Làm thế nào để có tư thế ngồi thiền đúng? Cùng xem qua bài viết sau, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách ngồi thiền chuẩn cho sức khỏe và tâm trí của bạn. Thiền nếu được thực hành đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích, ngược lại sẽ khiến bạn thêm mỏi mệt, tốn thời gian.
Thiện định từ lâu đã được nhiều nhà tu hành áp dụng. Tuy nhiên, thiền không phải là tôn giáo. Nó là phương pháp chăm sóc, bảo vệ cơ thể mà ai cũng có thể thực hiện. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách thiền đúng. Cùng xem qua bài viết của chúng tôi để học ngay tư thế ngồi thiền chuẩn cho sức khỏe nhé.
Nguồn: Pháp Tạng Như Lai
1. Thiền là gì?
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, thiền định là ” trạng thái tự nhiên của ý thức “. Đây là một cách rèn luyện tâm trí để đạt đến trạng thái bình tĩnh về tinh thần và cảm xúc. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiền định khác nhau. Một số kỹ thuật hữu ích cho một số người, và một bộ kỹ thuật khác hữu ích cho những người khác. Cuối cùng, tất cả đều có chung một mục tiêu là làm dịu tâm trí. Có khả năng đưa họ đến một cuộc sống hạnh phúc hơn về tinh thần, thể chất và cảm xúc.
Thiền là một thực tế chứng minh rằng nó có thể giữ cho con người im lặng. Nó không phải là một tôn giáo, mặc dù nó đã được thực hành trong nhiều tôn giáo trên thế giới trong lịch sử, bao gồm Phật giáo, Ấn Độ giáo, đạo Jaina, đạo Sikh, đạo Lão, đạo Do Thái và đạo Hồi. Đây là sự phát triển cá nhân, tâm linh và khoa học. Thiền có thể cải thiện sức khỏe cá nhân, sự tập trung, trí nhớ, hiệu suất và khả năng tự kiểm soát. Đây cũng là một liệu pháp hữu ích. Thiền là mọi thứ bạn cần để giúp bạn vượt qua căng thẳng hàng ngày. Vậy thiền thế nào cho đúng?
Thiền là gì?
2. Lợi ích của thiền là gì?
Hơn 3.000 nghiên cứu đã được thực hiện về lợi ích của thiền. Mỗi nghiên cứu dựa trên một kiểu thiền khác nhau. Một số lợi ích đáng quan tâm như:
2.1. Vitamin cho não bộ và tâm trí
Thiền giống như một loại vitamin cho não. Nó có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề như lo lắng, trầm cảm, chấp nhận bản thân, lạc quan và cô đơn. Nó làm cho não của bạn tốt hơn và làm cho bạn tích cực hơn về bản thân và cuộc sống của bạn. Nó cũng giúp ích cho những việc như tập trung, ghi nhớ và xử lý các giác quan.
2.2. Giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng
Thiền rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và có thể làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, huyết áp và bệnh Alzheimer. Nó cũng hữu ích cho những người bị bệnh tiểu đường, đau cơ xơ hóa, viêm khớp dạng thấp, hen suyễn và các bệnh viêm nhiễm. Tóm lại, thiền sẽ có tác dụng tích cực đối với cơ thể và sức khỏe của bạn.
2.3. Tạo nên một sức khỏe tổng thể tốt
Thiền thực sự có thể thay đổi não và làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn. Điều này đã được dựa trên một nghiên cứu trước khi nghiên cứu được hoàn thành vào năm 2003. Một nhóm giáo sư trong chương trình thiền tám tuần và sau khi theo dõi hoạt động của não. Họ đánh giá lại những người tham gia sau 4 tháng. Có tổng cộng 25 người tham gia vào nghiên cứu, và tất cả họ đều cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc kích hoạt phần trước bên trái và sự gia tăng các kháng thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiền có tác động tích cực đến chức năng miễn dịch.
Thiền mang lại nhiều lợi ích tích cực
Theo đó, nhiều nghiên cứu khác cũng được thực hiện và cho ra những kết quả vô cùng khả quan.
2.4. Giúp tạo nên cảm xúc tích cực, hạnh phúc
Ngoài tất cả những lợi ích về sức khỏe thể chất của thiền định, còn có rất nhiều lợi ích về mặt tinh thần. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thiền định có tác dụng tích cực đối với những điều sau:
- Tạo cảm giác hạnh phúc.
- Giúp giảm mặc cảm, tự ti.
- Giảm cảm giác cô đơn, lo lắng và sợ hãi.
- Giảm đi sự phiền muộn, căng thẳng.
- Giúp phát triển các kỹ năng xã hội.
- Nâng cao nhận thức.
- Giúp chống lại tình trạng ăn uống theo cảm xúc.
- Sự tập trung có thể quản lý các tình huống trong cuộc sống tốt hơn.
- Thông cảm cho bản thân và người khác,…
3. Hướng dẫn tư thế ngồi thiền chuẩn
3.1. Giai đoạn chuẩn bị vào thiền
3.1.1. Bắt đầu vào tư thế ngồi
Có 2 tư thế ngồi thiền:
- Tư thế ngồi bán (trói 1 bên chân lại): Cách 1 là vắt chân phải lên đùi chân trái trước. Cách thứ 2 sẽ ngược lại, vắt chân trái lên đùi chân phải. Đây là tư thế ngồi thiền thông dụng và dễ dàng thực hiện nhất. Nếu bạn là người mới làm quen với thiền định thì nên thực hiện tư thế bán già này trước.
- Tư thế ngồi kiết già hay toàn già: Vắt cả 2 chân lên, chéo vào nhau. Đây là tư thế thiền định tốt nhất. Tuy có hơi khó thực hiện nhưng tư thế này sẽ giúp cho máu cũng như không khí được lưu thông dễ dàng trong cơ thể. Giúp bạn đạt được hiệu quả ngồi thiền tốt nhất.
3.1.2. Thư giãn cơ thể trước khi thiền
Trước khi vào bước an tĩnh để thiền định, bạn có thể làm các bước thư giãn cơ thể như ngồi vặn người sang 2 bên 1 cách nhẹ nhàng. Cúi ngửa đầu, xoay 2 vai,…để các cơ khớp thống nhất với nhau.
3.1.3. Cách đặt tay trong ngồi thiền
Khi người đã được thoải mái, chúng ta tiến hành cách đặt tay cho đúng trong ngồi thiền. Bạn hãy đặt tay phải ở dưới. Tay trái đặt trên tay phải. 2 lòng bàn tay xếp chồng lên nhau. 2 đầu ngón cái chạm và tiếp xúc với nhau một cách nhẹ nhàng. 2 vai buông lỏng, không được gồng, 2 tay cũng đặt nhẹ nhàng, tự nhiên. Theo Phật pháp thì đây gọi là tư thế ngồi thiền Kiết tường hay tư thế Hàn ma.
Cách đặt tay khi thiền
3.2. Giai đoạn nhập thiền
Để bắt đầu, bạn hãy hít 1 hơi thật sâu không khí vào cơ thể bằng mũi và thở ra nhẹ nhàng bằng miệng. Điều này có nghĩa là bạn đang hít vào những không khí trong lành nhất và đẩy ra bên ngoài cơ thể những không khí độc, tiêu cực. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể vô cùng thoải mái. Hãy hít thở trong vòng 3 – 5 nhịp thở.
Chạm đầu lưỡi lên ngà của hàm răng trên 1 cách nhẹ nhàng. Không đè lưỡi xuống dưới sẽ làm tăng tiết nước bọt. Ngậm miệng nhẹ nhàng. Mắt mở nhẹ khoảng ⅓, nhìn về phía trước, cách khoảng 1m – 1,5m. Đầu không cúi xuống.
Hít thở 1 cách tự nhiên bằng mũi. Hít thở từ 1 đến 10 hơi thở. Sau đó, tiếp tục trở lại đếm 1 – 10. Chắc chắn bạn sẽ đếm nhầm sau vài lần đếm. Tuy nhiên, hãy cố gắng nhớ và đếm một cách chính xác từ 1 – 10 trong khoảng 10 – 15 phút ngồi thiền. Bạn chỉ cần nắm vững cách thiền này thì bạn đã chạm đến ngưỡng quản trị tốt cơ thể mình. Làm chủ tâm trí bản thân có thể không dễ như bạn tưởng. Nhưng nếu cố gắng, bạn sẽ dần quen và đạt được kết quả thiền định tốt.
Nhập thiền
3.3. Giai đoạn xả thiền
Lúc này, bạn hãy mở mắt ra hoàn toàn. Bắt đầu cử động thân thể một cách nhẹ nhàng để cơ thể làm quen với chuyển động sau quá trình ngồi kéo dài. Tiến hành xoa bóp 2 bàn tay để máu lưu thông. Sau đó xoa 2 bàn tay vào với nhau để làm nóng lên và đưa tay lên xoa mặt, mắt, mũi, tai, trán, miệng, đầu, gáy… Đây cũng xem như một phương pháp mát xa cơ thể để xua tan mệt mỏi, lưu thông khí huyết.
Sau khi đã hoàn tất xoa vai và cơ thể thì tiến hành tháo 2 chân ra. Khi mới tập, chân bạn có thể bị tê nên bạn phải tháo chân thật nhẹ nhàng. Với tư thế chân hơi co, bạn hãy xoa bóp cho chân. Đối với mặt trên của chân, bạn hãy xoa bóp dọc từ đùi xuống bàn chân. Đối với mặt dưới, bạn xoa bóp ngược từ bàn chân lên lại đùi. Làm như thế thì đôi chân mới có được sự thư giãn tối đa. Không giới hạn thời gian xoa bóp, bạn có thể làm đến khi nào thoải mái thì thôi.
Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn 1 cách tường tận tư thế ngồi thiền đúng. Đây là cách ngồi thiền đơn giản cho những ai mới bắt đầu. Thiền rất sâu xa, nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ thì có thể tìm hiểu ở những bài viết khác tại Elipsport.vn nhé.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, thiền định là ” trạng thái tự nhiên của ý thức “. Đây là một cách rèn luyện tâm trí để đạt đến trạng thái bình tĩnh về tinh thần và cảm xúc. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiền định khác nhau…
Hơn 3.000 nghiên cứu đã được thực hiện về lợi ích của thiền. Mỗi nghiên cứu dựa trên một kiểu thiền khác nhau. Một số lợi ích đáng quan tâm như: Vitamin cho não bộ và tâm trí, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, tạo nên một sức khỏe tổng thể tốt,….
Thông thường sẽ có 3 giai đoạn thiền là chuẩn bị tư thế ngồi thiền, giai đoạn nhập thiền và xả thiền.
Có 2 tư thế ngồi thiền cơ bản: Tư thế bán già và tư thế kiết già.
Không có thời gian cố định cho việc ngồi thiền. Miễn là bạn có thời gian, bạn có thể thiền bất kỳ khi nào. Thời gian thiền tối thiểu là 15 phút nên sẽ không chiếm nhiều thời gian thiền của bạn. Bạn có thể thiện sau khi thức dậy, chuẩn bị đi ngủ hoặc sau khi tập thể dục,…