Liên kết cộng hóa trị, trắc nghiệm hóa học lớp 10 2022 | Mytranshop.com

I. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị:

1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau. Sự hình thành đơn chất:

a) Sự hình thành phân tử Hiđro (H2):

       H. + .H  → H:H   hay  H–H

                       CT e         CTCT

– Nguyên tử hido có 1e, hai nguyên tử hidro liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử hidro góp 1 e tạo thành 1 cặp e chung trong phân tử H2.

⇒ liên kết đơn, giữa 2 nguyên tử Hiđro có 1 cặp e liên kết

b) Sự hình thành phân tử Nitơ (N2):

:N:.  +  .:N:  →   :N:::N:  hay   N≡N

                             CT e            CTCT

– Mỗi nguyên tử nito có 5e lớp ngoài cùng. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nito góp chung 3e.

⇒ liên kết ba, giữa 2 nguyên tử Nitơ có 3 cặp e liên kết.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp e chung.

– Liên kết cộng hóa trị trong đó các cặp e chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào gọi là liên kết cộng hóa trị không cực. (tạo nên từ 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố, độ âm điện như nhau).

2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau. Sự hình thành hợp chất:

a) Sự hình thành phân tử Hiđro clorua (HCl):

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Giải pháp thiết kế mặt tiền nhà không có ban công vẫn thoáng sáng - 2022 | Mytranshop.com

H. + :Cl::.  →  H:Cl:::   hay   H-Cl

                      CT e              CTCT

– Trong phân tử HCl, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1e tạo thành 1 cặp e chung để tạo nên 1 liên kết cộng hóa trị

– Cặp e liên kết bị lệch về phía Clo (Clo có độ âm điện lớn hơn) Þ liên kết cộng hóa trị này bị phân cực.

– Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp e chung bị lệch về phía 1 nguyên tử gọi là liên kết cộng hóa trị có cực (liên kết cộng hóa trị phân cực)

II. Độ âm điện và liên kết hóa học:

1. Quan hệ giữa liên kết CHT và liên kết ion:

* Giống nhau: các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e).

 * Khác nhau:

– Bằng sự góp chung e: Liên kết CHT.

– Bằng sự cho nhận e: Liên kết ion.

2. Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học:

Nếu 0le {{Delta }_{chi }}le 0,4 thì liên kết được gọi là liên kết cộng hóa trị không cực.

Cặp e chung sẽ phân bố đối một cách đối xứng giữa 2 nguyên tử liên kết.

Nếu 0,4le {{Delta }_{chi }}le 1,7 thì liên kết là liên kết cộng hóa trị có cực (phân cực). Cặp e chung sẽ bị hút về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Nếu 1,7 < {{Delta }_{chi }} thì liên kết là liên kết ion, trong đó anion lấy hoàn toàn e của cation

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bán xe đạp tập thể dục thanh lý tại TP.Bảo Lộc Lâm Đồng 2022 | Mytranshop.com

Liên kết giữa các phi kim thường là liên kết cộng hóa trị.

VD: Hiệu độ âm điện của Cl và H là: 3,16 – 2,20 = 0,96

Vậy liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hoá trị có cực.

So sánh

LKCHT không cực

LKCHT có cực

LK ion

Giống nhau về mục đích

Các nguyên tử kết hợp với nhau để tạo ra cho mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e).

Khác nhau về sự hình thành liên kết

cặp electron ở giữa 2 nguyên tử.

cặp electron chung lệch về 1 phía của 1 nguyên tử.

cặp electron chung chuyển về 1 nguyên tử.

Điều kiện liên kết

Giữa 2 phi kim giống hệt nhau.

giữa 2 phi kim mạnh yếu khác nhau.

giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình

Nhận xét

 

Là dạng chuyển tiếp giữa LKCHT không cực và LK ion.

 

 

Leave a Comment