonex Astrox 77 có tốt không? Phù hợp cho ai? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment