Dọn về làng – Nông Quốc Chấn ( Đọc thêm ), trắc nghiệm ngữ văn lớp 12 2022 | Mytranshop.com

I.TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

– Nông Quốc Chấn (1923 – 2002) tên khai sinh là Nông Văn Quỳnh.

– Sinh ra tại Nông Sơn – Bắc Cạn.

– Nhà thơ sớm tham gia cách mạng và trưởng thành trong kháng chiến.

– Tác phẩm chính : tiếng ca người Việt Bắc, đèo gió, suối và biển và một số bài thơ tiếng tây khác.

– Thơ ông giản dị tự nhiên giàu chất đặc trưng của người miền núi.

– Bài thơ dọn về làng:

2. Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ này viết vào khoảng thời gian quê hương tác giả đang đấu tranh anh dũng với thực dân Pháp đầy đau thương mà anh dũng. Nhà thơ như ý thức được những mất mát đau thương cũng như tinh thần của nhân dân cho nên đã viết bài thơ này.

– Không những thế bài thơ này còn đạt được danh hiệu cao quý như: một trong những bài thơ hay của thế kỉ XX, đoạt giải nhì tại đêm liên hoan TNSV tại Đức.

– Chủ đề: nỗi thống khổ của nhân dân được diễn đạt rất cụ thể bằng những hình ảnh rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân tộc miền núi.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của thực dân Pháp

– Nỗi thống khổ của nhân dân:

Bằng hàng loạt các hình ảnh thơ Nông Quốc Chấn đã bày ra trước mắt ta những số phận con người Việt Nam mà cụ thể ở đây là những người dân tộc miền núi phải đối mặt khi thực dân Pháp xâm lược: “mấy năm” “quên tết quên rằm”, “chạy hết núi khe cay đắng…” “lán sụt”, nát cửa, vắt bám, mẹ địu lưng chạy con sau lưng tay dắt bà, vai đầy tay nải.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ký hiệu độ nhám bề mặt | Kiến Thức Xây Dựng 2022 | Mytranshop.com

→ Những hình ảnh ấy hiện lên chúng ta thấy được cảnh tượng tang hoang đổ nát của nhân dân miền núi khi thực dân Pháp tràn vào, cuộc sống yên ổn ấm no nay thay thế bằng những cuộc chạy trốn những lo âu thấp thoải.
– Tội ác của giặc Pháp: Lán đốt trơ trọi, súng nổ, tây lùng, áo quần bị vơ vét, cha bị bắt và đánh chết, chôn cất cha bằng khăn của mẹ

→Tội ác ấy nào hơn, chúng cướp miếng cơm manh áo còn nhẹ đây chúng cướp cả tính mạng nhân dân ta. Đó là tội ác không thể nào chấp nhận được. Chúng ác đến nỗi vơ vét quần áo để đến khi cha bị chúng nó đánh cho chết chỉ còn chiếc khăn của mẹ để chôn cất. Nhà thơ như nén cảm xúc, in sâu mối thù này trong lòng

2. Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng

– Lại một lần nữa nhà thơ sử dụng đến các từ gợi hình gợi thanh: Cười vang, xuống làng, ô tô kêu, trẻ con thì ríu rít…những động từ ấy cho thấy niềm hân hoan của người dân khi được tự do.

– Đặc biệt là câu thơ : “Mẹ Cao lạng hoàn toàn giải phóng – đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ”

→ điều đó nói lên sự hứa hẹn với người mẹ đồng thời nó mang nhiều cảm xúc suy ngẫm. Đó có thể là người mẹ của tác giả nhưng cũng có thể là người mẹ Tổ quốc.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Khám phá mẫu nhà 2 tầng 1 tum mái thái hiện đại tại Thái Bình 2022 | Mytranshop.com

→ Với ngôn ngữ mộc mạc, lời thơ giản dị, ý thơ cảm xúc cùng với những hình ảnh vô cùng chân thật nhà thơ đã mang đến cho chúng ta về những đau thương mất mát của nhân dân miền núi, và niềm vui khi được giải phóng.

3. Nghệ thuật màu sắc dân tộc

– Màu sắc dân tộc được thể hiện qua từ ngữ , hình ảnh thơ rất mộc mạc và chân thật: người như kiến súng như củi, người nói cỏ lay trong rừng rậm…

– Cách nói của người dân tộc: mày, tao…

III. TỔNG KẾT

Có thể nói đây là một bài thơ hay về nhân dân miền núi trong kháng chiến chống Pháp. Những con người ấy phải chịu những nỗi đau thương mất mát khi chúng đến và khi giải phóng họ thể hiện niềm vui hân hoan của mình. Nghệ thuật thơ mang đậm chất dân tộc.

Leave a Comment