I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
– Anh Thơ (1921-2005), Vương Kiều Ân, quê ở Hải Dương
– Tuổi thơ, Anh Thơ gắn bó với đồng ruộng.
– Anh Thơ tìm đến thơ ca như một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tể và tự khẳng định giá trị người phụ nữ trong xá hội đương thời.
– Anh Thơ có sở trường viết về cảnh săc nông thôn,gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta.
– Tác phẩm chính: Bức tranh quê, Kể chuyện Vũ Lăng,…
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ: được rút từ tập bức tranh quê năm 1941 đây là tập thơ đầu tay của Anh Thơ mang lại giải khuyến khích từ nhóm tự lực văn đoàn
b. Cảm xúc chủ đạo: bài thơ ghi lại cảm xúc nhẹ nhàng tinh tế của cái tôi trữ tình trước cảnh chiều xuân mưa phùn nơi đồng quê xứ Bắc
c. Bố cục: 3 phần:
– Phần 1 khổ 1: cảnh xuân trên bến vắng.
– Phần 2: khổ 2: cảnh xuân trên đường đê.
– Phần 3: khổ 3: cảnh xuân trong ruộng lúa.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cảnh xuân trên bến vắng
– “mưa đổ” nghe thì có vẻ như là mưa như trút hết nước xuống nhưng tiếp theo đó là “bụi” → cách tách từ mưa bụi thành mưa đổ bụi thật hàm xúc và nghệ thuật. Nó khiến cho câu thơ trở nên hay hơn. Từ láy “êm êm” càng thể hiện được sự nhẹ nhàng của mưa bụi.
– Đò được nhân hóa giống như con người, nằm biếng lười mặc cho nước trên sông trôi đi → không gian như vắng lặng.
– Quán tranh đứng im lìm trước làn mưa bay, trước con đò lười, một không gian vô cùng vắng lặng.
– Chòm xoan hoa tím rụng tơi bời → sự rơi rụng.
→ Bốn câu thơ đầu mang đến cho chúng ta một bức tranh quê nhẹ nhàng ấm áp, có cái gì đó mộc mạc giản dị. Tuy nhiên đẹp thì đẹp đấy nhưng nó mang một nỗi buồn vắng lặng, cỏ cây, quán tranh đều hiện lên vắng lặng như tờ.
2. Cảnh xuân trên bờ đê
– Nhà thơ hướng ánh mắt ra xa nhìn ngắm con đê, con đê hiện lên với hàng cỏ xanh mượt nhờ mưa bụi -> thấy được sự sống.
– Những con sáo đen sà xuống mổ vu vơ → cảnh tượng nên thơ trữ tình.
– Những cánh bướm rập rờn trước gió.
– Hình ảnh đàn trâu cúi ăn mưa là một hình ảnh nghệ thuật đẹp. Trâu thì ăn cỏ nhưng tác giả đã liên tưởng khi nó cúi xuống bờ cỏ ngập miệng ấy, những đám cỏ ướt nước giống như đang ăn mưa vậy.
→ Tóm lại những hình ảnh ấy hiện lên khiến cho những ai có một tuổi thơ ơ làng quê đều nhớ con đê quê mình.
3. Cảnh xuân trong ruộng
– Hoa lúa xanh rờn ướt những hạt mưa vương vấn bám lấy lá lúa không chịu rồi, nhưng cái ướt đó cũng chỉ là ướt lặng → thể hiện cái vắng lặng cô đơn.
– Những con cò con khi thấy động lại phút chốc bay ra từ đám lứa → hình ảnh cánh cò quen thuộc luôn đi liền với những cánh đồng lúa.
– Hình ảnh con người xuất hiện, người con gái xưa với hình ảnh áo yếm thắm → hình ảnh đẹp.
– Hoạt động gắn liền với cô gái là “cúi cuống cào cỏ” → nghệ thuật chơi chữ thật hay, câu thơ như được tăng thêm âm hưởng lao động.
→ Cảnh xuân trong đồng ruộng cũng tràn đầy sức sống nhưng nó không tươi vui mà vẫn mang một niềm u uất buồn buồn man mác.
III. TỔNG KẾT
– Bài thơ có những hình ảnh rất sinh động cụ thể gần gũi gắn bó với con người thôn quê. Những hình ảnh vào thơ Anh Thơ một cách tự nhiên chân thật mà vẫn tinh tế. Nhà thơ như đang cảm nhận được những bước đi lặng lẽ của mưa xuân, chạm đến từng bến đò, bờ đê, góc ruộng