Hướng dẫn bài tập Cacbohiđrat, trắc nghiệm hóa học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

1. Bài tập lý thuyết

 

1.1. Yêu cầu

– Nắm vững khái niệm, tính chất, các phản ứng hóa học đặc trưng.

– Nêu được hiện tượng phản ứng.

– Xác định tên chất dựa vào các tính chất hóa học.

– Xác định vai trò của các chất trong các phản ứng hóa học.

1.2. Ví dụ minh họa

Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là

A. glucozơ, etyl axetat.                                    B. glucozơ, anđehit axetic.

C. glucozơ, ancol etylic.                                   D. ancol etylic, anđehit axetic.

Giải

Các phản ứng: (C6H10O5)n + nH2O xrightarrow{H^+,,t^o} nC6H12O6 (glucozơ)

C6H12O6 xrightarrow{men,,30^o - 40^oC} 2C2H5OH + 2CO2. Đáp án C.

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic

(b) Phản ứng thủy phân xenlulozơ xảy ra được trong dạ dày của động vật ăn cỏ.

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo.

(d) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.

(e) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phàn ứng tráng bạc

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3.                            B.2.                             C. 4.                            D. 5.

Giải:

(a) Sai – tạo ra sobitol.

(b) Đúng – dạ dày động vật ăn cỏ có enzim xenlulaza thủy phân được xenlulozơ.

(c) Sai – sản xuất thuốc súng không khói.

(d) Đúng – H2SO4 đặc có tính háo nước.

(e) Sai – dung dịch gluczơ và fructozơ đều có khả năng tráng bạc.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ăn nhiều cơm có tăng cân không hay chỉ là lời đồn? 2022 | Mytranshop.com

Đáp án B.

 

2. Bài tập về phản ứng tráng bạc

 

2.1. Yêu cầu

– Nắm được tỉ lệ phản ứng: 1 glucozơ → 2Ag

– Lưu ý fructozơ cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

2.2. Ví dụ minh họa

Câu 1: Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2                         B. 32,4                         C. 10,8                         D. 21,6

Giải:

Tỉ lệ phản ứng: 1 glucozơ → 2Ag

⇒ nAg = 2nglu = 2.18/180 = 0,2 mol ⇒ mAg = 0,2.108 = 21,6 gam. Đáp án D.

Câu 2: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 32,4 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,3 M                      B. 6,0 M                      C. 3,0 M                      D. 0,6 M

Giải:

Tỉ lệ phản ứng: 1 glucozơ → 2Ag

⇒ nglu = nAg/2 = (32,4/108)/2 = 0,15 mol ⇒ CM dd glu = 0,15/0,05 = 3M. Đáp án C.

 

3. Bài tập về phản ứng thủy phân

 

3.1. Yêu cầu

– Nắm được tỉ lệ phản ứng: 1 saccarozơ → 1 glucozơ + 1 fructozơ

– Đối với phản ứng thủy phân tinh bột và xenlulozơ: 1 (C6H10O5) → 1 C6H12O6

– Dung dịch thu được sau phản ứng thủy phân có khả năng tráng bạc.

3.2. Ví dụ minh họa

Câu 1: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nên Uống Nước Gì Vào Buổi Sáng Để Giảm Cân? 2022 | Mytranshop.com

A. 21,60.                      B. 2,16.                      C. 4,32.                      D. 43,20.

Giải:

Tỉ lệ phản ứng: 1 saccarozơ → 1 glucozơ + 1 fructozơ

⇒ nglu = nfruc = nsac = 3,42/342 = 0,01 mol. 

Vậy nAg = 2(nglu + nfruc) = 0,04 mol ⇒ m = 0,04.108 = 4,32 gam. Đáp án C.

 

4. Bài tập về phản ứng lên men

 

4.1. Yêu cầu

– Nắm được tỉ lệ phản ứng: 1 glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2

– Bài toán thường kết hợp với quá trình thủy phân, phản ứng CO2 với kiềm, hiệu suất phản ứng,…

– Luyện tập sử dụng phương pháp quy đổi tỉ lệ khối lượng

4.2. Ví dụ minh họa

Câu 1: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất của quá trình lên men tạo thành ancol etylic là

A. 80%                         B. 70%                         C. 50%                         D. 60%

Giải:

Tỉ lệ phản ứng: 1 glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2

nancol = 92/46 = 2 mol ⇒ nglu pư = nancol/2 = 1 mol ⇒ mglu pư = 180 gam.

Vậy hiệu suất lên men là H = 180/300 = 0,6 hay 60%. Đáp án D.

Câu 2: Một loại mùn cưa có chứa 60% xenlulozơ. Dùng 1kg mùn cưa trên có thể sản xuất được V lít cồn 70° (biết hiệu suất của quá trình là 70%; khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml). Giá trị của V gần nhất với

A. 0,426                      B. 0,596                         C. 0,298                       D. 0,543

Giải:

Tỉ lệ phản ứng: 1 mol C6H10O5 (162 gam) → 2 mol C2H5OH (92 gam)

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Kinh Nghiệm Chọn Mua Ghế Massage Giá Tốt Chất Lượng 2022 | Mytranshop.com

Với 1kg mùn cưa thì mxenlulozơ = 1.60% = 0,6 kg ⇒ mancol = 0,6.92/162 = 0,34 kg (H=100%)

Thực tế H = 70% nên mancol tt = 0,34.70% = 0,238 kg = 238 gam

Thể tích rượu nguyên chất là Vancol = m/D = 238/0,8 = 297,5 ml

Thể tích cồn 70o là Vcồn = Vancol/0,7 = 297,5/0,7 = 425 ml hay 0,425 lit. Đáp án A.

 

5. Bài tập về phản ứng nitrat hóa xenlulozơ

 

5.1. Yêu cầu

– Nắm được tỉ lệ phản ứng: 1 (C6H7O2(OH)3) + 3HNO3 → 1 (C6H7O2(NO3)3)

– Bài toán thường kết hợp với hiệu suất

– Vận dụng phương pháp quy đổi theo tỉ lệ khối lượng

5.2. Ví dụ minh họa

Câu 1: Thể tích dung dịch HNO3 96% (D = 1,53 g/ml) cần dùng để tạo 29,7 gam xenlulozơ trinitrat là

A. 11,86 ml                 B. 4,29 ml                    C. 12,87 ml                 D. 3,95 ml

Giải:

Tỉ lệ: 3 mol HNO3 (189 gam) → 1 (C6H7O2(NO3)3) (297 gam)

Để tạo ra 29,7 gam xenlulozơ trinitrat cần mxenlulozơ = 29,7.189/297 = 18,9 gam.

Khối lượng dung dịch HNO3 96% là mdd = 18,9/0,96 = 19,7 ml

Thể tích dung dịch HNO3 là V = m/D = 19,7/1,53 = 12,87 ml. Đáp án C.

Câu 2: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

A. 2,20 tấn.                  B. 3,67 tấn.                  C. 2,97 tấn.                  D. 1,10 tấn.

Giải: 

Tỉ lệ: 1 (C6H7O2(OH)3) (162 gam) → 1 (C6H7O2(NO3)3) (297 gam)

Từ 2 tấn xemlulozơ sẽ điều chế được mxenlulozơ trinitrat = 2.297/162 = 3,67 tấn (H = 100%)

Mà thực tế H = 60% nên chỉ thu được mxenlulozơ trinitrat tt = 3,67.60% = 2,2 tấn. Đáp án A.

Leave a Comment