Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất 2022 | Mytranshop.com

I. Khí quyển

– Khái niệm: là lớp không khí bao quanh Trái Đất luôn chịu ảnh hưởng của Vũ Trụ, trước hết là Mặt Trời.

– Thành phần khí quyển: Khí nitơ 78,1%; ôxi 20,43%, hơi nước và các khí khác 1,47%.

– Ý nghĩa: Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.

1. Các khối khí

– Mỗi bán cầu có 4 khối khí chính:

+ Khối khí cực rất lạnh (A).

+ Khối khí ôn đới lạnh (P).

+ Khối khí chí tuyến rất nóng (T).

+ Khối khí xích đạo nóng ẩm (E).

– Mỗi khối khí chia thành kiểu: hải dương – ẩm (m) và lục địa – khô (c)

2. Frông

– Là mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

– Mỗi bán cầu có hai frông cơ bản:

+ Frông địa cực (FA).

+ Frông ôn đới (FP).

– Ở Xích Đạo, các khối khí tiếp xúc nhau đều là khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau => tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai nửa cầu.

II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

a. Bức xạ Mặt Trời

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cốp pha là gì? Lợi Ích Của Việc Sử Dụng Cốp Pha Trong Xây Dựng? || Phụ kiện và Cốp Pha Việt 2022 | Mytranshop.com

+ Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho Trái Đất.

b. Nhiệt độ không khí

+ Nhiệt độ của không khí ở tầng đối lưu được cung cấp từ nhiệt của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.

+ Góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn và ngược lại.

2. Sự phân bố nhiệt độ không khí

a. Phân bố theo vĩ độ địa lí

– Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực (từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao).

– Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).

b. Phân bố theo lục địa và đại dương

– Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.

+ Cao nhất 300C (hoang mạc Xahara).

+ Thấp nhất -30,20C (đảo Grơn-len).

– Do sự hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau => Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. 

–  Do ảnh hưởng của các dòng biển => Nhiệt độ thay đổi theo bờ các lục địa.

c. Phân bố theo địa hình

+ Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao: do càng lên cao không khí càng loãng, bức xạ mặt đất càng mạnh.

+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.

– Nhiệt độ không khí cũng thay đổi khi có sự tác động của các nhân tố: lớp phủ thực vật; hoạt động sản xuất của con người.

Leave a Comment