Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp
1. Lựa chọn thuốc thử thích hợp để nhận biết các chất
a) Phương pháp
Dựa vào tính chất vật lí, hoá học (tuỳ theo đề bài) để nhận biết các hoá chất như dựa vào dấu hiệu về màu sắc, mùi và tính tan hoặc phản ứng tạo thành chất kết tủa, bay hơi.
b) Các loại thuốc thử thường dùng
(1) Quỳ tím:
– Nhận biết dung dịch axit quỳ tím hoá đỏ.
– Nhận biêt dung dịch bazơ quỳ tím hoá xanh.
(2) Phenolphtalein: Nhận biết dung dịch bazơ, phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng.
(3) Dung dịch AgNO3:
– Ion Cl-: Ag+ + Cl- → AgCl↓ (màu trắng)
– Ion Br-: Ag+ + Br- → AgBr↓ (màu vàng nhạt)
– Ion I-: Ag+ + I- → AgI↓ (màu vàng sậm).
2. Xác định khối lượng và nồng độ các hợp chất clorua
Phương pháp:
– Halogen đứng trước đẩy halogen đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
– Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải một cách nhanh chóng và đơn giản một số bài tập phức tạp.
– Có thể áp dụng phương pháp tăng hay giảm khối lượng muối khi chuyển từ muối này sang muối khác.
3. Flo có độ âm điện lớn nhất (3,98) và cấu hình electron không có obitan d từ dó dự đoán flo có tính oxi hoá rất mạnh, oxi hoá được tất cả các kim loại kể cả vàng và platin, trong hợp chất chỉ có số oxi hoá -1.
4. Quy luật biến đổi tính axit, tính khử của các axit halogen hiđric:
5. Hợp chất chứa oxi của brom, iot: tính bền, tính oxi hoá, tính axit kém hơn hợp chất tương ứng của clo.
6. Phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, Cl-, dùng AgNO3 làm thuốc thử:
NaF + AgNO3 → phản ứng không hoàn toàn
(Vì AgF dễ tan nên phản ứng giữa AgNO3 và NaF xảy ra không hoàn toàn)
NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3
(màu trắng)
NaBr + AgNO3 → AgBr ↓+ NaNO3
(màu vàng nhạt)
NaI + AgNO3 → AgI ↓+ NaNO3
(màu vàng)