Bài tập luyện thở khí công đã và đang trở thành một phương thức hữu hiệu, giúp cho cuộc sống của nhiều người trở nên tốt đẹp, lành mạnh hơn. Thậm chí, có nhiều ghi nhận rằng nhiều người đã cải thiện được tình trạng các bệnh lý của mình nhờ vào cách luyện thở này. Đây quả là một công dụng hết sức “thần kỳ”.
Luyện thở khí công không phải bỗng dưng mà lại có thể hữu năng như thế? Vậy bí quyết xuất phát từ đâu? Làm cách nào để thực hiện các bài luyện thở khí công đúng nhất? Kiến thức sức khỏe này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây..
1. Thở bụng khí công như thế nào?
Có rất nhiều cách để thực hiện bài tập luyện thở khí công. Thế nhưng, có một cách thông dụng và đơn giản nhất, đồng thời không gây tác dụng phụ (ví dụ như tẩu hỏa nhập ma) đó là thở sổ tức 1 – 1. Theo vị cố GS. Ngô Gia Hy, động tác hít vào ph́ình bụng thuộc dương (nó kích thích trực giao cảm theo các quan niệm Tây Y) và song song thở ra hóp bụng lại thì thuộc âm (nó kích thích hệ đối giao cảm). Thời gian mà hai kỳ thở phải bằng nhau để có thể cân bằng được âm dương. Cùng với đó, nhịp thở phải chậm, từ từ, sâu, nhẹ và dài.
Thở khí công – cách thức giúp bạn có sức khỏe tốt hơn.
2. Các bài tập luyện thở khí công giúp chữa bệnh như thế nào?
Khi ta ứng dụng các bài tập luyện thở khí công, lúc hít vào phình bụng, cơ hoành được hạ xuống làm cho các cơ quan trong bụng cũng bị đẩy xuống. Khi ta thở ra và hóp bụng tối đa, cơ hoành được nâng lên, các cơ quan cũng bị kéo lên. Hoạt động đó đã phần nào giống như việc ta massage liên tục đều đặn và nhẹ nhàng cho toàn bộ những cơ quan bên trong như ruột, gan, dạ dày hay lá lách,… Từ đó, nó giúp làm điều hòa các nội tạng và nhất là cơ quan tiêu hóa của con người.
Việc thở như thế cũng sẽ điều tiết hệ thần kinh thực vật, nó giúp ta làm chủ hệ thần kinh của chính mình. Nhờ đó mà khí huyết của cơ thể lưu thông mạnh mẽ, tránh được hữu hiệu các rối loạn thần kinh như bị stress, những bệnh liên quan đến hưng phấn hoặc ức chế hệ thần kinh… Nhịp độ thở khi luyện khí công chậm, sâu và dài giúp cho oxy đến đầy đủ, thậm chí là tận cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể con người. Sự chuyển hóa nhờ vậy mà trở nên hoàn hảo nhất, tránh được mọi khả năng đào thải những chất có gốc tự do ngấm ngầm gây bệnh cũng như các chất oxy hóa xuất hiện từ tế bào tự hủy hoại vì thiếu oxy – đó là mầm mống của bệnh tật, bệnh ung thư,…
3. Hướng dẫn các bài luyện tập khí công
Theo bộ môn khí công, các bài tập luyện thở sẽ bắt đầu từ thở bụng dưới. Tức là thai tức pháp hay còn được cho là sự thu hút lấy năng lượng khí dương bên ngoài không gian xung quanh ta (gọi là thiên khí) và cả khí âm dưới đất (gọi là địa khí). Theo cùng với đó là khí oxy vào phổi nương theo huyết xuống phần đan điền (tức bụng dưới) để có thể biến thành “chân khí”. Nó sẽ theo các kinh mạch và từ từ đến nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng.
Bài tập luyện thở khí công thở bụng dưới cũng là lúc ta luyện vòng tiểu chu thiên (gọi là vòng nhâm đốc). Cách thở này điều hòa kinh âm ở trước thân vốn do mạch nhâm đảm nhiệm và điều hòa các kinh dương ở phía sau lưng do chính mạch đốc đảm nhiệm. Ngoài ra, ta còn luyện điều khí đi vào trong kỳ kinh bát mạch (gọi là vòng đại chu thiên) nhằm đả thông các kinh mạch và làm cho con người vô bệnh, trường thọ và giúp ta chống lại lão hóa. Vì vậy, bài tập luyện thở khí công có thể chữa được bệnh mất ngủ, bệnh cao huyết áp, bệnh thấp huyết áp, suy nhược cơ thể, chứng chóng mặt, rối loạn thần kinh thực vật. Nó còn giúp con người điều hòa khí huyết, chống lại các rối loạn thần kinh tim, hỗ trợ phục hồi được nguyên khí cho cơ thể một khi ta bị quá mệt do bị tiêu hao khí lực v.v…
Thở khí công như thế nào là đúng nhất?
Trong thở bụng dưỡng sinh với khí công, bạn nên tránh những kiểu thở quá sức căng thẳng, thở bế, ép hay nén,… Bởi vì như vậy có thể dẫn đến các tác dụng phụ rất không tốt cho cơ thể. Bạn phải chú ý ở khu đan điền, thở hít, khoan thai và chậm rãi, nhẹ nhàng, thở sâu, dài. Mặt khác, toàn bộ cơ thể của bạn đều phải thật thư giãn, thả lỏng hết mức tối đa thì nội khí mới sản sinh ra được, đồng thời các khí mới lưu thông xuyên suốt trong cơ thể. Khi vừa thở, bạn sẽ vừa cảm giác được bụng phình ra và khi nào thì bụng hóp lại. Lúc đầu tiên, việc thở chỉ là ư thức nhưng rồi lâu ngày sẽ biến thành vô thức. Sau chừng khoảng một năm áp dụng bài luyện thở khí công nơi bụng, người tập sẽ dần dầnchuyển được từ thở ngực qua thở bụng một cách như phản xạ tự nhiên nhất, kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt bình thường.
4. Kỹ thuật thở bụng khí công
Về mặt dưỡng sinh thì muốn áp dụng các bài tập luyện thở khí công thì ta nên thở bụng theo các kỹ thuật sau đây:
– Đứng hoặc ngồi trên ghế cao hay ngồi xếp bằng đều được.
– Hai tay người tập chồng lên nhau trước đan điền (đây là một huyệt ở bụng dưới, cách từ rốn khoảng 3 – 4 cm), nam thì đặt tay trái bên trong, nữ thì đặt tay phải bên trong. Lưỡi người tập đặt trên vòm họng, sát phần chân răng để nối thông với vòng nhâm đốc.
– Bắt đầu tập trung toàn bộ tư tưởng, đôi mắt mở hay nhắm cũng đều được, bạn hãy thả lỏng thư giãn toàn bộ cơ thể
– Hít vào cho bụng dưới phình to ra để cho khí từ huyệt thừa tương (đây là huyệt ở chỗ lõm dưới môi dưới) chạy xuống đan điền và hội âm (chính là huyệt sát hậu môn).
– Người vừa mới học không nên cưỡng ép quá và cũng không cần phải cố gắng phình to bụng lắm. Họ chỉ cần phình ra chút xíu là được rồi từ từ lâu ngày sẽ đạt được mức độ tốt nhất.
– Hơi thở cần phải thật chậm, nhẹ, sâu, dài, lưu ý không nín hơi.
– Khi bạn đã hít vào tối đa thì cần từ từ thở ra một hơi cũng thật chậm sâu dài, 2 tay của bạn ép vào bụng dưới càng sâu càng tốt, phần hậu môn nhíu lại một chút để tránh khỏi việc bị thoát khí. Khí sẽ đi qua huyệt trường cường và đi lên dọc theo mạch đốc. Cuối cùng đó là đến huyệt bách hội ở ngay giữa đỉnh đầu, chạy xuống huyệt ngân giao (ở vòm họng trên). Khi bạn thở ra hết rồi thì hãy bắt đầu hít vào trở lại và không nín hơi. Sau đó, hậu môn của bạn không nhíu nữa. Hãy nên nhớ rằng thời gian hít và thở phải bằng nhau.
Kỹ thuật thở khí công
Đó là những bài tập luyện thở khí công bạn nên biết. Luyện tập môn khí công không phải là điều dễ dàng. Do vậy, nếu như bạn không có quá nhiều thời gian để luyện tập thì hãy sử dụng ghế massage để có thể điều hòa khí huyết, đẩy nhanh tuần hoàn máu và giúp cơ thể vận hành tốt hơn. Các sản phẩm ghế massage tốt nhất hiện nay đều có mặt tại Elipsport.vn. Hãy gọi tham khảo ngay hoặc gọi 1800 6854 để được tư vấn chu đáo nhất bạn nhé!
Người việt chúng ta có câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” hay “Có sức khoẻ là có tất cả” và một nhà hiền triết đã từng nói: “Thà làm một kẻ ăn mày khoẻ mạnh còn hơn một ông vua ốm yếu”, vì vậy chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục tại nhà mọi lúc cùng Elipsport với các dòng máy chạy bộ Elip hoặc xe đạp tập, nếu gia đình khá giả bạn hãy cân nhắc một chiếc ghế massage sau một ngày mệt nhọc để thư giãn, giảm stress để có một giấc ngủ ngon nhé.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Có rất nhiều cách để thực hiện bài tập luyện thở khí công. Thế nhưng, có một cách thông dụng và đơn giản nhất, đồng thời không gây tác dụng phụ (ví dụ như tẩu hỏa nhập ma) đó là thở sổ tức 1 – 1.
Động tác hít vào ph́ình bụng thuộc dương (nó kích thích trực giao cảm theo các quan niệm Tây Y) và song song thở ra hóp bụng lại thì thuộc âm (nó kích thích hệ đối giao cảm).
Trong thở bụng dưỡng sinh với khí công, bạn nên tránh những kiểu thở quá sức căng thẳng, thở bế, ép hay nén,… Bởi vì như vậy có thể dẫn đến các tác dụng phụ rất không tốt cho cơ thể.
Thời gian mà hai kỳ thở phải bằng nhau để có thể cân bằng được âm dương.
Nhịp thở phải chậm, từ từ, sâu, nhẹ và dài.