Huyết Áp Cao Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm Và Biến Chứng Của Bệnh Tăng Huyết Áp 2022 | Mytranshop.com

Biến chứng tăng huyết áp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy huyết áp tăng cao bao nhiêu là nguy hiểm và biến chứng căn bệnh này gây ra là gì? Cùng Tập đoàn thể thao Elipsport tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Huyết áp cao là căn bệnh phổ biến rất nhiều người đang gặp phải, đặc biệt là những người cao tuổi. Huyết áp cao không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Chính vì vậy, cần thường xuyên chú ý đến huyết áp để kịp thời ngăn chặn những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

1. Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành năm 2010, một người có chỉ số huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên nghĩa là người đó đang bị tăng huyết áp. Vậy huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm? Theo tổ chức Y tế thế giới cũng như Hội tim mạch Việt Nam năm 2008 cho biết, có ba loại huyết áp cao được tính là nguy hiểm:

  • Giai đoạn 1 – giai đoạn nguy hiểm: huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
  • Giai đoạn 2 – giai đoạn rất nguy hiểm: huyết áp tâm thu từ 160-179 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
  • Giai đoạn 3 – giai đoạn đặc biệt nguy hiểm: huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 110 mmHg.

Vây huyết áp cao có nguy hiểm không và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Cùng tìm hiểu những biến chứng của huyết áp cao có thể gây nên qua phần tiếp theo sau đây.

biến chứng tăng huyết áp

Huyết áp cao

2. Những biến chứng khi bị cao huyết áp là gì?

Theo các bác sĩ khoa tinh mạch, những biến chứng của cao huyết áp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vóc dáng và sức khỏe người bệnh có thể kể tới: 

2.1. Biến chứng tăng huyết áp về tim

Tim là cơ quan chịu biến chứng nhiều nhất của “kẻ giết người thầm lặng” cao huyết áp. 

  • Khi bị huyết áp tăng, tim cần hoạt động nhiều hơn để bơm máu chống lại áp lực cao trên thành mạch, đây là nguyên nhân dẫn tới phì đại tim.
  • Khi cơ tim trở nên dày hơn, tim không thể bơm máu kịp tới toàn bộ cơ thể, dẫn tới tình trạng suy tim.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp có thể gặp nhiều cơn đau tim.
  • Nhồi máu cơ tim cũng là một biến chứng của bệnh cao huyết áp.
  • Nguy cơ mắc bệnh rối loạn lipid máu.

2.2. Biến chứng về mạch

  • Bệnh nhân có thể mắc chứng phình động mạch. Nguyên nhân dẫn tới điều này là do huyết áp tăng khiến thành mạch của cơ thể trở nên yếu dần đi và phình to ra, dẫn tới phình động mạch. Thậm chí, tình trạng này nghiêm trọng có thể khiến các mạch máu bị vỡ ra và gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
  • Tăng huyết áp có thể dẫn tới xơ vữa động mạch.

2.3. Biến chứng của tăng huyết áp về thận

  • Động mạch thận có thể bị thu hẹp khi người bệnh bị cao huyết áp dẫn tới suy thận.
  • Ngoài ra, protein sẽ đào thải ra khỏi cơ thể.

2.4. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp về não

Khi các động mạch bị thu hẹp sẽ dẫn tới tình trạng máu kém lưu thông tới não, khiến não chịu nhiều tổn thương như: 

  • Đột quỵ.
  • Tai biến mạch máu não.
  • Nhồi máu não.
  • Xuất huyết não.
  • Giảm trí nhớ, thậm chí là mất trí nhớ. 

2.5. Biến chứng tăng huyết áp về mắt

  • Mờ mắt, nặng hơn có thể dẫn tới mù lòa.
  • Xuất huyết võng mạc.

2.6. Biến chứng về chuyển hóa trong cơ thể

Khi bị tăng huyết áp, nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể bị ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc, gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể có thể kể tới như: 

  • Vòng hai tăng.
  • Lượng cholesterol tốt giảm dần.
  • Nồng độ insulin tăng cao.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Những biến chứng này chính là nguyên nhân dẫn tới việc bệnh nhân cao huyết áp thường mắc thêm bệnh tiểu đường, đái tháo đường. 

huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm

Cao huyết áp mang tới nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Cách điều trị bệnh cao huyết áp tại nhà

Để điều trị bệnh cao huyết áp tại nhà, các chuyên gia khuyên người bệnh nên xây dựng một lối sống lành mạnh như:

  • Thực hiện việc giảm cân nặng bởi theo nghiên cứu cứ mỗi 1kg người bệnh giảm sẽ hạ 1 mmHg huyết áp.
  • Hạn chế uống rượu, bia và các loại thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ, … tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái. Tránh giận dữ, lo âu kéo dài.
  • Thường xuyên đo huyết áp tại nhà để theo dõi và kiểm soát tình trạng cao huyết áp.
  • Tập thể dục hằng ngày. Theo nghiên cứu, đi bộ nhanh 40 phút mỗi ngày, thực hiện đều đặn 4 lần mỗi tuần sẽ giúp người bệnh cao huyết áp giảm 5-15mmHg. Tập đoàn thể thao Elipsport luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình điều trị huyết áp cao, tăng cường sức khỏe với bộ sản phẩm máy chạy bộ ELIP.

bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không

Đi bộ nhanh 40 phút hằng ngày giúp giảm huyết áp hiệu quả

Những thông tin về biến chứng tăng huyết áp từ các bác sĩ chuyên khoa tim mạch trên đây hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không và có biện pháp điều trị kịp thời. Luyện tập tại nhà với máy chạy bộ, xe đạp tập hay thư giãn cơ thể với ghế massage đều là những biện pháp giúp giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Thảo Phạm

Khi huyết áp tăng cao, bạn sẽ thấy mỏi vai gáy, tim đập nhanh, nhức đầu dữ dội, mờ mắt hay khó thở… Trường hợp nặng hơn có thể bị ngất xỉu và mất ý thức và có thể dẫn đến đột quỵ. Vì vậy bạn cần quan tâm đến việc sức khỏe tim mạch của bản thân bằng việc dành nhiều thời gian tập thể thao như chạy bộ với may chay bo Elipsport hoặc đạp xe đạp tập hoặc sử dụng máy massage toàn thân để xoa bóp, thư giãn vì như vậy sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn hỗ trợ tốt cho việc phòng bệnh. 

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Các Bài Tập Chân Để Sút Bóng Mạnh Bạn Cần Biết 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment