Hướng dẫn giải bài tập chi tiết, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

Dạng 1: Bài tập di truyền liên kết với giới tính cơ bản

Phương pháp

– Trong một phép lai, nếu ở giới đực có tỉ lệ phân li kiểu hình khác ở giới cái thì tính trạng đó liên kết với giới tính. Nếu có hiện tượng di truyền thẳng thì gen nằm trên Y, nếu không di truyền thẳng thì gen nằm trên X.

– Khi tính trạng liên kết với giới tính thì tỉ lệ kiểu hình của phép lai thuận khác với tỉ lệ kiểu hình của phép lai nghịch.

– Dấu hiệu phân biệt gen trên NST thường và gen trên NST giới tính:

Gen trên NST thường

Gen trên NST giới tính

Lai thuận nghịch cho kết quả như nhau

Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau

Các kiểu hình đều có tỉ lệ ♂ : ♀ = 1:1

Ở một kiểu hình nào đó có tỉ lệ ♂ : ♀ ≠ 1:1

Di truyền theo quy luật phân li, tương tác gen, ở đời con có tỉ lệ phân kiểu hình.

Di truyền theo quy luật liên kết giới tính: di truyền chéo đối với gen trên X và di truyền thẳng đối với gen trên Y

Ví dụ mẫu

Ở gà, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Khi cho gà trống lông vằn lai với gà mái lông đen được F1 có 100% gà lông vằn. Ngược lại, khi cho gà trống lông đen lai với gà mái lông vằn, gà F1 sinh ra có lông vằn, có con lông đen nhưng toàn bộ các con lông đen đều là gà mái.

a) Lông vằn là tính trạng trội hay lặn so với lông đen?

b) Hãy xác định kiểu gen của gà bố và mẹ. Viết sơ đồ lai 2 phép lai trên?

Hướng dẫn giải

a) Xác định tính trạng trội – lặn

– Gà trống lông vằn x gà mái lông đen → F1: 100% gà lông vằn

=> Tính trạng lông vằn là trội hoàn toàn so với tính trạng lông đen

Quy ước: A – lông vằn, a – lông đen

b) Xác định kiểu gen của bố mẹ

– Gà trống lông đen lai với gà mái lông vằn, gà F1 sinh ra có lông vằn, có con lông đen nhưng toàn bộ các con lông đen đều là gà mái => Gen quy định tính trạng màu lông của gà nằm trên NST giới tính quy định.

– Tính trạng màu lông được di truyền chéo => Gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

– Ở gà, gà trống mang cặp NST giới tính XX, gà mái mang cặp NST giới tính XY.

Như vậy kiểu gen của gà bố mẹ có thể xác định như sau:

– Ở phép lai thuận:

+ Gà mái lông đen có kiểu gen là: XaY

+ Vì F1: 100% gà lông => Gà trống lông vằn có kiểu gen là: XAXA

– Ở phép lai nghịch:

+ Gà trống lông đen có kiểu gen là: XaXa

+ Gà mái lông vằn có kiểu gen là: XAY

– Viết sơ đồ lai:

Lai thuận:

P:                                               XaY               x               XAXA

                                            ♀ lông đen                    ♂ lông vằn

GP:                                           Xa, Y                                  XA

F1:                                          1 XAXa             :             1 XAY

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Dấu của tam thức bậc hai, trắc nghiệm toán học lớp 10 2022 | Mytranshop.com

                                                        100% gà lông vằn

Lai nghịch:

P:                                            XAY                 x                 XaXa

                                          ♀ lông vằn                         ♂ lông đen

GP:                                         XA, Y                                     Xa

F1:                                        1 XAXa               :                1XaY

                                         ♂ lông vằn             :           ♀ lông đen

Dạng 2: Liên kết giới tính và tương tác gen

Phương pháp

a) Phương pháp nhận biết

– Khi xét sự di truyền một cặp tính trạng, nếu sự di truyền tính trạng này vừa biểu hiện tương tác của hai cặp gen không alen, vừa biểu hiện liên kết giới tính, ta suy ra trong hai cặp alen phải có một cặp trên NST thường phân ly độc lập với cặp kia.

– Khi xét sự di truyền của 2 cặp tính trạng, nếu có 1 tính trạng thường do tương tác gen, 1 tính trạng liên kết với giới tính, ta dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu hình của mỗi tính trạng, suy ra kiểu gen tương ứng. Sau đó kết hợp lại ta có kiểu gen chung về các tính trạng.

– Kiểu tương tác tương ứng giữa 2 cặp gen đều trên NST thường và trường hợp 1 cặp trên NST thường và 1 cặp trên X

֎ Với phép lai: P: AaXBXb x AaXBY

Tương tác

2 cặp gen trên 2 cặp NST thường

1 cặp gen trên NST thường + 1 cặp trên NST X

Bổ sung

9:3:3:1

9:3:3:1 (chỉ có XY)

9:6:1

9:6:1 (chỉ có XY)

9:7

9:7

Át chế

12:3:1

12:3:1 (chỉ có XY)

13:3

13:3

9:3:4

9:3:4

Cộng gộp

15:1

15:1 (chỉ có XY)

 ֎ Với phép lai: P: AaXBXb x AaXbY

Tương tác

2 cặp gen trên 2 cặp NST thường

1 cặp gen trên NST thường + 1 cặp trên NST X

Bổ sung

9:3:3:1

6A-B- : 6A-bb : 2aaB- : 2aabb

9:6:1

6A-B- : 8(6A-bb + 2aaB-) : 2aabb

9:7

6A-B- : 10(6A-bb + 2aaB- + 2aabb)

Át chế

12:3:1

12(6A-B- + 6A-bb) : 2aaB- : 2aabb

13:3

14 (6A-B- + 6A-bb : + 2aabb) : 2aaB

9:3:4

6A-B- : 6A-bb : 4(2aaB- + 2aabb)

Cộng gộp

15:1

14(6A-B- + 6A-bb + 2aaB-) : 2aabb

b) Phương pháp giải

– Bước 1: Xét sự di truyền của tính trạng để suy ra tính trạng do tương tác của 2 gen không alen quy định.

– Bước 2: Biện luận để thấy tính trạng phân bố không đều ở 2 giới → có 1 cặp gen nằm trên NST giới tính, cặp kia nằm trên NST thường.

– Bước 3: Viết sơ đồ lai.

Ví dụ mẫu

Cho gà trống có lông màu xám giao phối với gà mái có cùng kiểu hình, ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là:

                                                    Gà trống: 6 lông xám : 2 lông vàng

                                                    Gà mái: 3 lông xám : 5 lông vàng

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Uống cà phê giảm cân vào lúc nào là tốt nhất trong ngày? 2022 | Mytranshop.com

Hãy giải thích kết quả thí nghiệm và viết sơ đồ lai.

Hướng dẫn giải

– Bước 1:

Ở F1: lông xám : lông vàng = (6 + 3) : (2 + 5) = 9 : 7

=> Tính trạng màu lông ở gà di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước:

A-B-: lông xám

A-bb, aaB-, aabb: lông vàng.

=> P dị hợp 2 cặp gen

– Bước 2:

Ở F1, tính trạng màu lông phân bố không đều ở hai giới → có 1 cặp gen nằm trên NST giới tính, cặp kia nằm trên NST thường.

– Ở gà, gà trống mang cặp NST giới tính XX, gà mái mang cặp NST giới tính XY.

=> Gà trống có màu lông xám có kiểu gen là: AaXBXb 

=> Gà mái có màu lông xám có kiểu gen là: AaXBY

– Bước 3: Sơ đồ lai

P:                                   AaXBXb            x                 AaXBY

                                  ♂ lông xám                         ♀ lông xám

GP:                        AXB, AXb, aXB, aXb               AXB, AY, aXB, aY

F1:            AAXBXB : AAXBXb : 2AaXBXB : 2AaXBXb : aaXBXB : aaXBXb

                      AAXBY : 2AaXBY : 2AaXbY : AAXbY : aaXBY : aaXbY

                                    Gà trống: 6 lông xám : 2 lông vàng

                                    Gà mái: 3 lông xám : 5 lông vàng

Dạng 3: Liên kết với giới tính và liên kết gen, hoán vị gen

Phương pháp

– Cặp NST thể giới tính phân li độc lập với cặp NST thường vì vậy có thể xét riêng sự di truyền của các gen trên từng cặp NST.

– Thông thường các bài sau đây ta xét sự di truyền của gen trên cặp NST giới tính trước từ đó tìm được kiểu hình aa,bb trên cặp NST thường. Tiếp theo áp dụng công thức tính các kiểu hình còn lại: A-B- =1/2 + aa,bb; A-bb = aaB- = 1/4- aa,bb.

Ví dụ mẫu

Ở phép lai giữa ruồi giấm frac{AB}{ab}{{X}^{D}}{{X}^{d}}times frac{AB}{ab}{{X}^{D}}Y cho F1 có kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. 

a) Hãy xác định tần số hoán vị gen.

b) Xác định tỉ lệ kiểu hình đồng hợp trội về tất cả các tính trạng ở F1.

Hướng dẫn giải

a) Xác định tần số hoán vị gen.

F1 có kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng có kiểu gen là: frac{ab}{ab}{{X}^{d}}Y

F1 có kiểu gen XdY
chiếm tỉ lệ 1/4

=> Ở F1 có kiểu gen  frac{ab}{ab} chiếm tỉ lệ: 4,375% : 1/4 = 0,175

Mà ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái do đó ab = 0,175 : 1/2 = 0,35

=> Tần số hoán vị gen là: (0,5 – 0,35) x 2 = 30%

b) Xác định tỉ lệ kiểu hình đồng hợp trội về tất cả các tính trạng ở F1.

Ta có: frac{ab}{ab}=0,175

=> frac{A-}{B-}=frac{1}{2}+0,175=0,675

Mà: XDXD = XDXd = XDY = XdY = 0,25

=> Tỉ lệ kiểu hình đồng hợp trội về tất cả các tính trạng ở F1 là: 0,675 x 0,75 = 0,506

Dạng 4: Liên kết và hoán vị gen trên nhiễm sắc thể X

Phương pháp

Giả sử có kiểu gen sau: X_{B}^{A}X_{b}^{a}

a) Trong trường hợp liên kết hoàn toàn

P:                                 X_{B}^{A}X_{b}^{a}                ×                   X_{-}^{-}Y

G:                         X_{B}^{A}=X_{b}^{a}=frac{1}{2}                                   Y

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bán khung nhà xưởng cũ – Mua khung kèo cũ giá cả hợp lý nhất 2022 | Mytranshop.com

F1:                Kiểu hình giới tính có cặp NST XY: A-B- = aabb = 1/2

b) Trong trường hợp hoán vị gen

P:                         X_{B}^{A}X_{b}^{a}                    ×                 X_{-}^{-}Y

G:                     X_{b}^{A}=X_{B}^{a}=frac{f}{2}                                 Y

                        X_{b}^{A}=X_{B}^{a}=frac{f}{2}

F1: Kiểu hình giới tính có cặp NST XY: A-B- = aabb = (1-f)/2 và A-bb = aaB- = f/2

Ví dụ mẫu

Ở ruồi giấm 2 gen lặn a quy định mắt có màu lựu liên kết với gen b quy định cánh xẻ. Các tính trạng tương phản là mắt đỏ, cánh bình thường. Kết quả một phép lai P cho những số liệu sau:

Ruồi đực F1

Ruồi cái F1

7,5% mắt đỏ, cánh bình thường

7,5% mắt lựu, cánh xẻ

42,5% mắt đỏ, cánh xẻ

42,5% mắt lựu, cánh bình thường

50% mắt đỏ, cánh bình thường

50% mắt đỏ, cánh xẻ

Biện luận và lập sơ đồ lai?

Hướng dẫn giải

A – Mắt màu đỏ, a – Mắt màu lựu

B – Cánh bình thường, b – Cánh xẻ

– Xét riêng từng tính trạng ở thế hệ F1:

+ Tính trạng màu mắt:

Ở ruồi đực F1: Đỏ : lựu = (42,5 + 7,5) : (42,5 + 7,5) = 1 : 1

Ở ruồi cái F1: 100% mắt đỏ

=> Sự di truyền tính trạng màu mắt có sự khác nhau giữa hai giới: con cái toàn con mắt đỏ, con đực phân tính theo tỉ lệ 1 : 1.

=> Gen chi phối tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật liên kết với giới tính và gen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.

Vì F1: 100% con cái mắt đỏ: XAX–. Trong khi đó, con đực: 1 đỏ (XAY) : 1 lựu (XaY)

=> P: XAXa x XAY

+ Tính trạng hình dạng cánh:

Ở ruồi đực F1: Bình thường : Xẻ = (42,5 + 7,5) : (42,5 + 7,5) = 1 : 1

Ở con cái F1: Bình thường : Xẻ = 50 : 50 = 1 : 1

Mà theo bài ra gen quy định màu mắt liên kết với gen quy định hình dạng cánh nên gen quy định hình dạng cánh cũng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

=> P: XBXb x XbY

– Xét sự di truyền đồng thời 2 tính trạng:

Ở giới đực: (1 đỏ : 1 lựu) x (1 bình thường : 1 xẻ) = 1 : 1 : 1 : 1 ≠ tỉ lệ của bài toán

=> Xảy ra hiện tượng hoán vị gen.

– F1: Con đực mắt lựu, cánh xẻ XabY = 7,5% = 7,5% Xab x 1Y => Xab = 7,5% < 25% => Xab là giao tử hoán vị.

=> P: XAbXaB x XAbY

Tần số hoán vị gen = 7,5% x 2 = 15%

– Viết sơ đồ lai:

P:                                  XAbXaB                 x                     XAbY

                           ♀ đỏ, bình thường                        ♂ đỏ, cánh xẻ

GP:                    XAb = XaB = 42,5%                       XAb = Y = 1/2

                         XAB = Xab = 7,5%

F1:       21,25% XAbXAb : 21,25% XAbXaB : 3,75% XABXAb : 3,75% XAbXab

                21,25% XAbY : 21,25% XaBY : 3,75% XABY : 3,75% XabY

Ruồi đực F1

Ruồi cái F1

7,5% mắt đỏ, cánh bình thường

7,5% mắt lựu, cánh xẻ

42,5% mắt đỏ, cánh xẻ

42,5% mắt lựu, cánh bình thường

50% mắt đỏ, cánh bình thường

50% mắt đỏ, cánh xẻ

Leave a Comment