DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
1. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
– Năng lượng của hệ sinh thái chủ yếu được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ các cấp → sinh vật phân huỷ → trả lại môi trường. Trong quá trình đó, năng lượng giảm dần qua các bậc dinh dưỡng.
+ Sản lượng sinh vật sơ cấp được các sinh vật sản suất (cây xanh, tảo, một số vi sinh vật tự dưỡng) tạo nên trong quá trình quang hợp và hoá tổng hợp.
Sản lượng sơ cấp thực tế = Sản lượng sơ cấp thô – sản lượng mất đi do hô hấp
+ Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật.
2. Hiệu suất sinh thái
– Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
– Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (chiếm khoảng 70%), phần năng lượng bị mất qua chất thải và các bộ phận rơi rụng là khoảng 10%, năng lượng chuyển lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%, năng lượng tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng chiếm khoảng 10%. Do có sự thất thoát năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng nên càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm.