Kiều ở lầu Ngưng Bích ( trích Truyện Kiều) 2022 | Mytranshop.com

 I. Tìm hiểu chung

1.  Vị trí đoạn trích

– Nàm ở phần thứ 2: Gia biến và lưu lạc

 2. Dẫn dắt khái quát về đoạn trích

– Sau khi gia đình gặp biến cố, Kiều đã quyết định bán mình chuộc cha và em trai. Tú Bà làm mối gả chồng cho Kiều nhưng thực chất là đội lốt để bán Kiều vào lầu xanh, thực hiện âm mưu của riêng mình.

– Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.

 3. Bố cục: 4 phần

–  Phần 1: 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, cay đắng xót xa của Kiều trước cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích

–  Phần 2: 4 câu tiếp theo: Kiều nhớ Kim Trọng

–  Phần 3: 4 câu tiếp theo: Kiều nhớ cha mẹ

–  Phần 4: 8 câu còn lại:Tâm trạng đau buồn, dự cảm của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

 II.  Đọc – hiểu đoạn trích

1. Hoàn cảnh cô đơn, cay đắng xót xa của Kiều trước cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích

– Lầu Ngưng Bích là nơi “khóa xuân”, khóa kín tuổi xuân của Kiều. Tuổi xuân của Kiều bị giam cầm nơi lầu Ngưng Bích, không được tự do làm theo ý mình mà theo sự quản thúc và con dối theo những kế hoạch riêng của Tú Bà=> gợi cảm xúc tiêu cực, tâm trạng khổ đau của Thúy Kiều khi nhìn lại quá khứ và nghĩ lại đến tương lai.

– Cảnh thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích hiện ra với không gian rộng ngợp 

                                                 “Bốn bề bát ngắt xa trông”

=> khiến cho thân gái mỏng manh của Kiều đã đau khổ vì nhiều nhẽ nay lại càng thêm phần cô độc, tủi phận – Nhìn ra xa chỉ thấy núi mờ nhạt. Nhìn lên trời cao thì chỉ thấy “tấm trăng gần”, tức trăng to sáng, tưởng chừng như rất gần sát với khoảng cách mà Kiều đứng ngắm nhìn cảnh vật xung quanh

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mẫu thiết kế nhà 2 tầng 8x6.5m đẹp, gần gũi với thiên nhiên - 2022 | Mytranshop.com

                                             “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”

– Xa hơn nữa, nhìn ra “bốn bề bát ngát xa trông” là những cát vàng cồn nọ nối tiếp nhau  cùng với bụi hồng trên dặm dài thăm thẳm.

=> Nghệ thuật

+ Liệt kê

+ Tương phản, đối lập : “non xa- trăng gần”. Đảo ngữ: vẻ non xa tấm trăng gần ở chung (viết xuôi: ở chung có non xa và tấm trăng gần).

+ Từ láy: “bát ngát”=> gợi không gian rợn ngợp, vắng lặng không một bóng người

– Tâm trạng Kiều: Kiều đau đớn, tủi nhục và thương chính thân phận mình:

                                              “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

                                          Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

+ Cụm từ “mây sớm đèn khuya” cho thấy được chuỗi thời gian tuần hoàn khép kín, quanh đi quẩn hết sáng sớm (“mây sớm”) rồi lại đến tối đêm(“đèn khuya”). Thời gian quẩn quanh bí bức lặp đi lặp lại khiến Kiều thấy truyệt vọng và chìm đắm sâu hơn với bi kịch cá nhân.

+ Bốn chữ “như chia tấm lòng” diễn tả sâu sắc nỗi niềm cô đơn, chua xót, hổ thẹn đến “bẽ bàng, tưởng chừng như nỗi lòng tan nát

=> Nghệ thuật: Bút pháp chấm phá đặc sắc, khung cảnh làm nền cho Kiều thổ lộ tâm tình. Thiên nhiên rộng lớn mà con người nhỏ bé, đơn côi.

 2. Sáu câu tiếp theo: Kiều nhớ Kim Trọng

– Trong tâm trạng đó, người đầu tiên Kiều nhớ đến đó chính là người yêu Kim Trọng. Kiều tự trách mình đã không giữ lời thề năm xưa với Kim Trọng. Kiều đang tự liên tưởng hóa thân vào vị trí của Kim trọng để suy nghĩ. Chàng Kim vẫn chưa biết Kiều bán mình chuộc cha, chưa biết mình đang bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích. Kim vẫn tưởng mình chung thủy son sắt, vẫn đang đợi chờ mối tình với một mối tình có hậu với Kim Trọng, như lời hứa năm nao.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Những mẫu thiết kế nhà ống đẹp 3 tầng hiện đại giá rẻ 2022 | Mytranshop.com

                                         “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

                                      Tin sương luống những rày trông mai chờ.

– Còn về bản thân Kiều, đang ở bên trời góc bể xa gia đình, xa người yêu, giờ đây trong tâm Kiều dâng lên một nỗi tủi nhục, tự trách mình đã rũ bỏ mối tình đầu sâu đậm, không giữ trọn được tấm lòng thủy chung son sắt với Kim Trọng :    

                                         “Bên trời góc bể  bơ vơ

                                    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

– “Bên trời” còn là một ẩn dụ để chỉ Kim Trong đang ở một nơi xa đang bơ vơ, đơn độc vì bị người yêu phụ tình

=> Là người con gái có ý thức nghiêm túc về tính yêu nam nữ. Đối với Kiều, đây là một thứ tình cảm thiêng liêng cần được nâng niu và trân trọng. Bi kịch của Kiều ở chỗ ý thức được điều đó nhưng lại tự chính bản thân mình phản lại điều đó, dẫn bản thân tới nỗi dằn vặt, cắn rứt lương tâm vì phụ tình Kim Trọng. Trong nỗi đau về hoàn cảnh còn chứa đựng nỗi đau về nhân phẩm.

=> Đồng thời thể hiện được tâm hồn trong trắng, đáng quý của Kiều trong tình yêu đôi lứa.

3. Kiều nhớ về cha mẹ

– Trong nỗi nhớ người yêu, Kiều xót xa nhớ về cha mẹ. Kiều xót xa nhớ về cha mẹ, nghĩ về hình ảnh của cha mẹ đang tựa cửa sớm hôm đợi con nhưng bặt vô âm tín

+ Chữ “xót” diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành:

– Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần

– Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nội năng và sự biến thiên nội năng, trắc nghiệm vật lý lớp 10 2022 | Mytranshop.com

– Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.

-> Tác giả đã sử dụng các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” và các điển tích, điển cố “sân Lai, gốc Tử”để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.

=> Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu.

– Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ.Qua đó chứng tỏ Kiều là con người thủy chung hiếu nghĩa, đáng trân trọng.

4. Tâm trạng đau buồn, dự cảm của Kiều qua cách nhìn cảnh vật

– Nhìn cảnh vật, Kiều chỉ toàn dự cảm thấy những điều chông chênh, bất an sắp xảy đến với cuộc đời mình. Đó là:

+ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa: nỗi nhớ quê nhà

+ Ngọn nước mới xa / Hoa trôi man mác biết là về đâu: buồn cho thân phận trôi nổi

+ Nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh: buồn về tương lai vô vọng

+ Gió cuốn mặt duềnh? Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi: hãi hùng dự cảm về tai họa sắp ập đến.

=> Hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp, mịt mù phía trước, hỗn loạn trong một tâm hồn đa cảm, đa sầu. Điều này dự cảm về một cuộc đời trắc trở, truân chuyên.

– Nghệ thuật:

+ Độc thoại nội tâm ( thể hiện qua những câu hỏi tu từ)

+ Mượn cảnh ngụ tình

+ Điệp từ “buồn trông”

=> Góp phần tạo nên bức tranh tâm cảnh ảm đạm, cảnh ngộ đáng thương của Kiều.

III. Tổng kết chung

– Kiều ở lầu Ngưng Bich là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

 

 

 

Leave a Comment