Đau Mu Bàn Chân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? 2022 | Mytranshop.com

Đau mu bàn chân là một vấn đề nhiều người gặp phải. Cùng tìm hiểu căn bệnh này là gì, có đáng lo ngại không và cách giảm đau đơn giản, hiệu quả cũng như cách phòng ngừa tình trạng đau phần mu bàn chân trong bài viết sau đây. 

Chân được tạo thành không chỉ bởi xương cùng cơ, còn bởi dây chằng và gân. Các bộ phận này chịu áp lực lớn trên việc chịu sức nặng của cơ thể nhưng lại ít được quan tâm, chăm sóc. Chính vì vậy, rất nhiều người phải chịu đựng các cơn đau bàn chân.  

1. Hiện tượng đau mu bàn chân là gì?

Đau mu bàn chân là cảm giác đau khi đứng lên hoặc đi lại, vận động. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn hoạt động mạnh như chạy bộ, mang vác nặng. Và các cơn đau giảm bớt khi bạn ngồi hoặc nằm xuống. Cơn đau có thể xuất phát từ các gân, thớ cơ mu bàn chân. Điều này có thể là dấu hiệu bạn bị bong gân hoặc một số chấn thương khiến cơ gân mu bàn chân bị đau. Ngoài hiện tượng đau, bạn có thể cảm thấy: đỏ mu bàn chân, sưng quanh mu chân. 

đau mu bàn chân

Hiện tượng đau phần mu bàn chân

2. Đau vùng mu bàn chân có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau vùng mu bàn chân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

  • Bệnh mạch máu: Bệnh viêm tắc động mạch, hội chứng co mạch, u cuộn mạch, … Các căn bệnh này có thể được phát hiện bằng siêu âm mạch máu hoặc chụp hình động mạch.
  • Bệnh về dây thần kinh: Bệnh viêm thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa, … Ngoài đau vùng mu bàn chân, người bệnh sẽ cảm nhận được cảm giác tê, teo cơ, …
  • Bệnh xương khớp: Bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, nứt xương, … Người bệnh cần xét nghiệm máu, chụp CT hoặc chụp MRI để phát hiện.
  • Bệnh gân cơ, dây chằng: Do gân cơ bị quá tải hoặc viêm cân gan chân, …
  • Bệnh u thần kinh gian ngón chân: Cảm giác đau tăng nhiều khi đi lại, mang giày chật hoặc giày cao gót. 
  • Bệnh hoại tử chỏm xương bàn chân: Thường gặp ở nữ, đau nhiều khi đi lại, chạy, nhảy. 
  • Chồi xương ở khớp cổ chân: Thường gặp ở người cao tuổi do khớp thoái hóa hoặc người trẻ đi lại nhiều gây khớp quá tải. Đau khi đi lại.

đau mu bàn chân

Chấn thương dẫn tới đau phần mu bàn chân

3. Cách điều trị đau phần mu bàn chân

3.1. Vật lý trị liệu

Sử dụng phương pháp vật lý cho những bệnh nhân thần kinh ngoại biên, viêm gân duỗi cũng như những tổn thương thần kinh mác.

3.2. Bó bột bàn chân

Nếu bị đau do chấn thương thì bó bột được đi giày cố định là phương pháp được sử dụng.

3.3. Sử dụng thuốc giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid giúp giảm viêm trong trường hợp viêm khớp, viêm do bệnh gout.

3.4. Điều trị tại nhà

  • Giảm áp lực cho bàn chân bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn. Hạn chế tối đa di chuyển. Có thể dùng thêm gậy hoặc nạng để trợ giúp.
  • Chườm túi đá lên mu bàn chân 20 phút. Thực hiện 3 – 5 lần mỗi ngày, liên tiếp 3 ngày sau chấn thương. 
  • Giữ bàn chân cao hơn bằng cách đặt chân lên gối, …
  • Chọn giày dép vừa chân, êm ái và thoải mái. 

đau mu bàn chân

Thư giãn chân để giảm đau

4. Phòng ngừa đau mu bàn chân

4.1. Giữ cân nặng lý tưởng

Giữ cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên mu bàn chân. Nhờ đó, mu bàn chân sẽ được giảm nguy cơ bị tổn thương và đau nhức. Để đạt được điều này, ngay từ bây giờ, bạn hãy xây dựng cho riêng mình thực đơn ăn uống lành mạnh cũng như thường xuyên dành thời gian chơi thể thao, tập thể dục.

đau mu bàn chân

Chạy bộ để giữ cân nặng hợp lý

4.2. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Thiếu nước là một nguyên nhân dẫn tới chuột rút, gây đau nhức mu bàn chân. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể mình, đặc biệt là khi vận động cường độ cao như lao động nặng, tập thể dục. Ngoài ra, nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, rau bina. Chúng giúp ngăn ngừa chuột rút.

4.3. Hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý 

  • Kết hợp việc đi lại và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Mang giày vừa chân. Mang giày quá chật có thể gây viêm tấy chân, phồng da chân, đau phần mu bàn chân.
  • Massage chân chuyên sâu giúp giải tỏa áp lực, căng thẳng ở bàn chân. Nhờ đó, ngăn ngừa các nguy cơ chấn thương chân có thể xảy ra. Bạn có thể dùng tay massage. Hoặc chuyên nghiệp hơn là sử dụng máy massage chân, ghế massage. 

đau mu bàn chân

Massage chuyên sâu bàn chân

4.4. Tập thể dục cho bàn chân

Theo tuổi tác, các cơ bắp chân có nguy cơ siết chặt, tạo nhiều áp lực lên mu bàn chân hơn. Bạn nên duỗi thẳng bắp chân thường xuyên bằng cách đi bộ hoặc tập thể dục để phòng ngừa chứng đau vùng mu bàn chân. Một số bài tập có thể kể đến như: đứng nhón gót chân, nằm sấp nâng chân, nằm nghiêng nâng chân, …

đau mu bàn chân

Một số bài tập tăng cường sức mạnh bàn chân

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức phù hợp để ngăn ngừa đau mu bàn chân. Tham khảo các dòng ghế matxa toàn thân chuyên sâu giúp giảm đau mỏi chân. Cũng như máy chạy thể dục, xe đạp tại chỗ giúp giữ cân nặng hợp lý của Tập đoàn thể thao Elipsport. Elipsport luôn đồng hành cùng mọi người Việt trên chặng đường kiến tạo nền tảng thể lực tuyệt vời.

Thảo Phạm

Bảo vệ đôi chân, cánh tay của bạn một cách chu toàn, cho chúng được massage, thư giãn trên ghế massage Elip cũng là cách hỗ trợ bảo vệ chúng. Bên cạnh đó bạn hãy vận rèn luyện thể dục đôi chân cánh tay của mình với may chạy bo dien, xe đạp tập,… của Tập đoàn thể thao Elipsport để có được đôi chân mạnh khỏe trong việc đi lại dễ dàng, cánh tay khoẻ mạnh có thể cầm và giữ đồ vật thoải mái.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Phóng xạ, trắc nghiệm vật lý lớp 12 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment