Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc, trắc nghiệm vật lý lớp 10 2022 | Mytranshop.com

A. LÝ THUYẾT

1. Lực đàn hồi    

a. Lực đàn hồi xuất hiện : Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và có tác dụng chống lại nguyên nhân gây biến dạng

b. Đặc điểm (các yếu tố) của lực đàn hồi của lò xo

+ Điểm đặt : Tại 2 đầu của lò xo, nơi tiếp xúc với vật

+ Phương : Trùng với trục của lò xo

+ Chiều : Chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng

+ Độ lớn : Tuân theo định luật Húc : Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng

Fđh = k.| ∆l |

Trong đó:

             Fdh là độ lớn của lực đàn hồi (N)

              ∆l = l – l0 là độ biến dạng của lò xo (m)

              k là độ cứng hay hệ số đàn hồi của lò xo (N/m)

2. Giới hạn đàn hồi

Mỗi lò xo hay mỗi vật đàn hồi có một giới hạn đàn hồi nhất định.

3. Chú ý :

+ Đối với dây cao su hay dây thép, lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị ngoại lực kéo dãn. Vì thế lực đàn hồi trong trường hợp này gọi là lực căng.

+ Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạn khi bị ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.

B.BÀI TẬP

Lực đàn hồi.

                             

– Khi tác dụng vào lò xo một lực F.  Khi lò xo cân bằng :


displaystyle overset{to }{mathop{F}},+overset{to }{mathop{{{F}_{dh}}}},=overset{to }{mathop{0}},

Rightarrow {{F}_{dh}}=F

Ta có:  F = Fdh     =>  F = k.∆l = k.(l – l0)

                        

                                   
                                           

–  Khi treo một vật nặng vào lò xo.  Khi vật cân bằng :    

Treo vật m vào lò xo

Khi vật cân bằng :

displaystyle overset{to }{mathop{P}},+overset{to }{mathop{{{F}_{dh}}}},=overset{to }{mathop{0}},

Rightarrow {{F}_{dh}}=P

Hay : k.Delta {{ell }_{cb}}=m.g 

Ta có: P = Fdh =>  m.g = k.∆l = k.(l – l0)

                                  

           

 

             

 

 

             

 

 

 

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thước lỗ ban cửa đi, thông số vàng để đón sinh khí cho ngôi nhà 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment