Khi bị thiếu máu ăn gì để bổ sung máu và hồi phục thể chất 2022 | Mytranshop.com

Thiếu máu ăn gì? Câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc trong thời gian gần đây sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này. Cùng xem đâu là những loại thực phẩm cần bổ sung khi bị thiếu máu cũng như cách chăm sóc người bị thiếu máu ra sao nhé.

Thiếu máu hiện nay không phải là một tình trạng hiếm. Nếu phát hiện kịp thời, người bệnh sẽ không có ảnh hưởng gì quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng ngược lại nếu phát hiện chậm, tình trạng bệnh sẽ nặng dần dẫn đến một số biến chứng không mong muốn. Xét nghiệm tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần là phương pháp giúp bạn kiểm tra nhanh tình trạng có hay không có. Cũng như tiến độ phát triển của bệnh. Cùng với điều trị thì chế độ ăn uống cũng cần được chú trọng. Vậy thiếu máu ăn gì? 

1. Thiếu máu là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thiếu máu là hiện tượng lượng hồng cầu cũng như lượng huyết sắc tố (có trong máu ngoại vi) bị giảm đi. Từ đó làm cho lượng oxy không thể truyền đủ đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể.

Thiếu máu ăn gì

Thiếu máu là gì?

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu

Hemoglobin là 1 loại protein giàu chất sắt giúp máu có màu đỏ. Loại protein này giúp các hồng cầu đưa oxy từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Trung bình, nồng độ Hemoglobin trong cơ thể ở vào khoảng 13g/dl (130g/l) đối với nam giới. Chỉ số này ở nữ giới là 12g/dl (120g/l) và ở người lớn tuổi là 11g/dl (110g/l). Nếu nồng độ thấp hơn con số này thì người đó được xác nhận là thiếu máu.

Ngoài ra, còn một số bệnh thiếu máu còn do:

  • Thiếu máu do giảm quá trình sản xuất máu tại tủy xương: Khi tủy xương bị suy giảm chức năng, nơi đây sẽ giảm hoặc ngưng tạo hồng cầu dẫn đến hiện tượng thiếu máu.
  • Thiếu máu do thiếu chất sắt: Sắt là một nguyên tố vi lượng, rất nhỏ khoảng 0,004% và phân bố ở các tế bào trong cơ thể. Sắt tuy ít nhưng lại chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giúp quá trình cấu tạo Hemoglobin của hồng cầu. Ngoài ra là các sắc tố hô hấp trong các mô tế bào và cả myoglobin của cơ vân. Sắt còn giúp củng cố hệ miễn dịch, tiêu diệt virus, vi khuẩn muốn xâm nhập vào cơ thể. Giúp giảm đau bụng do kinh nguyệt, giải phóng năng lượng, cơ thể phát triển ổn định. Hỗ trợ tăng cường sinh lý và tăng khả năng tập trung. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào quá trình giữ và vận chuyển oxy, lấy đi CO2 trong tế bào,…
  • Thiếu máu do thiếu acid folic: Nói đơn giản acid folic là một chất vô cùng quan trọng. Nó tham gia vào hầu hết các phản ứng hóa học có lợi cho cơ thể, giúp tổng hợp ADN,… Acid folic thường có trong thức ăn, nhất là trong những loại rau xanh. Những người ít ăn rau, trái cây, nghiện rượu, sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai,… Họ là những người dễ bị thiếu acid folic. 
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Thiếu vitamin B12 là do thiếu 1 số yếu tố nội tại như thiếu protein trong dạ dày. Dạ dày bị tắt bỏ 1 phần hay toàn bộ, có quá nhiều vi khuẩn gây hại sinh trưởng trong ruột non. Do bệnh Celiac gây cản trở cơ thể hấp thụ vitamin B12,… Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng dẫn đến thiếu loại vitamin này.
  • Thiếu máu do tán huyết miễn dịch: Đây là nguyên nhân thiếu máu mà khi cơ thể xuất hiện kháng thể chống lại hồng cầu như lupus ban đỏ. Người bệnh mắc phải rối loạn tăng sinh của tế bào lympho. Sau khi mắc phải mycoplasma pneumoniae, thủy đậu, EBV, quai bị, sởi,…hoặc do sử dụng một số loại thuốc có kháng thể kháng hồng cầu.
  • Thiếu máu do suy thận mạn tính: Thận là cơ quan rất quan trọng trong việc điều hòa để sản xuất erythropoietin. Erythropoietin là 1 nội tiết tố giúp kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. Người khi mắc bệnh suy thận mạn tính, thận sẽ bị tổn thương. Do đó không thể tạo được đủ chất kích thích đến tủy xương để tạo máu (EPO).
  • Ngoài ra, còn một số nguyên nhân thiếu máu như: Thiếu máu do bất sản vô căn, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu do hồng cầu khổng lồ. Bệnh thiếu máu Địa Trung Hải (Thalassemia), thiếu máu ác tính,…

Thiếu máu ăn gì

Những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu

3. Thiếu máu ăn gì? 

Cách thức đơn giản và hữu hiệu nhất trong việc điều trị thiếu máu chính là qua con đường ăn uống. Một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất như vitamin B12, acid folic, sắt,… Bên cạnh đó giảm ăn các thực phẩm bẩn, kém chất lượng, các chất kích thích,… Vậy thiếu máu ăn gì? Hãy tìm hiểu một số gợi ý dưới đây.

3.1. Thiếu máu ăn thịt có màu đỏ rất tốt

Các loại thịt có màu đỏ, đặc biệt là màu đỏ đậm như: Thịt heo, thịt dê, cừu, thịt bò, gan động vật,… chứa hàm lượng chất sắt dồi dào. Nên bổ sung những loại thịt này vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho người bị thiếu máu. Tuy nhiên, trong những loại thịt có màu đỏ cũng chứa rất nhiều hàm lượng cholesterol. Vậy nên sử dụng quá nhiều hay lạm dụng sẽ khiến người thiếu máu dễ bị mắc các bệnh về tim mạch,… Chỉ nên sử dụng vừa đủ, bổ sung từ từ, đều đặn thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

3.2. Thiếu máu ăn hải sản cung cấp nhiều chất sắt

Để thay đổi đa dạng khẩu phần ăn, bạn có thể suy nghĩ đến việc ăn hải sản. Đây cũng là loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt. Theo nghiên cứu thì sò là loại hải sản chứa nhiều sắt hơn cả. Hơn thế nữa, hãy ăn các loại cá để bổ sung lượng vitamin B12 cần thiết trong việc sản sinh hồng cầu. Các loại cá như cá hồi, cá tuyết,…chứa hàm lượng vitamin này rất cao. Vì thế nếu thiếu máu, hãy nhớ rằng bạn nên ăn hải sản.

Thiếu máu ăn gì

Thiếu máu ăn chất sắt

3.3. Thiếu máu ăn trứng giúp cải thiện sức khỏe

Như chúng ta biết, trứng là loại thực phẩm chứa nhiều protein có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó, có thể nói chúng còn chứa một hàm lượng rất cao các vitamin, chất sắt cùng các khoáng chất cần thiết. Sử dụng trứng trong các những bữa ăn sáng vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa dễ tiêu hóa. Ăn trứng mặt khác còn giúp bổ sung năng lượng đủ cho cả một hoạt động hằng ngày của cơ thể. Tuy nhiên, đừng lạm dụng loại thực phẩm này quá nhé. Mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả trứng gà. Đối với người bị cao huyết áp không nên ăn quá nhiều, chỉ từ 1 – 2 quả/tuần.

3.4. Thiếu máu nên bổ sung nhiều thực phẩm rau xanh

Thiếu máu ăn gì? Thiếu máu không ăn thực phẩm có màu xanh là một điều không nên. Những loại thực phẩm có màu xanh, nhất là màu xanh đậm như: cải bó xôi, bông cải xanh, rau bina, rau diếp, đậu bắp, cải xoăn, rau muống,… Chúng đều có chứa hàm lượng cao sắt cùng nhiều vitamin A, K, C, magie, canxi,… cũng như folat. Rau xanh không những chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn rất dễ chế biến. Ăn rau không bị ngán, rất thích hợp để có trong những bữa cơm hằng ngày.

3.5. Trái cây cũng là nhóm thực phẩm bổ sung máu hiệu quả

Theo như nhiều nghiên cứu thì trái cây có họ hàng với chanh như: Cam, quýt, tắc, bưởi,… hay những loại trái cây giàu vitamin C,… Chúng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị thiếu máu. Vitamin C có vai trò đẩy nhanh quá trình hấp thu chất sắt. Từ đó giúp duy trì lưu thông khí huyết trong cơ thể. 

Thiếu máu ăn gì

Ăn nhiều trái cây rất tốt cho người thiếu máu

3.6. Củ cải đường

Củ cải đường được biết là loại thực phẩm có chứa hàm lượng sắt dồi dào. Sử dụng của cải đường thường xuyên giúp cơ thể tổng hợp sắt. Giúp hỗ trợ sản sinh và lưu thông máu, oxy trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng củ cải đường để chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống trực tiếp. Sử dụng trực tiếp củ cải đường theo dạng nước ép sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

3.7. Uống sữa giúp bổ sung lại lượng máu

Nếu bạn còn đang thắc mắc thiếu máu ăn gì thì sữa cũng là một loại thực phẩm giúp bổ sung các dưỡng chất có lợi trong việc gia tăng lượng máu. Trong một số loại sữa, bạn sẽ tìm thấy hàm lượng sắt, vitamin B12 cùng nhiều dưỡng chất tốt đẹp khác. Người thiếu máu hãy uống ít nhất một ly sữa mỗi ngày giúp bổ sung nhanh chóng lượng máu thiếu hụt. Sữa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

3.8. Thiếu máu ăn nho khổ để bổ sung lượng máu cho cơ thể

Nho khô là một loại thực phẩm sử dụng dùng làm đồ ăn vặt, đồ ăn kèm trong các món bánh, nước uống,… Trong quả nho khô chứa rất nhiều sắt nên bạn có thể an tâm ăn vặt bằng nho khô mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bị thiếu máu có thể ăn loại quả này hằng ngày. Thế nhưng nhớ là đừng ăn quá nhiều, chỉ nên sử dụng vài quả 1 ngày. Trong quả nho còn chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa cho cơ thể khỏe mạnh, trẻ đẹp.

3.9. Mật ong hỗ trợ những người thiếu máu

Mật ong tự nhiên mang lại rất nhiều tác dụng tốt đẹp đến cho cơ thể. Người thiếu máu ăn gì, ăn mật ong cũng chính là cách giúp lấy lại lượng máu thiếu hụt rất hiệu quả. Mật ong chứa nhiều chất giúp tích tụ chất sắt bên trong cơ thể. Sử dụng mật ong còn giúp cân bằng lượng huyết cầu máu đỏ với huyết sắc tố. Bạn có thể dùng trực tiếp 1 muỗng mật ong mỗi ngày hoặc pha nước ấm, vài giọt chanh và mật ong để uống vào mỗi buổi sáng. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn tỉnh táo để bắt đầu 1 ngày mới.

3.10. Thiếu máu nên ăn các loại đậu, hạt giúp bổ sung dưỡng chất

Các loại hạt, đậu cũng chứa hàm lượng sắt rất cao. Bên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự hình thành máu. Cũng như tăng cường quá trình vận chuyển máu lưu thông dễ dàng. Các loại đậu thông dụng như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,… Các loại hạt cung cấp nhiều sắt có thể kể đến như: hạt chia, hạt mè, hạt hướng dương, hạt điều,…

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại viên uống giúp bổ sung sắt cho cơ thể. Các chuyên gia cũng khuyên dùng loại viên uống này. Tuy nhiên, nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế, không được sử dụng tùy tiện gây hại đến cơ thể. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nên bổ sung nhiều sắt để tránh tình trạng thiếu máu. Thay vì thiếu máu ăn gì thì uống sắt cũng là một cách hay.

Thiếu máu ăn gì

Các loại đậu, hạt giúp bổ sung sắt

Qua bài viết về thiếu máu ăn gì trên đây hy vọng bạn đã có thể tự trang bị cho bản thân một chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, đừng để bệnh diễn biến nặng sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe!

Ngoài chế độ ăn uống bổ dưỡng, bạn nên kết hợp tập luyện thể thao đều đặn hằng ngày để tăng cường sức khỏe toàn diện. Sử dụng máy chạy bộ điện hay xe đạp tại chỗ là phương pháp được nhiều người trẻ lựa chọn bởi tính tiện lợi của nó. Nếu bạn không có nhiều thời gian rãnh mỗi ngày đến phòg gym, hãy thử bắt đầu với các thiết bị tập luyện tại nhà nhé!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thiếu máu là hiện tượng lượng hồng cầu cũng như lượng huyết sắc tố (có trong máu ngoại vi) bị giảm đi. Từ đó làm cho lượng oxy không thể truyền đủ đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể.

Các loại thịt có màu đỏ, đặc biệt là màu đỏ đậm như: Thịt heo, thịt dê, cừu, thịt bò, gan động vật,… chứa hàm lượng chất sắt dồi dào. Nên bổ sung những loại thịt này vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho người bị thiếu máu.

Theo nghiên cứu thì sò là loại hải sản chứa nhiều sắt hơn cả. Hơn thế nữa, hãy ăn các loại cá để bổ sung lượng vitamin B12 cần thiết trong việc sản sinh hồng cầu. Các loại cá như cá hồi, cá tuyết,…chứa hàm lượng vitamin này rất cao

Trong một số loại sữa, bạn sẽ tìm thấy hàm lượng sắt, vitamin B12 cùng nhiều dưỡng chất tốt đẹp khác. Người thiếu máu hãy uống ít nhất một ly sữa mỗi ngày giúp bổ sung nhanh chóng lượng máu thiếu hụt, giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.

Người thiếu máu ăn gì, ăn mật ong cũng chính là cách giúp lấy lại lượng máu thiếu hụt rất hiệu quả. Mật ong chứa nhiều chất giúp tích tụ chất sắt bên trong cơ thể. Sử dụng mật ong còn giúp cân bằng lượng huyết cầu máu đỏ với huyết sắc tố. Bạn có thể dùng trực tiếp 1 muỗng mật ong mỗi ngày hoặc pha nước ấm, vài giọt chanh và mật ong để uống vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể bạn tỉnh táo để bắt đầu 1 ngày mới.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Gợi ý bữa ăn sáng eat clean đơn giản ngon miệng 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment