Hướng dẫn giải bài tập chi tiết, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

BÀI TẬP  DI TRUYỀN QUẦN THỂ 

 

Dạng 1: Tính tần số alen, tần số kiểu gen, tần số kiểu hình của quần thể

Phương pháp

Nếu cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là: dAA + hAa + raa = 1 (với d, h, r lần lượt là tỷ lệ KG lần lượt của AA, Aa, aa) thì:

– Tần số alen của quần thể được tính theo công thức:

displaystyle text{p(A)}=text{d}+frac{text{h}}{text{2}}                           displaystyle text{q(a)}=text{r}+frac{text{h}}{text{2}}

Trong đó: p(A) + q(a) = 1

– Nếu cấu trúc quần thể ban đầu được cho dưới dạng số lượng cá thể thì tính tần số kiểu gen và áp dụng các công thức trên.

Tần số kiểu gen = số cá thể mang kiểu gen đó : tổng số cá thể

Ví dụ mẫu

Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa. Tần số alen A và alen a của quần thể này lần lượt là

A. 0,5 và 0,5.               B. 0,7 và 0,3.            C. 0,4 và 0,6.               D. 0,2 và 0,8.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính tần số alen trong quần thể ta có:

p(A) = 0,4 + 0,2 : 2 = 0,5

q(a) = 1 – p(A) = 1 – 0,5 = 0,5

 

Dạng 2: Xác định cấu trúc di truyền, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của quần thể tự phối

Phương pháp

Cấu trúc di truyền ở thế hệ P: dAA + hAa + raa = 1

Sau n thế hệ tự phối, tỉ lệ từng loại kiểu gen trong quần thể ở Fn được tính như sau:

displaystyle Aa=h.{{left( frac{1}{2} right)}^{n}}

displaystyle AA=d+frac{h}{2}.left[ 1-{{left( frac{1}{2} right)}^{n}} right]

displaystyle aa=r+frac{h}{2}.left[ 1-{{left( frac{1}{2} right)}^{n}} right]

 

 

=> Cấu trúc di truyền của quần thể thay đổi theo hướng:

+ Tăng tỉ lệ đồng hợp.

+ Giảm tỉ lệ dị hợp.

Ví dụ mẫu

VD1: Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là:

A. 0,35AA: 0,20Aa: 0,45aa.                          B. 0,375AA: 0,100Aa: 0,525aa.

C. 0,25AA: 0,40Aa: 0,35aa.                          D. 0,425AA: 0,050Aa: 0,525aa.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính tần số kiểu gen sau n thế hệ tự phối, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là:

displaystyle text{AA}=0,25+frac{0,40}{2}times left[ 1-{{left( frac{1}{2} right)}^{3}} right]=0,425

displaystyle text{Aa}=0,4times {{left( frac{1}{3} right)}^{3}}=0,05

displaystyle text{aa}=0,35+frac{0,40}{2}times left[ 1-{{left( frac{1}{2} right)}^{3}} right]=0,525

 

 

=> Đáp án D

VD2: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được của F1 là

A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa            B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa

C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa.                       D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

Hướng dẫn giải:

Quần thể P: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa

Các kiểu gen aa không sinh sản được

=> số cá thể tham gia sinh sản: 0,45AA : 0,3Aa = 0,75 → 0,6AA : 0,4Aa = 1

Quần thể tự thụ phấn => thế hệ sau có tần số các kiểu gen là:

Aa = 0,4 x 1/2 = 0,2

AA = 0,6 + (0,4 – 0,2)/2 = 0,7

aa = (0,4 – 0,2)/2 = 0,1

=> Cấu trúc di truyền ở quần thể ở thế hệ sau: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa

=> Đáp án C

 VD3: Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là

A. 0,1AA + 0,6Aa +0,3aa = 1                            B. 0,3AA + 0,6Aa +0,1aa = 1

C. 0,6AA + 0,3Aa +0,1aa = 1                            D. 0,7AA + 0,2Aa +0,1aa = 1

Hướng dẫn giải:

P: dAA + hAa + raa = 1

Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Suy ra:

Aatext{ }=htimes {{left( frac{1}{2} right)}^{3}}=0,075Rightarrow h=0,6

 

=> Ở thế hệ xuất phát P, tần số kiểu gen Aa là 0,6

Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng => Ở thế thế hệ xuất phát P, tần số kiểu gen aa = r = 1/10 = 0,1.

Vì d + h + r = 1 => Ở thế hệ xuất phát P, tần số kiểu gen AA là: 1 – 0,6 – 0,1 = 0,3

=> Thế hệ xuất phát P có cấu trúc di truyền là: 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa

=> Đáp án B

 

Dạng 3: Xác định số lượng kiểu gen trong quần thể ngẫu phối

Phương pháp

3.1. Gen nằm trên NST thường

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 2022 | Mytranshop.com

a) Một gen nằm trên 1 NST thường có m alen

– Số KG đồng hợp = m

– Số KG dị hợp = displaystyle C_{m}^{2}displaystyle frac{m(m-1)}{2}

– Tổng số KG trong quần thể = displaystyle frac{m(m+1)}{2}

b) Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau

Ví dụ 1: Xét 3 gen nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau (phân li độc lập): gen 1 có m alen, gen 2 có n alen, gen 3 có p alen.

=> Tổng số kiểu gen trong quần thể = displaystyle frac{m(m+1)}{2}times frac{n(n+1)}{2}times frac{p(p+1)}{2}

c)  Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường

Ví dụ 2: Xét 3 gen nằm trên cùng 1 cặp NST thường: gen 1 có m alen, gen 2 có n alen, gen 3 có p alen.

=> Tổng số kiểu gen trong quần thể = frac{m.n.pleft( m.n.p+1 right)}{2}

3.2. Gen nằm trên NST giới tính

a) Một gen nằm trên NST giới tính X có m alen (gen nằm trên vùng không tương đồng trên X, không có alen tương ứng trên Y)

– Trên giới XX:

Số KG = displaystyle frac{m(m+1)}{2} (vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST thường)

– Trên giới XY:

Số KG = m (vì alen chỉ có trên X, không có trên Y)

– Tổng số kiểu gen trong quần thể
displaystyle frac{m(m+1)}{2},+mdisplaystyle frac{m(m+3)}{2}

b) Các gen cùng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y

Ví dụ: Xét 2 gen nằm trên vùng không tương đồng của X không có alen tương ứng trên Y. Gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.

– Trên giới XX:

Số KG = displaystyle frac{m.n(m.n+1)}{2} (vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST thường)

– Trên giới XY:

Số KG = m.n (vì alen chỉ có trên X, không có trên Y)

– Tổng số kiểu gen trong quần thể =displaystyle frac{m.n(m.n+1)}{2},+m.ndisplaystyle frac{m.n(m.n+3)}{2}

c) Một gen có m alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y

– Trên giới XX:

Số KG = displaystyle frac{m(m+1)}{2} (vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST thường)

– Trên giới XY:

Số KG = m2displaystyle

– Tổng số kiểu gen trong quần thể = displaystyle frac{m(3m+1)}{2}

d) Các gen cùng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y

Ví dụ: Xét 2 gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Gen 1 có m alen, gen 2 có n alen.

– Trên giới XX:

Số KG = displaystyle frac{m.n(m.n+1)}{2} (vì cặp NST tương đồng nên giống như trên NST thường)

– Trên giới XY:

Số KG = (m.n)2

– Tổng số kiểu gen trong quần thể    = displaystyle frac{m.n(m.n+1)}{2},+{{left( m.n right)}^{^{2}}}displaystyle frac{m.n(3.m.n+1)}{2}

Ví dụ mẫu

VD1: Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên nhiễm sắc thể thường và một gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là

A. 60.                B.30.                    C. 32.                   D. 18.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính số kiểu gen ở trường hợp 1.1 đối với gen nằm trên NST thường

=> Số kiểu gen tối đa trong quần thể về gen này là: 

frac{3times left( 3+1 right)}{2}=6

Áp dụng công thức tính số kiểu gen ở trường hợp 2.1 đối với gen nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y => Số kiểu gen tối đa trong quần thể về gen này là:

frac{2times left( 2+3 right)}{2}=5

Vậy số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên trong quần thể là:

6 x 5 = 30

=> Đáp án B

VD2: Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?

A. 570.               B. 180.                C. 270.                    D. 210.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng công thức tính số kiểu gen ở trường hợp 2.4 đối với hai lôcut gen I và II

=> Số kiểu gen tối đa trong quần thể về hai lôcut gen trên là:

frac{2times 3times (3times 2times 3+1)}{2}=57

Áp dụng công thức tính số kiểu gen ở trường hợp 1.1 đối với lôcut III => Số kiểu gen tối đa trong quần thể về lôcut gen trên là:

frac{4times (4+1)}{2}=10

Vậy số loại kiểu gen tối đa trong quần thể về 3 ba lôcut trên là:

57 x 10 = 570

=> Đáp án A

 

Dạng 4: Xác định quần thể có đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Van bec hay không?

Phương pháp

4.1. Đối với 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường

– Phương pháp giải 1:

CTDT của quần thể là: d AA + h Aa + r aa=1

+ Nếu d.r = (h/2)2 => Quần thể đạt trạng thái cân bằng.

+ Nếu d.r ≠ (h/2)2 => Quần thể không đạt trạng thái cân bằng.

– Phương pháp giải 2:

Từ cấu trúc di truyền của quần thể tìm tần số tương đối của các alen, sau đó thay vào công thức: p2AA + 2pqAa + q2 aa= 1.

+ Nếu quần thể ban đầu đã cho nghiệm đúng công thức định luật (tức trùng công thức định luật) => Quần thể đạt trạng thái cân bằng.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Phòng tập gym BroNation Private Fitness Studio, Ngô Gia Tự, Quận 10 2022 | Mytranshop.com

+ Nếu quần thể ban đầu đã cho không nghiệm đúng công thức định luật (tức không trùng công thức định luật) => quần thể không đạt trạng thái cân bằng.

4.2. Đối với gen có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng trên NST X

Xét một gen có 2 alen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X

Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi tần số alen ở cả hai giới bằng nhau. Khi đó, nếu XA = p; Xa = q thì cấu trúc di truyền của quần thể là:

+ Tần số alen ở giới dị giao là: XAY = p; XaY = q

+ Tần số alen ở giới đồng giao là: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1

+ Nếu tỉ lệ ♂ : ♀= 1:1 thì quần thể có cấu trúc di truyền là:

p/2XAY + q/2XaY + p2/2XAXA + pqXAXa + q2/2XaXa = 1

4.3. Đối với 1 gen có nhiều alen

– Xét 1 gen có 3 alen là A1, A2 và A3 với tần số tương ứng là p, q và r

Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền đối với gen trên nếu tần số các kiểu gen của quần thể là kết quả triển khai đa thức (p + q + r)²

(p + q + r)² = p²A1A1 + q²A2A2 + r²A3A3 + 2pqA1A2 + 2qrA2A3 + 2prA1A3

– Tương tự, đối với một gen có n alen, kí hiệu A1, A2, A3,…An với tần số alen tương ứng p1, p2, p3,…pn, quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền đối với gen trên nếu tần số các kiểu gen của quần thể là kết quả triển khai biểu thức: (p1 + p2 + p3 +…pn)².

4.4. Đối với 2 lôcut gen

Xét 2 lôcut gen: lôcut gen 1 có 2 alen A và a, lôcut gen 2 có 2 alen B và b

Quần thể cân bằng di truyền khi có đủ 2 điều kiện sau:

– Có đủ 4 loại giao tử (AB, Ab, aB, ab)

– Tích tần số các giao tử “đồng trạng thái” (AB, ab) bằng tích tần số các giao tử “đối trạng thái” (Ab, aB): f(AB) x f(ab) = f(Ab) x f(aB)

4.5. Nếu quần thể chưa cân bằng di truyền thì sau bao nhiêu thế hệ quần thể sẽ cân bằng di truyền?

– Nếu tần số alen 2 giới bằng nhau nhưng quần thể chưa cân bằng di truyền, thì chỉ cần sau 1 thế hệ quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.

– Nếu tần số alen 2 giới khác nhau:

+ Nếu gen trên NST thường thì sau 2 thế hệ quần thể sẽ cân bằng di truyền.

+ Nếu gen trên NST giới tính X cần nhiều thế hệ ngẫu phối mới cân bằng, điều này tùy thuộc vào sự chênh lệch tần số alen ở hai giới.

Ví dụ mẫu

Trong các quần thể dưới đây, số quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là

(1) 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa.

(2) 0,25XAXA : 0,5XAXa : 0,25XaXa và 0,5XAY : 0,5XaY

(3) 0,2IAIA : 0,2IBIB : 0,2IOIO : 0,1IAIO : 0,1IBIO : 0,2IAIB

(4) 0,25AABB + 0,5AaBb + 0,25aabb

A. 1                      B. 2                      C. 3                      D. 4

– Áp dụng phương pháp 2.1 đối với quần thể (1)

d . r = 0,49 x 0,09 = 0,0441

(h/2)2 = (0,42 : 2)2 = 0,0441

=> d . r = (h/2)2

=> Quần thể (1) đạt trạng thái cân bằng di truyền.

– Áp dụng phương pháp 2.2 đối với quần thể (2)

+ Tần số alen bên giới đồng giao: f(A) = 0,25 + 0,5/2 = 0,5, f(a) = 1 – 0,5 = 0,5

+ Tần số alen bên giới dị giao: f(A) = 0,5 , f(a) = 0,5

=> Tần số alen ở hai giới là bằng nhau.

=> Quần thể (2) đạt trạng thái cân bằng di truyền.

– Áp dụng phương pháp 2.3 đối với quần thể (3)

0,2IAIA : 0,2IBIB : 0,2IOIO : 0,1IAIO : 0,1IBIO : 0,2IAIB

Tần số alen trong quần thể (3) là:

f(IA) = 0,2 + 0,1/2 + 0,2/2 = 0,35

f(IB) = 0,2 + 0,1/2 + 0,2/2 = 0,35

f(IO) = 0,2 + 0,1/2 + 0,1/2 = 0,3

Nếu quần thể (3) ở trạng thái cân bằng di truyền thì cấu trúc di truyền của quần thể (3) phải là kết quả triển khai của đa thức (0,35 + 0,35 + 0,3)2 = 0,1225IAIA : 0,1225IBIB : 0,09IOIO : 0,21IAIO : 0,21IBIO : 0,245IAIB ≠ Cấu trúc của quần thể (3) mà đề bài cho.

=> Quần thể (3) không đạt trạng thái cân bằng di truyền.

– Áp dụng phương pháp 2.4 đối với quần thể (4)

+ Quần thể có đầy đủ 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab

+ Tần số alen của từng loại giao tử là:

f (AB) = 0,25 + 0,5/4 = 0,375

f (Ab) = 0,5/4 = 0,125

f (aB) = 0,54/4 = 0,125

f (ab) = 0,54/4 + 0,25 = 0,375

=> f(AB) x f(ab) = 0,375 x 0,375 = 0,140625

=> f(Ab) x f(aB) = 0,125 x 0,125 = 0,15625

=> f(AB) x f(ab) ≠ f(Ab) x f(aB)

=> Quần thể (4) không đạt trạng thái cân bằng di truyền.

Vậy có 2 quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.

=> Đáp án B.

 

Dạng 5: Xác định tần số kiểu gen, tần số kiểu hình đời sau khi quần thể đạt trạng thái cân bằng

Phương pháp

5.1. Đối với gen có 2 alen trên NST thường

– Thường đầu bài cho tần số kiểu hình lặn với điều kiện quần thể cân bằng di truyền

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Lý Hoàng Nam - Niềm Tự Hào Của Quần Vợt Việt Nam 2022 | Mytranshop.com

=> Tần số alen lặn =sqrt{{{q}^{2}}} => Tần số alen trội = 1 – q

– Nếu đầu bài cho tần số kiểu hình trội => Tần số kiểu hình lặn = 1 – tần số kiểu hình trội

– Tính tỉ lệ cá thể bình thường mang gen gây bệnh phải tính trên tổng số cá thể bình thường do đó Aa có xác suất là: frac{2pq}{({{p}^{2}}+2pq)}

5.2. Đối với gen có 2 alen trên NST giới tính

Xét một gen có 2 alen nằm trên vùng không tương đồng trên NST X và không có alen tương ứng trên Y

– Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì tần số các alen tần số các alen bằng nhau ở cả hai giới và bằng tần số kiểu gen ở giới dị giao.

– Nếu quần thể không cân bằng thì tần số các alen không bằng nhau ở hai giới
+ Tần số một alen ở giới đồng giao bằng trung bình cộng các tần số alen tần số alen ở thế hệ trước.

+ Tần số alen của giới dị giao bằng tần số alen của giới đồng giao tử ở thế hệ trước.
+ Quần thể cân bằng khi: Tần số alen ở hai giới bằng nhau pA = 1/3p♂ + 2/3p♀

Ví dụ mẫu

VD1: Ở người, một gen trên NST thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là

    A. 37,5%.         B. 43,75%.          C. 62,5%.            D. 50%.

Hướng dẫn giải:

A – thuận tay phải trội hoàn toàn so với a – thuận tay trái

– Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải => Trong quần thể này số người thuận tay trái (aa) chiếm tỉ lệ là: 1 – 64% = 36%

=> Tần số alen a trong quần thể trên là: sqrt{0,36}=0,6

=> Tần số alen A trong quần thể trên là: 1 – 0,6 = 0,4

=> Cấu trúc di truyền của quần thể trên là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa

– Người phụ nữ thuận tay trái chắc chắn có kiểu gen là aa.

– Xác suất để người đàn ông thuận tay phải có kiểu gen dị hợp là:

frac{0,48}{0,16+0,48}=0,75

=> Xác suất để sinh ra được 1 đứa con thuận tay trái của cặp vợ chồng trên là:

0,75times frac{1}{2}=0,375

=> Xác suất để sinh được 1 đứa con thuận tay phải của cặp vợ chồng trên là:

1 – 0,375 = 0,625 = 62,5%

=> Đáp án C

VD2: Một quần thể động vật, ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen ở giới cái là 0,1AA:0,2Aa:0,7aa; ở giới đực là 0,36AA:0,48Aa:0,16aa. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Sau một thế hệ ngẫu phối thì thế hệ F1

A. có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 56%.     B. có kiểu gen đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 28%.

C. đạt trạng thái cân bằng di truyền            D. có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%.

Hướng dẫn giải:

– Thành phần kiểu gen ở giới cái: 0,1AA:0,2Aa:0,7aa

=> Tần số alen A ở giới cái = 0,1 + 0,2 : 2 = 0,2

=> Tần số alen a ở giới cái = 1 – 0,2 = 0,8

– Thành phần kiểu gen ở giới đực là: 0,36AA:0,48Aa:0,16aa

=> Tần số alen A ở giới đực = 0,36 + 0,48 : 2 = 0,6

=> Tần số alen a ở giới đực = 1 – 0,6 = 0,4

– Quần thể trên tiến hành ngẫu phối sau 1 thế hệ:

 

=> Ở F1 cấu trúc di truyền của quần thể là:

0,12AA : 0,56Aa : 0,32aa

=> Đáp án A

VD3: Ở một loài thú ngẫu phối, xét một gen có hai alen A và a nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết quần thể khởi đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,2XAY + 0,8XaY ở giới đực và 0,2XAXA + 0,6XAXa + 0,2XaXa ở giới cái. Sau một thế hệ ngẫu phối, tần số alen ở mỗi giới là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Quần thể khởi đầu:

– Ở giới đực:

+ Tần số alen A = 0,2

+ Tần số alen a = 0,8

– Ở giới cái:

+ Tần số alen A = 0,2 + 0,6 : 2 = 0,5

+ Tần số alen a = 1 – 0,5 = 0,5

Sau một thế hệ ngẫu phối, tần số các alen ở mỗi giới là:

– Tần số alen của giới dị giao bằng tần số alen của giới đồng giao tử ở thế hệ trước

=> Ở giới đực: A = a = 0,5.

– Tần số một alen ở giới đồng giao bằng trung bình cộng các tần số alen tần số alen ở thế hệ trước

=> Ở giới cái: A = (0,5 + 0,2) : 2 = 0,35 và a = 1 – 0,35 = 0,65.

 

 

Leave a Comment