Hiện Tượng Tụt Huyết Áp Là Gì? Bị Tụt Huyết Áp Có Nguy Hiểm Không? 2022 | Mytranshop.com

Hiện tượng bị tụt huyết áp diễn ra khá phổ biến trong đời sống và không ít người gặp phải tình trạng này. Vậy tụt huyết áp là gì? Chúng có những triệu chứng như thế nào và có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe hay không?

Bị tụt huyết áp không phải là tình trạng hiếm gặp đối với mọi người. Tuy nhiên, bản chất thực sự của tụt huyết áp là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp bạn có cách xử lý và phòng ngừa tốt nhất. Một số thông tin dưới đây của tập đoàn thể thao Elipsport hy vọng sẽ giúp chúng ta làm rõ hơn về vấn đề này.

1. Hiện tượng tụt huyết áp là gì?

bị tụt huyết áp

Tụt huyết áp là tình trạng thường gặp trong đời sống

Huyết áp là áp lực lưu thông máu qua các động mạch chủ và gồm 2 chỉ số: huyết áp tâm thu (áp lực máu lưu thông khi tim đập) và huyết áp tâm trương(áp lực máu lưu thông khi tim đã được bơm đầy máu và nghỉ giữa 2 nhịp đập). Vậy hạ huyết áp là gì?

Hạ huyết áp hay còn biết đến với tên gọi thông thường là tụt huyết áp là khi áp lực máu tác động lên thành động mạch đột ngột bị giảm xuống dưới mức trung bình. Người bình thường thường có huyết áp ở mức 120/80. Khi chỉ số này hạ thấp xuống dưới mức 90/60 thì đây chính biểu hiện chứng tỏ huyết áp tụt xuống. Khi xảy ra hiện tượng này, lượng máu lưu thông đến các cơ quan như não, phổi, thận… cũng sẽ hạ xuống theo.

2. Huyết áp tụt có nguy hiểm không?

Vì một nguyên nhân nào đó, hiện tượng tụt huyết áp vẫn xảy ra ở những người bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Với những người lớn có sức khỏe tốt, huyết áp tụt cũng không phải là vấn đề gì quá lớn lao. Hiện tượng này thậm chí còn thường xuyên diễn ra đối với các vận động viên có cường độ tập luyện cao và là minh chứng cho một sức khỏe tốt – điều này đã được tiến sĩ Sonia Anand đề cập trên Best Health. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên có huyết áp ở mức 90/60 nhưng không kèm theo bất kỳ một biểu hiện tiêu cực nào thì hãy yên tâm vì sức khỏe của bạn không đáng lo ngại.

3. Khi nào hiện tượng tụt huyết áp trở thành vấn đề với sức khỏe?

Như đã nói ở trên, với một người có sức khỏe bình thường thì huyết áp tụt không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu bạn có chỉ số huyết áp ở mức thấp kèm theo các triệu chứng tiêu cực hoặc gặp phải hiện tượng này sau chấn thương, mất máu, sốc phản vệ… thì chúng ta nhất định phải lưu ý. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu và những đối tượng nên cảnh giác nếu gặp phải tình trạng tụt huyết áp:

3.1. Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm

bị tụt huyết áp

Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu của bệnh tụt huyết áp

Đây là những dấu hiệu cơ bản và rất dễ nhận biết khi bị tụt huyết áp. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được đo huyết áp, thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Những dấu hiệu này sẽ là một mối nguy hiểm nếu bạn làm các công việc như lái xe, vận hành máy móc hoặc chăm sóc trẻ nhỏ…. Chính vì vậy, đừng lơ là với sức khỏe của mình khi gặp phải các triệu chứng tụt huyết áp như trên.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thi công xây nhà cấp 4 diện tích 100m2 giá bao nhiêu tiền? 2022 | Mytranshop.com

3.2. Người lớn tuổi bị tụt huyết áp

Nếu một người lớn tuổi có chỉ số huyết áp thấp hơn mức bình thường thì đó là vấn đề lớn. Cần biết rằng, tuổi tác có tác động lớn đến chỉ số này.

3.3. Huyết áp tụt ở phụ nữ mang thai

Với phụ nữ mang thai, hiện tượng tụt huyết áp thường gặp ở 24 tuần đầu thai kỳ. Chúng có thể gây nguy hiểm nếu lặp lại thường xuyên và kèm thêm các triệu chứng xây xẩm, chóng mặt…. Nếu cảm thấy tình trạng tiến triển xấu, bạn cần nói với bác sĩ để có những biện pháp kịp thời

4. Các kiểu huyết áp tụt thường gặp

4.1. Huyết áp tụt nguyên phát

Đây là hiện tượng hạ huyết áp thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 40 và nguyên nhân có thể do suy nhược cơ thể. Người bị bệnh tụt huyết áp nguyên phát có thể sẽ không thấy các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt,… và chỉ khi nào đo huyết áp mới phát hiện được cơ thể tụt huyết áp.

4.2. Huyết áp tụt theo tư thế

Người cao tuổi thường gặp hiện tượng tụt huyết áp này. Biểu hiện của chúng khá rõ ràng là khi thay đổi các tư thế đột ngột như đang nằm hoặc ngồi mà đứng lên sẽ gặp phải tình trạng choáng váng, chóng mặt… Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi đứng dậy, lực hấp dẫn khiến máu dồn xuống chân và cơ thể phải phản ứng bằng cách tăng co bóp để đẩy máu từ tim lên não, dẫn đến tình trạng tụt huyết áp.

4.3. Huyết áp tụt do sai các tín hiệu thần kinh

Tình trạng hạ huyết áp này thường gặp ở người trẻ tuổi, phổ biến nhất là khi phải đứng lâu. Khi đứng, máu sẽ dồn về chân do đó huyết áp sẽ giảm xuống. Lúc này, não sẽ phát đi các tín hiệu thần kinh yêu cầu điều chỉnh tăng huyết áp lên. Tuy nhiên, việc truyền tín hiệu có thể không có sự ăn khớp giữa tim và não dẫn đến việc huyết áp lại bị điều chỉnh giảm đi.

4.4. Huyết áp tụt sau khi ăn

bị tụt huyết áp

Người cao tuổi thường gặp hiện tượng tụt huyết áp sau ăn

Hiện tượng tụt huyết áp sau khi ăn phổ biến ở người cao tuổi. Khi ăn, lượng máu dồn về hệ tiêu hóa, cơ thể cần tăng nhịp tim và co bóp mạch máu để duy trì huyết áp ổn định, tuy nhiên ở người già, cơ chế này có thể không vận hành dẫn đến hạ huyết áp.

5. Cách xử lý khi bị tụt huyết áp

Xử lý tình trạng đúng cách sẽ giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, hạn chế được những chấn thương không đáng có. Ngay khi nhận thấy những triệu chứng đầu tiên hạ huyết áp, bạn hãy:

  • Ngồi hoặc nằm chậm rãi, từ từ xuống nơi bằng phẳng, tốt nhất là giường hoặc ghế dài, nâng hai chân lên cao.
  • Nhờ người giúp đỡ cho uống một ly nước có vị ngọt hoặc mặn. Nếu không có thì bạn có thể uống 2 ly nước đầy.
  • Sử dụng tay để dạy huyệt thái dương cho đến khi cảm thấy ổn trở lại.
  • Đến khi người bệnh cảm thấy đã trở lại bình thường, người bệnh hãy từ từ ngồi hoặc đứng dậy, không nên đứng nhanh vì tình trạng này có thể quay trở lại.
  • Nếu triệu chứng có đi kèm ăn kém, sốt cao, lú lẫn, sau khi nghỉ ngơi vẫn không cảm thấy khỏe hơn thì bệnh nhân hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời và tìm ra nguyên nhân chính xác.
  • Nếu công việc của bệnh nhân ở trên cao, phi công, lái xe thì bệnh nhân cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tầm soát nguyên nhân hạ huyết áp kỹ hơn.

6. Bệnh nhân bị tụt huyết áp nên làm gì?

Bạn hãy theo dõi triệu chứng tụt huyết áp và thực hiện những biện pháp đơn giản sau:

  • Ăn thức ăn có nhiều muối hơn: Chế độ ăn nhạt với lượng muối ít không tốt cho sức khỏe của người huyết áp thấp. Bạn hãy cân nhắc điều chỉnh lượng muối dung nạp vào cơ thể, không nên lạm dụng. Việc ăn mặn là con dao 2 lưỡi đối với những bệnh nhân tụt huyết áp.

bị tụt huyết áp

Ăn nhiều muối tốt hơn cho bệnh nhân huyết áp thấp

  • Ngồi trong tư thế vắt chéo chân: Tình trạng vắt chéo chân khi ngồi được chứng minh là có tác dụng giúp làm tăng huyết áp nhanh chóng và đơn giản. Những người bị huyết áp cao không nên ngồi tư thế này.
  • Uống nhiều nước: Điều này sẽ giúp thể tích máu tăng lên, giảm bớt một trong những nguy cơ khiến huyết áp hạ xuống. Việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể sẽ tránh mất nước. Người bệnh hãy uống nhiều nước lọc, cà phê, nước sâm hoặc nước trà…
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn: Ăn nhiều bữa trong ngày sẽ giúp bạn cải thiện và ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp.
  • Sử dụng vớ ép y khoa: Các loại vớ ép y khoa có công dụng giúp lượng máu đi xuống chân giảm, thay vì xuống chân, máu sẽ được vận chuyển đến các cơ quan khác, nhất là ở phần trên của cơ thể như não bộ, cải thiện tình trạng đau và giảm áp lực do giãn tĩnh mạch.
  • Uống thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh sẽ có tác dụng phụ là làm giảm huyết áp. Nếu như bạn gặp triệu chứng giảm huyết áp sau khi uống thuốc, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để họ có biện pháp điều chỉnh.

7. Bệnh nhân bị tụt huyết áp nên tránh làm gì?

Bạn hãy tránh thực hiện những việc sau đây khi bị giảm huyết áp:

  • Không được nâng vác vật nặng
  • Không nên đứng yên trong một thời gian dài
  • Hạn chế tiếp xúc với nước nóng quá lâu, tránh xông hơi
  • Tránh tiếp xúc với các loại thức uống có cồn như bia rượu
  • Không được đột ngột thay đổi tư thế.

bị tụt huyết áp

Người bệnh không được nâng vác vật nặng

8. Tác hại của bệnh tụt huyết áp

Đối với một người bình thường, hạ huyết áp có thể không phải là vấn đề lớn nhưng khi điều này tiến triển thành bệnh tụt huyết áp với các dấu hiệu nguy hiểm như đã cảnh báo bên trên, chúng có thể gây ra những tác hại lớn với sức khỏe:

  • Gặp tai nạn do ngất xỉu, chóng mặt: Điều này đặc biệt nguy hại nếu người bị tụt huyết áp đang lái xe hoặc vận hành máy móc, làm việc nặng…. Vì khi tụt huyết áp, cơ thể sẽ không đủ tỉnh táo để điều khiển hành vi, dẫn đến tai nạn.
  • Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Tụt huyết áp khiến máu không lên đủ để nuôi dưỡng các tế bào não, điều này kéo dài có thể dẫn đến teo não, nhũn não, hình thành máu đông… và đây là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Suy giảm trí nhớ, giảm chức năng sinh lý: Bệnh tụt huyết áp kéo dài khiến máu không đủ để nuôi dưỡng tế bào thần kinh dẫn đến trí nhớ bị suy giảm. Điều này cũng diễn ra tương tự với các cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, khiến chức năng sinh lý yếu dần hoặc không có ham muốn.
  • Tử vong: Nếu huyết áp tụt quá thấp, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều thiếu máu và oxy, người bệnh có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hiện tượng bị tụt huyết áp. Mong rằng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về hạ huyết áp là gì, khi nào chúng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe….. Bạn cũng hãy nhớ thêm rằng, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao thường xuyên chính là cách để giữ gìn sức khỏe cũng như ổn định huyết áp đấy. Tham khảo nhiều mẫu máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage đang bán chạy nhất hiện nay tại tập đoàn thể thao Elipsport để rèn luyện sức khỏe cho mình ngay bây giờ thôi. 

Khi huyết áp tăng cao, bạn sẽ thấy mỏi vai gáy, tim đập nhanh, nhức đầu dữ dội, mờ mắt hay khó thở… Trường hợp nặng hơn có thể bị ngất xỉu và mất ý thức và có thể dẫn đến đột quỵ. Vì vậy bạn cần quan tâm đến việc sức khỏe tim mạch của bản thân bằng việc dành nhiều thời gian tập thể thao như chạy bộ với may chay bo Elipsport hoặc đạp xe đạp tập hoặc sử dụng máy massage toàn thân để xoa bóp, thư giãn vì như vậy sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn hỗ trợ tốt cho việc phòng bệnh. 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Người bình thường thường có huyết áp ở mức 120/80. Khi chỉ số này hạ thấp xuống dưới mức 90/60 thì đây chính biểu hiện chứng tỏ huyết áp tụt xuống.

Nếu bạn có chỉ số huyết áp ở mức thấp kèm theo các triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm; Gặp phải hiện tượng này sau chấn thương, mất máu, sốc phản vệ thì bạn cần khám bác sĩ.

Khi phát hiện mình bị tụt huyết áp, bạn nên nhờ người giúp đỡ cho uống một ly nước có vị ngọt hoặc mặn. Nếu không có thì bạn có thể uống 2 ly nước đầy.

Bạn không nên ngồi trong tư thế vắt chéo chân. Tình trạng vắt chéo chân khi ngồi được chứng minh là có tác dụng giúp làm tăng huyết áp nhanh chóng và đơn giản. Những người bị huyết áp cao không nên ngồi tư thế này.

Người bị tụt huyết áp nên ăn thức ăn có nhiều muối hơn. Để huyết áp giảm được từ 2-8 mmHg, giảm nguy cơ mắc bệnh đái thao đường, tim mạch thì bệnh nhân cần chú ý đảm bảo lượng muối nạp mỗi ngày nên dưới 5 – 6g.

Leave a Comment