Đeo lens bị đỏ mắt phải làm sao? Nguyên nhân do đâu? 2022 | Mytranshop.com

Kính áp tròng là phụ kiện làm đẹp được nhiều chị em yêu thích. Nếu chẳng may bạn đeo lens bị đỏ mắt thì phải làm sao? Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này? Có cách nào phòng tránh hay không? Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn!

Đeo kính áp tròng để làm đẹp cho đôi mắt đã không còn là điều gì quá xa lạ đối với người trẻ hiện đại. Tuy nhiên, việc đeo thường xuyên và không đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy cho cửa sổ tâm hồn. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về việc đeo lens bị đỏ mắt để bạn có biện pháp xử lý nếu rơi vào tình huống này.

1. Vì sao đeo kính áp tròng bị đỏ mắt?

Nếu sử dụng kính áp tròng sai cách, mắt của bạn sẽ bị tổn thương. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho bạn đeo lens bị đỏ mắt:

  • Giác mạc thiếu oxy do bạn đeo kính áp tròng được làm từ chất liệu không đảm bảo và giác mạc không được cung cấp đủ oxy. Nhiều người bị cận nặng thường phải đeo lens dày nên lượng oxy được cung cấp cho giác mạc sẽ ít đi. Bạn có thể chọn mua kính áp tròng được sản xuất từ chất liệu Silicone Hydrogel giúp mắt trao đổi oxy dễ dàng hơn.
  • Đeo lens trong khoảng thời gian lâu cũng làm giảm sự trao đổi oxy của giác mạc, mắt bị khô, ít lượng khí được trao đổi hơn dẫn đến hiện tượng đeo lens lâu bị đỏ mắt.

đeo lens bị đỏ mắt

Đeo kính áp tròng bị đỏ mắt là do giác mạc thiếu oxy

  • Tân mạch giác mạc là triệu chứng mắt xuất hiện các vùng rìa cực trên giác mạc khiến mắt bị đỏ và nhức. Nếu bạn phát hiện phần tân mạch xuất hiện trong nhu mô giác mạc thì cần ngay lập tức tháo kính ra khỏi mắt. Nếu công việc bắt buộc phải dùng kính áp tròng thì bạn nên chọn loại có độ thẩm thấu oxy cao.
  • Viêm giác mạc do tròng kính bị nhiễm khuẩn vì bạn bảo quản không đúng cách. 
  • Nhiễm trùng do bạn chăm sóc mắt bị sai cách khiến cho mắt bị đỏ khi đeo lens. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do trong quá trình sử dụng, bạn dùng kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh khiến vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào mắt gây nhiễm trùng.
  • Dị ứng: Một số người bị đỏ mắt, sưng hoặc cộm khi đeo lens do hiện tượng mắt bị dị ứng với các thành phần của kính áp tròng hoặc những thành phần trong nước ngâm kính. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và tư vấn kỹ càng về một loại kính áp tròng và nước ngâm lens phù hợp.
  • Biến dạng và thay đổi độ cong của giác mạc: Việc bạn thường xuyên đeo kính áp tròng hoặc dùng kính không có độ cong phù hợp với giác mạc sẽ khiến mắt bạn bị thiếu oxy. Lâu ngày, giác mạc của mắt sẽ bị thay đổi độ cong, tầm nhìn của bạn dễ bị mờ khi chuyển sang đeo dạng kính gọng. Đây cũng là một lý do gây hiện tượng đeo kính áp tròng bị mờ mắt thường gặp.
  • Tổn thương do giác mạc cơ học: Tình trạng đeo kính áp tròng bị đỏ mắt cũng xảy ra do khi bạn tháo lens mạnh tay, móng tay dài chọc vào mắt hoặc dùng lens bìa cứng khiến giác mạc bị tổn thương cơ học dẫn đến đỏ mắt.

2. Bạn cần làm gì khi đeo lens bị đỏ mắt?

đeo lens bị đỏ mắt

Bạn cần làm gì khi đeo kính áp tròng khiến mắt bị đỏ?

3. Cách phòng ngừa hiện tượng đeo lens bị đỏ mắt

Sau khi đã biết được nguyên nhân khiến bạn bị đỏ mắt khi đeo kính áp tròng, bạn nên có cách phòng ngừa để không bị rơi vào tình huống khó chịu này, bao gồm:

  • Ngâm kính áp tròng mới mua đủ 6 – 8 tiếng trước khi đeo trong dung dịch ngâm lens chuyên dụng rồi mới sử dụng.
  • Trước khi đeo lens cần rửa tay sạch sẽ, không được để móng tay quá sắc nhọn vì đây sẽ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn dễ truyền sang mắt. Nên dùng dụng cụ đeo chuyên dụng để đảm bảo giữ vệ sinh.
  • Không nên đeo kính áp tròng khi ở môi trường khắc nghiệt, chẳng hạn như ở nơi có hơi nóng, nơi có nhiều bụi…
  • Cần vệ sinh sạch sẽ lens cũng như vật dụng đựng sau khi dùng xong kính áp tròng và bảo quản đúng cách kính trong nước ngâm chuyên dụng.

đeo lens bị đỏ mắt

Cần có dụng cụ chuyên dụng để đựng kính áp tròng

  • Thay mới nước ngâm lens mỗi 2 ngày một lần để loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong kính.
  • Trước và sau khi đeo kính áp tròng, bạn nên nhỏ thuốc chuyên dụng để mắt không bị khô và thư giãn mắt.
  • Để mắt được trao đổi oxy tốt hơn, bạn nên sử dụng các loại kính áp tròng được làm từ chất liệu có độ thẩm thấu oxy cao như Silicone Hydrogel nhằm hạn chế khô và đỏ mắt.
  • Một số tiêu chí bạn cần biết để chọn được một cặp kính áp tròng phù hợp với đôi mắt chính là: Đường kính của lens cận phải tương thích với đường kính mắt; Nếu bạn bị cận thị hay viễn thị thì cần được thăm khám chính xác để chọn được loại kính áp tròng thích hợp.

4. Tại sao đeo lens bị cay mắt?

Bên cạnh hiện tượng bị đỏ mắt, nhiều cô nàng còn bị cay mắt khi đeo lens. Một số nguyên nhân lý giải cho tình huống đeo lens bị cay mắt là:

  • Liên tục đeo lens trong thời gian dài sẽ làm bề mặt giác mạc bị hạn chế việc trao đổi oxy khiến cho mắt bị khô, cộm và cay. Để khắc phục, bạn chỉ nên đeo kính áp tròng từ 6 đến 8 tiếng một ngày để mắt điều tiết và giữ cho lens ở trạng thái tốt nhất.
  • Bạn tác động mạnh vào mắt khiến giác mạc bị tổn thương, chẳng hạn như dùng tay tháo kính hoặc đeo kính bị xước hoặc bị rách. Bạn cần thường xuyên kiểm tra xem kính áp tròng của mình có bị rách hay bị xước không để kịp thời thay mới tránh khiến giác mạc tổn thương. Bên cạnh đó, không nên đeo kính áp tròng bằng tay vì móng tay sắc nhọn sẽ khiến mắt bị viêm nhiễm, chưa kể làm rách hoặc xước lens.
  • Tại sao đeo lens bị cay mắt? Bạn có thể bị bụi bặm bay vào mắt khi đi đường hoặc do đeo kính áp tròng trước khi trang điểm làm các hạt phấn li ti bám vào bề mặt kính. Do đó, bạn cần vệ sinh lại kính và nên đeo lens trước khi trang điểm để hạn chế tình trạng này.

đeo lens bị đỏ mắt

Tại sao đeo lens lại bị cay mắt?

5. Cần lưu ý gì khi sử dụng kính áp tròng?

Kính áp tròng được xem là loại phụ kiện làm đẹp, mang đến sự thẩm mỹ cho đôi mắt, giúp những cô nàng cận thị hay viễn thị không bị phiền phức bởi cặp kính gọng vướng víu. Tuy nhiên, bạn cần chú ý những điều sau để luôn sở hữu một đôi mắt sáng khỏe khi sử dụng kính áp tròng:

  • Nếu trong quá trình sử dụng lens phát hiện mắt bị đỏ thì bạn hãy nhanh chóng tháo kính áp tròng ra, rửa sạch kính rồi ngâm lens trong dung dịch nước ngâm mới.
  • Tránh để nước máy rơi vào mắt, cho dù bạn có đang đeo kính áp tròng hay không. Trong nước máy có tồn tại 2 loại vi khuẩn acanthamoeba và Bacterial keratitis gây ra bệnh viêm giác mạc hoặc thậm chí gây mù nếu như thâm nhập vào mắt. Chúng có mặt trong nước máy sinh hoạt hàng ngày nên bạn cần phải cẩn thận, không được cho nước máy và cả nước trong hồ bơi tiếp xúc trực tiếp với mắt.
  • Thường xuyên sử dụng nước mắt nhân tạo khi đeo kính và khi tháo kính để đảm bảo mắt luôn hoạt động bình thường. Kính áp tròng sẽ khiến cho mắt của bạn bị mỏi và khô trong suốt quá trình đeo kính, do đó cung cấp độ ẩm cho mắt là điều hết sức cần thiết, hạn chế mắt gặp tình trạng bị khô và khó điều tiếp. Thành phần của các sản phẩm thuốc nhỏ mắt thường có chứa nước mắt nhân tạo để giúp mắt được cung cấp độ ẩm và hỗ trợ trao đổi oxy cho mắt.
  • Chú ý móng tay khi đeo kính áp tròng: Móng tay sắc và là nơi sinh sôi của nhiều loại vi khuẩn, có nguy cơ làm xước hoặc rách kính áp tròng. Nếu không cẩn thận, bạn có nguy cơ gây xước màng mắt giúp vi khuẩn xâm nhập vào mắt dễ dàng hơn.
  • Đeo kính áp tròng trước khi trang điểm: Điều cấm kỵ nhất mà bạn không nên làm chính là trang điểm xong mới đeo kính áp tròng. Nếu như lens không may bị dính phải một ít mascara hoặc bụi từ phấn mắt thì cũng có thể gây nhiễm trùng mắt. Chưa hết, đeo kính áp tròng sau khi trang điểm có khả năng làm nhòe đi lớp trang điểm mắt cầu kỳ mà bạn đã dày công tô vẽ.

đeo lens bị đỏ mắt

Bạn nên đeo kính áp tròng trước khi trang điểm

  • Nên tháo kính áp tròng ra ngay sau khi sử dụng: Theo nhiều báo cáo nghiên cứu, có trên 80% lượng oxy được cung cấp cho mắt là do sự trao đổi trực tiếp ở giác mạc. Đeo kính áp tròng đồng nghĩa với việc mắt bạn bị khô và thiếu oxy. Tình trạng này diễn ra ngày một nghiêm trọng sẽ gây nên hiện tượng loét giác mạc, tỉ lệ bị mù lòa cao. Do đó, ngay sau khi sử dụng kính áp tròng thì bạn nên tháo kính ra để mắt có thời gian thư giãn.
  • Luôn sử dụng kính chắn bụi khi đi ra đường: Trong không khí có tồn tại khá nhiều bụi, khói, chất hóa học độc hại với nồng độ cao. Nếu mắt bạn tiếp xúc lâu với lớp không khí bẩn này là không được che chắn, bảo vệ thì mắt sẽ ngày một yếu đi. Do đó, bạn hãy chuẩn bị cho mình một cặp kính chắn bụi khi đi ra đường để hạn chế tối đa tác động tiêu cực từ không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến mắt.
  • Bổ sung vitamin: Ngoài những biện pháp bên ngoài, bạn cũng phải tăng cường sức khỏe cho đôi mắt từ các yếu tố bên trong như chế độ dinh dưỡng. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nguồn vitamin A phong phú như cá, thịt bò, sữa, trái cây họ cam quýt, khoai lang… Một trong những loại thực phẩm đứng đầu danh sách tốt cho mắt chính là cà rốt. Lượng vitamin A và chất xơ có trong cà rốt sẽ giúp cho võng mạc khỏe mạnh, chất chống oxy hóa sẽ bảo vệ cho mắt không tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm và tránh tác hại từ ánh nắng mặt trời. Thêm vào đó, một số loại thực phẩm khác khá tốt cho mắt nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày là cải bó xôi, cải xoăn với lượng lutein giúp cho mắt luôn sáng khỏe và giảm tối đa tình trang thoái hóa điểm vàng.

Biết cách sử dụng kính áp tròng sẽ giúp bạn tránh khỏi nỗi lo đeo lens bị đỏ mắt. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Thêm vào đó, bạn cần chọn mua kính áp tròng chất lượng tại địa chỉ uy tín, có thương hiệu rõ ràng để bảo vệ đôi mắt an toàn. Chúc bạn có một đôi mắt đẹp!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Nếu sử dụng kính áp tròng sai cách, mắt của bạn sẽ bị tổn thương. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho bạn đeo lens bị đỏ mắt là: Giác mạc thiếu oxy do đeo kính áp tròng được làm từ chất liệu không đảm bảo, đeo lens trong khoảng thời gian lâu, bạn bị tân mạch giác mạc hoặc bị viêm giác mạc.

Khi bị đỏ mắt, bạn cần kiểm tra lại xem bạn đã đảm bảo tất cả các điều kiện vệ sinh hay chưa, kiểm tra BC (độ cong) của lens xem có phù hợp với mắt của bạn không. Nếu hiện tượng đeo mắt đó nghiêm trọng, bạn cần ngừng đeo kính và hỏi ý kiến của chuyên gia.

Bạn hãy ngâm kính áp tròng mới mua đủ 6 – 8 tiếng trước khi đeo trong dung dịch ngâm lens chuyên dụng rồi mới sử dụng.

Một số nguyên nhân lý giải cho tình huống đeo lens bị cay mắt là: Liên tục đeo lens trong thời gian dài sẽ làm bề mặt giác mạc bị hạn chế việc trao đổi oxy, tác động mạnh vào mắt khiến giác mạc bị tổn thương, dùng tay tháo kính, bị bụi bặm bay vào mắt khi đi đường, hoặc do đeo kính áp tròng trước khi trang điểm làm các hạt phấn li ti bám vào bề mặt kính.

Bạn nên đeo kính áp tròng từ 6 đến 8 tiếng một ngày để mắt điều tiết và giữ cho lens ở trạng thái tốt nhất.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Những Cách Đánh Cầu Lông Đơn Nữ Đạt Hiệu Quả Tốt 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment