Hiện nay bếp của các gia đình chịu sự chi phối của không gian sống đô thị, do đó có sự hạn chế về diện tích. Diện tích nhà bếp không quá rộng, việc sắp xếp và bố trí thiết bị bếp, kích thước tủ bếp trở thành yêu cầu thiết yếu để gia chủ có thể có một không gian sinh hoạt khoa học, chuẩn phong thủy.
Bếp là một trong những không gian quan trọng, được xem là không gian trung tâm kết nối các thành viên. Là nơi giữ lửa, mang đến sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Từ việc đặt hướng bếp, vị trí bếp cho đến kích thước bếp, đều phải tuân thủ chặt chẽ những yếu tố chuẩn phong thủy và khoa học.
Kích thước bếp tiêu chuẩn hiện nay là bao nhiêu?
Bếp là không gian mà người nội trợ sử dụng nhiều nhất trong nhà, việc thiết kế một không gian bếp không có sự tương thích với chiều cao người sử dụng thì đó là một sự phản khoa học, mang đến những phiền phức khi sử dụng, đồng thời làm mất đi năng lượng sinh khí tốt đẹp của bếp.
Kích thước tủ bếp theo tiêu chuẩn của người Việt là bao nhiêu?
Kích thước bếp tiêu chuẩn cần căn cứ trên các yếu tố chung khi thiết kế, tuân thủ những thông số thông dụng. Đồng thời kích thước này cần phù hợp với nhu cầu sử dụng và chiều cao của các thành viên trong gia đình. Một trong những yếu tố tác động lớn đến kích thước bếp nữa chính là diện tích thiết kế, chiều cao mặt sàn, trần, kích thước thiết bị bếp như máy rửa bát…
Với kinh nghiệm tư vấn thiết kế nhiều năm, kiến trúc sư của Wedo có thể hệ thống khái quát những thông số cơ bản về kích thước bếp tiêu chuẩn phù hợp với người Việt như sau:
Kích thước tủ bếp cụ thể từng loại phụ thuộc vào chiều cao người sử dụng
1. Kích thước tủ bếp dưới
Kích thước tiêu chuẩn chiều cao của tủ bếp dưới thông thường là 81cm đến 85cm, chiều sâu là 60cm. Kích thước này được tính toán dựa trên chiều cao trung bình của người Việt, các thiết bị bếp như máy rửa bát, lò nướng, các loại bếp từ…
2. Kích thước tủ bếp trên
Kích thước tủ bếp trên có độ cao từ 45cm đến 75cm, độ sâu trung bình từ 30cm đến 35cm. Với kích thước này được tính toán và phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của các thiết bị như máy hút mùi, máy sấy bát…
3. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới
Khoảng cách tiêu chuẩn giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới có khoảng cách từ 60cm đến 80cm. Khoảng cách này giúp khoảng không gian giữa bàn bếp, tủ trên và dưới thông thoáng, hệ thống máy hút mùi hoạt động hiệu quả, không gây bất tiện trong quá trình nấu nướng. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới thường được thi công bằng kính cường lực gia cường chịu nhiệt, hoặc đá tự nhiên để đảm bảo tính năng thẩm mĩ chung cho không gian.
Khoảng cách giữa tủ tên và dưới phải khoa học và phù hợp
4. Khoảng cách kích thước các thiết bị bếp
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và khu vực khoang chậu rửa, khu vực khác là 40cm đến 80cm. Tổng chiều cao của toàn bộ tủ tính từ trên xuống dưới từ 2.4m đến 2,5m, tầm với mở cửa tủ trên là 1.8m đến 1.9m. Không thiết kế cao quá con số quy định tối đa này. Điều này sẽ đảm bảo mặt bằng chung khi thiết kế bếp.
5. Kích thước bàn bếp
Thông thường bàn bếp phải có không gian để người làm bếp thao tác và độ cao hợp lý. Nên lấy chiều cao của người sử dụng để làm căn cứ thiết kế. Chiều cao của bàn bếp nên trong khoảng 86cm đến 89cm và 94cm đến 1m là hợp lý và chuẩn khoa học. Chiều roongjc ủa bàn bếp trong khoảng 47cm đến 50cm hoặc 55cm đến 62cm.
6. Kích thước cánh tủ bếp
Kích thước cánh tủ bếp phụ thuộc vào chất liệu thiết kế là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp.
- Kích thước cánh tủ bếp tự nhiên
+ Chiều rộng kích thước cánh tủ bếp gỗ tự nhiên là 30cm đến 37cm
+ Chiều cao kích thước cánh tủ gỗ tự nhiên là 70cm đến 80cm
- Kích thước cánh tủ bếp công nghiệp
+ Chiều rộng cánh tủ bếp công nghiệp từ 30cm đến 50cm. Có sự khác biệt với cảnh tủ bếp gỗ công nghiệp do gỗ công nghiệp được tạo thành từ mùn gỗ ép lại thành tấm, cho nên thường có khổ rộng hơn.
+ Chiều cao kích thước cánh tủ bếp gỗ công nghiệp từ 70cm đến 80cm, kích thước chung phù hợp với chiều cao người sử dụng.
Kích thước tiêu chuẩn bếp phải phù hợp với mặt bằng không gian chung
Những tiêu chuẩn thiết kế kích thước tủ bếp trên đây là những kích thước chung, phù hợp với chiều cao trung bình người Việt, phù hợp với diện tích thiết kế bếp của nhiều gia đình. Với những công trình đặc thù hoặc người sử dụng có chiều cao đặc biệt, sẽ có những kích thước tiêu chuẩn đặc biệt phù hợp với từng không gian.
Tuyệt chiêu sở hữu không gian bếp chuẩn phong thủy để thu hút tài lộc
1. Phong thủy âm dương cân bằng trong nhà bếp
Trong phong thủy học, nhà bếp là mới mà Thủy Hỏa tương phùng, nếu có thể làm cho Tủy Hỏa trong nhà bếp cân bằng, hòa hợp thì sẽ có lợi cho sự hưng thịnh của căn nhà.
Nhà bếp thuộc tính dương, để cân bằng không gian âm dương, chúng ta có thể lấy một góc bếp làm khu vực đặt bàn ăn, giúp phong thủy nhà bếp được cân bằng âm dượng. Âm dương cân bằng, hài hòa sẽ giúp mang đến sự may mắn, thịnh vượng của gia chủ.
2. Không đặt bếp tại trung tâm của ngôi nhà
Theo cách nói cũng như quan niệm truyền thống, trung tâm nhà là mắt huyệt, cũng chính là vị trí hoàng cực, khu vực hạt nhân của toàn bộ ngôi nhà. Khu vực này cần phải giữ được sự thanh tịnh và an toàn, cho nên thường dùng để làm phòng ngủ.
Tuyệt đối không đặt bếp ở khu vực trung tâm của ngôi nhà, nhà bếp không những có hỏa khí, mùi thức ăn, nước, những tạp âm, khí nóng của các thiết bị nhà bếp… tấn công vào mắt huyệt thanh tịnh, hủy hoại sinh khí, làm giảm sinh khí trong nhà, hoặc có thể biến sinh khí tốt thành sinh khí xấu, cực có hại cho sức khỏe cũng như may mắn tài lộc của gia chủ. Nếu không có cách thay đổi bố cục thiết kế mặt bằng tì phải tìm cách hóa giải. Khi nấu nướng phải thường xuyên mở cửa sổ, để giảm bớt sự đọng lại của sinh khí xấu trong nhà.
Không đặt bếp tại trung tâm của ngôi nhà
3. Nhà bếp không được đối diện với cửa chính
Cửa chính là điểm quan trọng của ngôi nhà, nơi thu hút ánh sáng và dòng sinh khí, thường được thiết kế tránh xa cửa nhà bếp và nhà vệ sinh. Nhà bếp không được thiết kế đối diện với cửa chính, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Cách hóa giải đơn giản nếu như không tránh được bố cục trùng sát này là treo một la bàn phong thủy cạnh cửa, hoặc treo “xâu tiền cổ Lục Đế” trên bậc cửa nhà bếp.
4. Nhà bếp và nhà vệ sinh không được chung cửa
Nhà bếp là nơi khởi nguồn tài lộc, cần phải thường xuyên thu nạp lộc khí. Còn nhà vệ sinh là nơi tỏa ra những dòng khí bất lợi. Mặt khác nhà bếp thuộc Hỏa, nhà vệ sinh lại thuộc Thủy, Hỏa khắc Thủy, nếu nhà bếp và nhà vệ sinh thiết kế chung cửa sẽ dẫn không dung hòa, vợ chồng mâu thuẫn với nhau.
Nhà vệ sinh là nơi có nhiều uế tạp, nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn, nếu đặt gần phòng bếp thì sẽ không an toàn cho sức khỏe, do đó nên thiết kế tách biệt hai không gian này ra với nhau.
Nhà bếp và nhà vệ sinh không được chung cửa
Mách nhỏ bạn những cách sở hữu phòng bếp khoa học
1. Bố cục nhà bếp với kích thước tủ bếp chuẩn mang lại may mắn
Muốn nhà bếp trở nên cát lợi, thu hút sinh khí, ngoài thiết kế bếp đúng kích thước, chúng ta cần chú ý những điểm sau:
- Nhà bếp nên đặt theo hướng Đông hoặc Đông Nam của căn nhà
- Ánh sáng trong nhà bếp luôn đủ đầy, không khí lưu thông thông suốt
- Nhà bếp không nên kề sát phòng ngủ
- Nhà bếp luôn ngăn nắp, sạch sẽ
- Trong nhà bếp phải có âm dương cân bằng
- Cửa bếp không được thẳng với cửa nhà bếp
- Lưng bàn bếp phải dựa tường, không có khoảng trống
- Không gian và độ cao bên trên bếp lò phải hợp lý
- Dao và những thứ sắc nhọn trong nhà bếp không được để lộ ra ngoài
- Vị trí của vòi nước và mặt bếp ga trong nhà nên tránh đặt sát cửa bếp
2. Những chỗ không phù hợp để đặt bếp
Khi thiết kế bếp nên chú ý tránh những chỗ đặt bếp không phù hợp như sau:
Nến chú ý để tránh đặt bếp vào những chỗ phạm sinh khí
Thứ 1: không đặt bếp dưới xà ngang, khiến ngươi đứng nấu nướng có cảm giác bị đè nén, nhiệt lượng từ bếp tỏa ra sẽ trực tiếp bay lên xà ngang, biểu thị tinh thần bốc hỏa, làm cho tinh thần của các thành viên trong gia đình luôn bất an.
Thứ 2: không đặt bếp bên dưới nhà vệ sinh ở tầng trên
Thứ 3: không đặt bếp phía dưới đường ống nước, nếu thủy hỏa tương phùng sẽ ảnh hưởng đến tài vận
Thứ 4: bếp không được đặt ở những nơi có tường kính hoặc không có chỗ dựa. Bởi vì phía sau nếu trống trải sẽ ảnh hướng đến sức khỏe và hôn nhân, con đường công danh tài lộc của chủ nhà.
3. Đặt bàn bếp ở những vị trí nào là tốt nhất
Nhà bếp tượng trưng cho tài lộc, sự no đủ, và sức khỏe của gia đình. Khi bố trí bàn bếp và thiết kế kích thước bếp tiêu chuẩn nên có gắng bố trí ở phương hướng có lợi nhất. Theo nguyên tắc chung nên đặt bàn bếp ở 3 hướng sau:
Nên đặt bàn bếp ở những nơi chuẩn hướng để đón nhận được sinh khí
Thứ 1: Hướng Nam, sẽ có tác dụng trừ tà đuổi ma, giúp cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, đồng thời giúp con cái trưởng thành, tinh thần thoải mái, nếu đặt theo hướng Đông Nam còn cố thể tránh được tai họa.
Thứ 2: Hướng Bắc, có thể tránh được những việc ngoài ý muốn như lụt lội, hỏa hoạn và những tranh chấp kiện tụng, đảm bảo cuộc sống bình yên cho gia đình.
Thứ 3: Hướng Đông, nếu muốn tự hợp tài khí, đây là cách tốt nhất, không những tránh được trộm đạo, hỏa hoàn mà còn có thể giúp tạo nên thói quen tiết kiệm.
4. Cấu trúc không gian của nhà bếp
Hiện nay do diện tích sử dụng có sự hạn chế của tốc độ đô thị hóa, cho nên nhà bếp của các gia đình chịu sự chi phối thường có diện tích nhỏ. Để đem lại cảm giác rộng rãi hơn, ngoài cải biến về kích thước, thông qua ánh sáng, màu sắc, cũng có thể giúp không gian quan trọng này trở nên rộng rãi và tiện nghi hơn.
Sử dụng bố cục khoa học và gam màu trắng sáng để tạo hiệu ứng không gian
Thứ 1: Sử dụng gạch men để ốp tường nhà bếp
Nhà bếp là nơi nấu nướng nên dễ bám dầu mỡ và thức ăn, khi xây dựng nên ốp gạch men hoặc kính cường lực chịu nhiệt cho tường nhà bếp, để thuận tiện cho việc lau chùi và tính thẩm mĩ.
Thứ 2: Hệ thống chiếu sáng trong nhà bếp đảm bảo đủ cường độ
Để đảm bảo nhà bếp mát mẻ, sạch sẽ và sáng sủa, tràn ngập ánh sáng các bạn nên:
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng của nhà bếp có thể điều chỉnh được khi cảm thấy quá tối hoặc quá sáng
Không nên chỉ đặt nguồn chiếu sáng đơn ở giữa nhà, mà nên đặt hệ thống chiếu sáng tổ hợp từ nhiều nguồn sáng và nhiều loại đèn khác nhau.
Có thể lắp đèn dưới tủ bếp, bên trên kệ bếp, lấy ánh sáng khi nấu ăn
Thứ 3: Ưu tiên sử dụng sơn màu trắng cho nhà bếp
Bất luận dưới góc nhìn của phong thủy hay thực tế, màu trắng là gàm màu sử dụng tốt nhất cho nhà nói chung và nhà bếp nói riêng.
Nhà bếp màu sơn trắng thể hiện hiệu ứng thẩm mĩ và không gian cuốn hút, hiện đại, đẹp mắt, thoáng rộng
Màu trắng kích thích thị giác, từ đó tác động đến vị giác, cảm giác thèm ăn và ăn ngon trong những căn phòng bếp sơn màu trắng đã được chứng minh
Màu trắng là màu bình ổn cảm xúc, dù bạn có đang khó chịu hay không hài lòng chuyện gì, ngay sau khi bước vào căn phòng với 4 bức tường màu trắng, cảm giác nhẹ nhàng và yên bình sẽ ngự trị trong trái tim bạn. Chính vì lý lẽ đó màu trắng được xem là màu thiên thần và lan tỏa yêu thương.
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, hẳn các bạn đã có thêm những kiến thức khoa học, từ đó có thể sở hữu không gian bếp văn minh, tràn ngập sinh khí. Chúc quý bạn đọc và quý khách hàng sớm hoàn thện không gian giữ lửa cho ngôi nhà thân yêu của mình.
GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN:
SỰ KIỆN ĐƯỢC YÊU THÍCH
chủ đề liên quan