[Hỏi – đáp] Da có cấu tạo như thế nào? Chức năng của da 2022 | Mytranshop.com

Không đơn thuần chỉ là cơ quan bảo vệ bên ngoài, da mặt còn có nhiều chức năng khác như điều hòa nhiệt độ, phản ánh được tình trạng sức khỏe, bài tiết mồ hôi,… Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn da có cấu tạo như thế nào thì dành ngay 5 phút để đọc các thông tin dưới đây cùng Seoul Spa nhé!

Da có cấu tạo như thế nào? Giải đáp cấu tạo của da mặt

Hiểu da có cấu tạo như thế nào sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ da hiệu quả, an toàn. Da mặt của chúng ta gồm có 3 lớp chính như sau:

Da mặt có cấu tạo như thế nào?Da mặt có cấu tạo như thế nào?

Lớp thượng bì – Tầng biểu bì

Thượng bì là lớp da ở ngoài cùng mà bạn có thể nhìn và sờ thấy được. Da thượng bì dày khoảng 0.2mm tùy từng vị trí khác nhau. Thượng bì của da mặt thường khá mỏng, đặc biệt là ở vùng mắt.

Lớp thượng bì của da có nhiệm vụ chính là cản trở sự xâm nhập của vật lạ như khói bụi, hóa chất, nấm, vi khuẩn,… tấn công. Bên cạnh đó, lớp da thượng bì có khả năng tổng hợp vitamin D từ mặt trời, bảo vệ các tầng dưới tránh khỏi tia cực tím. Đây cũng là tầng quyết định màu da của bạn.

Các bộ phận khác như nang lông, tuyến mồ hôi, bã nhờn,… cũng tồn tại ở lớp thượng bì của da. Nếu tính từ ngoài vào trong, lớp thượng bì của da sẽ chia thành 4 phần khác nhau, bao gồm:

cấu tạo của da mặt - lớp thượng bì (biểu bì)Cấu tạo của lớp thượng bì (biểu bì)

  • Lớp sừng: lớp bên ngoài cùng, bị sừng hóa theo thời gian tạo thành các mô chết. Lớp này không có cấu trúc tế bào mà các lớp mô sẽ xếp chồng lên nhau để bảo vệ da đồng thời ngăn chặn sự mất nước.
  • Lớp hạt: 2-3 lớp tế bào bên trong, gồm có rất nhiều hạt nhỏ. Theo thời gian, các hạt này sẽ đi ra ngoài tạo thành chất sừng, các lipid thượng bì.
  • Lớp gai: đây là lớp dày nhất trong thượng bì. Các tế bào ở trong lớp gai xếp chồng lên nhau và có mối quan hệ mật thiết.
  • Lớp đáy: là lớp trong cùng, nơi sinh sinh các tế bào mới cho da trong suốt quá trình sống của chúng ta.

Lớp trung bì – Lớp bì

Lớp này nằm dưới lớp thượng bì, gồm có 2 lớp nhỏ:

  • Lớp nhú: lớp này tương đối mỏng manh, rất dễ bị tổn thương.
  • Lớp lưới: lớp này được tạo bởi những bó sợi, sợi keo, sợi lưới, sợi đàn hồi. Ở người trẻ, các bó sợi liên kết với nhau rất chặt chẽ, tăng khả năng đàn hồi, săn chắc cho làn da. Càng lớn tuổi, sợi đàn hồi càng bị đứt gãy nhiều, da trở nên nhăn nheo, lão hóa. Bên cạnh các sợi, lớp lưới còn chứa các tuyến mồ hôi, tuyến bã, dây thần kinh, nang lông và mạch máu.

Lớp hạ bì – Lớp mỡ

Da có cấu tạo thế nào - Cấu tạo lớp hạ bì gồm nhiều mô mỡCấu tạo lớp hạ bì gồm nhiều mô mỡ

Do lớp này chứa nhiều mỡ nên có tên gọi là lớp mỡ. Ngoài các mô mỡ, lớp hạ bì còn có các mô liên kết, mạch máu và dây thần kinh. Theo các chuyên gia, lớp hạ bì có vai trò như một tấm nệm che chắn những chấn động đột ngột từ bên ngoài, đồng thời điều hòa nhiệt độ cơ thể hiệu quả.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Giải pháp thiết kế mặt tiền nhà không có ban công vẫn thoáng sáng - 2022 | Mytranshop.com

Chức năng của da

Sau khi đã biết cấu tạo của da như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhiều hơn về chức năng của chúng. Thông thường, mọi người chỉ nghĩ đến da có nhiệm vụ bảo vệ, tránh các tác động từ bên ngoài mà không biết rằng chúng có nhiều chức năng hơn thế nữa:

Bảo vệ

Da được coi là “hàng rào” ngăn cản các tác nhân xấu từ môi trường bên ngoài tác động vào bên trong cơ thể, ảnh hưởng tới các bộ phận như hệ thống thần kinh, mạch máu, xương, nội tạng,… Bên cạnh đó, da giúp ngăn chặn tình trạng mất nước và duy trì độ ẩm cần thiết cho cơ thể.

Da bảo vệ cơ thể trước tác động xấu từ môi trườngDa bảo vệ cơ thể trước tác động xấu từ môi trường

Ngay cả các hắc tố melanin hình thành nên các đốm nâu xấu xí cũng giúp chúng ta tránh khỏi các tia cực tím nguy hiểm từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, da quá mỏng manh nên “một mình” không thể chống đỡ được sự tác động mạnh mẽ của các tia nắng. Bạn vẫn nên phải dùng thêm kem chống nắng và quần áo bảo vệ.

Điều hòa nhiệt độ

Tuyến mồ hôi và các mạch máu ở trong lớp hạ bì giúp da điều hòa nhiệt độ một cách hiệu quả. Khi nhiệt độ ở ngoài càng cao, da sẽ tăng tiết mồ hôi để cơ thể được làm mát. Ngược lại, nhiệt độ bên ngoài thấp, da tự giảm tiết mồ hôi để giữ nhiệt.

Ngay cả lớp mỡ ở tầng hạ bì cũng đóng vai trò cách nhiệt, giúp cho các bộ phận bên trong tránh tổn thương, ảnh hưởng của nhiệt độ từ bên ngoài. Đồng thời, lớp mỡ cũng giúp ngăn ngừa sự mất nhiệt của cơ thể.

Tiếp nhận cảm giác

Chính da mà không phải bộ phận nào khác giúp chúng ta có thể cảm nhận được tất cả mọi thứ từ nhiệt độ, đau đến áp lực. Cấu tạo của da mặt ở lớp hạ bì gồm hệ thống các dây thần kinh giúp da cảm nhận và thích nghi với ngoại cảnh. Từ đó mà tránh được những tác nhân xấu.

Da có chức năng tiếp nhận cảm giácDa có chức năng tiếp nhận cảm giác

Tuy nhiên, những tổn thương quá mức tác động trên da có thể làm tê liệt các dây thần kinh này, khiến cho chức năng tiếp nhận cảm giác không còn hoạt động hoặc giảm đáng kể. Ví dụ, khi bạn bị bỏng nhẹ thì sẽ cảm thấy đau nhưng khi bọng quá nặng thì các dây thần kinh đã bị phá hủy, bạn sẽ không còn cảm nhận được gì nữa.

Chức năng bài tiết

Không bộ phận nào khác trên cơ thể mà chính da là hệ thống loại bỏ các chất thải lớn trong cơ thể. Độc tố từ bên trong được giải phóng qua các tuyến mồ hôi, nang lông, lỗ chân lông.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) 2022 | Mytranshop.com

Chức năng nội tiết

Da được cấu tạo để dễ dàng hấp thụ vitamin D cho cơ thể thông qua việc sản xuất Cholecalciferol (D3) ở lớp thượng bì. Vitamin D được tổng hợp với da thông qua ánh sáng mặt trời có tác động tích cực đến hệ xương.

Da hấp thụ vitamin D để nuôi dưỡng xương chắc khỏeDa hấp thụ vitamin D để nuôi dưỡng xương chắc khỏe

Các chức năng khác của da

Da còn giúp tạo nên vẻ đẹp cho mỗi người. Da chứa dồi dào tế bào miễn dịch, giúp cho cơ thể chống bệnh tật hiệu quả. Ngoài ra, da còn là “dấu hiệu” nhận biết tình hình sức khỏe của bạn như gan (vàng da), lao (da sạm đi), ngứa, mẩn đỏ,…

Các loại da

Sau khi đã biết cấu tạo của da như thế nào chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc da của mình thuộc loại nào? Không phải ai cũng nhận biết da rõ ràng của bản thân để từ đó có phương pháp chăm sóc và bảo vệ hiệu quả.

Theo các chuyên gia da liễu thì chúng ta có tổng cộng là 4 loại da cơ bản như sau:

Có 4 loại da cơ bảnCó 4 loại da cơ bản

Da nhờn

Da nhờn hay còn gọi là da dầu. Trong đó, tên gọi “dầu” miêu tả tình trạng sản sinh dư lượng dầu, chất nhờn ở trên da mặt của bạn. Người có da mặt dầu là do một số lý do như: yếu tố di truyền, thay đổi hormone, dùng dược phẩm, căng thẳng hoặc các loại mỹ phẩm gây mụn.

Da dầu có một số đặc tính có thể kể đến như: lỗ chân lông to, nhìn thấy được bằng mắt thường, bề mặt đổ dầu bóng loáng, dạ dày, tái nhợt khi máu không lưu thông. Những bạn sở hữu da dầu thường có thiên hướng bị mụn trứng cá, mụn đầu đen, đầu trắng.

Da khô

Ngược lại với da dầu, da khô với tên gọi “khô” miêu tả loại da sản sinh ít nhờn hơn so với bình thường. Da khô là kết quả của tình trạng da bị mất nước, thiếu lipids. Theo các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thường có làn da khô hơn so với đàn ông.

Da khô do nhiều nguyên nhân khác nhauDa khô do nhiều nguyên nhân khác nhau

Da khô không liên quan tới cấu tạo của da mặt. Nguyên nhân phần lớn là do di truyền hoặc các tác động từ môi trường bên ngoài. Da khô thường được phân chia thành 2 loại là da khô và da cực khô, cụ thể như sau:

  • Da khô: da căng, sần sùi, xỉn màu, độ đàn hồi tương đối thấp.
  • Da cực khô: bong tróc nhẹ, sần sùi, đốm màu, cảm giác quá căng, trong một số trường hợp có thể bị ngứa.

Da hỗn hợp

Da hỗn hợp chỉ da mặt có vùng chữ T (trán, cằm, mũi) đổ dầu, 2 bên má khô hoặc bình thường. Những phần da dầu như vùng chữ T bị dầu hơn do sản sinh dầu quá độ. Ngược lại, những phần da khô, da thường do thiếu hụt dầu, thiết lipids.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ăn chuối có nổi mụn không? Những thực phẩm ăn vào dễ nổi mụn 2022 | Mytranshop.com

Da hỗn hợp vừa đổ dầu vừa khôDa hỗn hợp vừa đổ dầu vừa khô

Da thường

Rất nhiều người nhầm lẫn hai thuật ngữ da thường và da hỗn hợp. Xét về bản chất, hai loại da này hoàn toàn khác nhau. Da thường chỉ tình trạng da ở trạng thái cân bằng, trong đó vùng chữ T có thể đổ một chút dầu, tuy nhiên không quá chênh lệch so với độ cân bằng của da.

Đặc điểm của da thường gồm có: lỗ chân lông nhỏ, lưu thông máu tốt, kết cấu da mịn màng, mượt mà, màu da đều, không có nhiều khuyết điểm. Đặc biệt, da thường không dễ bị dị ứng, da khỏe mạnh và ít nhạy cảm với môi trường.

Da bạn thuộc loại nào?

Dựa vào những đặc điểm cấu tạo của da mặt ở từng loại khác nhau trên đây, bạn cũng đã phần nào biết được da của mình thuộc loại nào. Có thể tóm gọn lại đặc điểm của các loại da như sau để bạn tiện theo dõi:

Da của bạn thuộc loại nào?Da của bạn thuộc loại nào?

  • Da dầu: thường bóng, lỗ chân lông to.
  • Da khô: sờ lên mặt sẽ cảm thấy hơi cứng ráp, khó chịu.
  • Da hỗn hợp: đổ dầu ở vùng chữ T, hai bên má bình thường hoặc khô.
  • Da thường: trạng thái da cân bằng, da khỏe, mịn màng.

Tùy từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau mà da bạn sẽ có những sự thay đổi nhất định. Để biết chính xác da mình thuộc loại nào thì bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Làm sạch da

Làm lớp trang điểm, kem chống nắng, kem dưỡng (nếu có) trên mặt) bằng sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Thấm khô nước bằng khăn bông mềm.

Bước 2: Chờ da khô

Sau khi làm sạch, bạn không sử dụng bất cứ một loại sản phẩm chăm sóc da nào. Để da ở trạng thái tự nhiên nhất trong vòng 15 phút, không dùng điều hòa, khí hậu vừa phải, không quá nóng, không quá lạnh .

Bước 3: Thử nghiệm

Bạn dùng giấy thấm dầu cắt thành các miếng nhỏ và để lên 5 vị trí trên mặt bao gồm: hai má, trán, cằm và mũi. Giữ như vậy trong vòng 5 phút.

Dùng giấy thấm dầu để kiểm tra da bạn thuộc loại nàoDùng giấy thấm dầu để kiểm tra da bạn thuộc loại nào

Bước 4: Đánh giá kết quả

  • Nếu da nhờn: cả 5 tờ giấy sẽ đều có dầu, rất nhiều dầu.
  • Nếu da khô: cả 5 tờ giấy đều khô, có thể bạn thấy da hơi rát nhẹ khi dùng tay miết.
  • Nếu da hỗn hợp: giấy ở vùng chữ T có dầu, các vị trí còn lại khô ráo.
  • Da thường: các loại giấy hoàn toàn sạch sẽ, không xuất hiện dầu.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chủ đề cấu tạo của da mặt và các kiến thức liên quan. Hy vọng bài viết đã giúp bạn dễ hiểu về da có cấu tạo như thế nào và cách nhận biết loại da của mình để từ đó có phương pháp chăm sóc và bảo vệ hiệu quả. Chúc các bạn chăm chỉ dưỡng da và sớm sở hữu làn da như mong ước!

Leave a Comment