Kim Lân, trắc nghiệm ngữ văn lớp 9 2022 | Mytranshop.com

I.Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Kim Lân (1920- 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài 

– Quê: Từ Sơn- Bắc Ninh

– Bắt đầu sáng tác từ trước Cách mạng tháng chiến chống Pháp

– Sở trường: cây bút truyện ngắn

– Đề tài: am hiểu, gắn bó với cuộc sống ở nông thôn nên hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và con người làng quê.

– Năm 2001, được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

 2. Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948

 II. Đọc- hiểu văn bản 

 * Tóm tắt văn bản

– Do yêu cầu của kháng chiến, làng Chợ Dầu của ông phải đi tản cư, gia đình ông cũng không ngoại lệ. Tuy vậy ông vẫn luôn nghĩ luôn nhớ và rất tự hào mỗi khi nói tới làng mình.

– Hằng ngày ông lên phòng thông tin xã để nghe thông tin xã nghe lỏm đọc báo để nắm bắt tình hình cách mạng. Ông mừng quýnh và rất vui khi mỗi lần được nghe thông tin những chiến công của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

– Trong một lần ngồi quán nước ven đường, ông được nghe về thông tin làng Chợ Dầu của ông Việt gian theo giặc, ông đã rất khổ tâm, xấu hổ vì chuyện đó đến nỗi không dám đi đâu, không dám gặp ai.

– Đứng trước nguy cơ bị mụ chủ nhà đuổi vì họ lệnh đuổi hết những người làng Chợ Dầu theo giặc, nhưng ông vẫn quyết không quay trở về làng mình vì điều đó đồng nghĩa với việc phản cách mạng.

 – Một hôm, ông được biết việc làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc chỉ là tin vịt, nhà ông bị giặc đốt. Ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên và lại tiếp tục tự hào khoe về làng mình tham gia kháng chiến chống giặc…

=> Câu chuyện thể hiện lòng yêu làng và tinh thần yêu nước rất đáng ngợi ca của ông Hai.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Xoạc Chân Có Giúp Tăng Chiều Cao Không? 2022 | Mytranshop.com

 1. Tình huống truyện

– Nhận diện: tình huống gay cấn

– Mô tả: gia đình ông Hai rời làng đi làm ăn. Ông rất yêu và hay khoe về tinh thần kháng chiến chống giặc của làng Chợ Dầu quê mình. Tin làng ông theo giặc thật như sét đánh ngang tai. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ và nhục nhã.

– Ý nghĩa: Tình huống bất ngờ, gay cấn thể hiện được sự đấu tranh và diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai

=>  + Nổi bật nội dung, tư tưởng của truyện : Lòng yêu làng, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến sôi nổi của người dân trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

      + Đặc sắc nghệ thuật cây bút Kim Lân.

 2. Nhân vật ông Hai

* Tình yêu làng thống nhất, song hành với lòng yêu nước, ủng hộ cách mạng

(+) Là người có tình yêu làng Chợ Dầu – nơi sinh ra mình

– Những lúc lao động xong mỏi nhừ, ông nằm vắt tay lên trán và hay nghĩ về kỉ niệm  khi còn ở làng. Ông thấy vui thế, trẻ hẳn ra, náo nức hẳn lên và muốn được về làng để cùng anh em lao động “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”

=> nỗi nhớ làng da diết nao lòng: “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”.

– Kể, khen với mọi người về vẻ đẹp, tinh thần cách mạng bất diệt mạnh mẽ của làng Chợ Dầu.

– Ông sững sờ, tủi hổ, dằn vặt , như sét đánh bên tai khi nghe thông tin làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

=> được miêu tả ngoại hình + diễn biến tâm lí sắc bén:

  • “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”
  • Xấu hổ không dám nhìn ai: “Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi”
  • Mất niềm tin, đau khổ : “Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường…”
  • “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài, ….lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được”
Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Yoga Flow Là Gì? Các Đặc Điểm Của Yoga Flow? 2022 | Mytranshop.com

– Vui mừng rạng rỡ , lấy lại danh dự cho làng khi biết thông tin làng mình theo Việt gian chỉ là tin vịt.  Ông lại tiếp tục khoe, kể về khí thế, tinh thần đấu tranh của người dân làng Chợ Dầu.

  • “Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả!”
  • “Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ”, chia quà cho lũ trẻ.

 (+) Là người có tinh thần yêu nước, luôn vững tin đi theo Đảng và cách mạng

  • Vui mừng như đứa trẻ khi nghe được thông tin anh dân quân đọc về những chiến công của nhân dân ta trong chiến đấu chống giặc:

+ “Em nhỏ trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa”

+ “Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ”.

+ Chỗ này giết được năm Pháp với hai Việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp…

  • Khi bị chủ nhà theo lệnh, có ý không cho thuê nhà nữa, không biết đi đâu về đâu, chỉ còn làng, chỉ còn quê hương là nơi về duy nhất. Ôn chớm nghĩ “ hay là quay về làng”, song “ lập tức ông phản đối ngay”. Về làng tức là về nơi Việt gian, về nơi phản cách mạng, đi ngược lại với chủ trương, tinh thần của Đảng, Bác Hồ, kháng chiến. Càng yêu làng bao nhiêu ông lại càng phải giữ trọn nguyên cho mình một tấm lòng tinh khiết bấy nhiêu, không hoen ố.

+ Ông Hai là người yêu quê hương, yêu dân tộc. Tâm trạng và diễn biến tâm lí của ông thay đổi liên tục, một cách phức tạp theo chiều hướng tích cực (nghe những chiến công của quân dân ta) và tích cực (tin làng Việt gian); tin tích cực (phủ nhận tin làng Chợ Dầu theo Việt gian) và có thể lại là tiêu cực nếu thông tin không hay về làng và về cách mang.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Gạch Vĩnh Cửu ốp tường vẻ đẹp mộc mạc của kiến trúc đương đại 2022 | Mytranshop.com

+ Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước thống nhất và hòa hợp với nhau. Yêu nước được thể hiện ở biểu hiện yêu làng. Yêu làng thì phải một lòng một dạ với tinh thần cách mạng bất diệt, chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

3. Đặc sắc nghệ thuật

– Nhà văn Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện đầy gay cấn, kịch tính. Tình huống tạo nên “đất diễn” cho nhân vật. Thông qua tình huống này, nhân vật được bộc lộ rất rõ về mặt tính cách, phẩm chất.

– Sự am hiểu tâm lí nhân vật => khắc họa nhân vật ông Hai chân thực, tự nhiên thông qua sự miêu tả diễn biến nội tâm – độc thoại và đối thoại của chính nhân vật

– Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

+ Tả cảnh thiên nhiên làm cho bức tranh làng quê đậm hồn Việt

  • “Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ dạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợn lên, oi ả”.

+ Miêu tả nội tâm nhân vật

  • Lời độc thoại cũng là lời biểu cảm : “ Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước…”

=> khắc họa rõ nhân vật ông Hai

– Ngôi kể thứ 3 biết hết, linh hoạt, khách quan

– Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đời thường

 

 

 

 

 

Leave a Comment