6.9. Miễn dịch
6.9.1. Khái niệm miễn dịch
– Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
6.9.2. Phân loại miễn dịch
a. Miễn dịch không đặc hiệu
– Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
– Đó là các hàng rào bảo vệ cơ thể:
+ Da, niêm mạc chống không cho vi sinh vật xâm nhập.
+ Tuyến nhung mao chuyển động đẩy các vi sinh vật ra ngoài.
+ Nước mắt rửa trôi vi sinh vật ra khỏi cơ thể.
+ Dịch axit của dạ dày phá hủy vi sinh vật mẫn cảm axit, dịch mật phân hủy vỏ ngoài chứa lipit.
+ Đại thực bào và bạch cầu trung tính tiêu diệt các vi sinh vật nhờ cơ chế thực bào.
– Đặc điểm: Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc với các kháng nguyên.
b. Miễn dịch đặc hiệu
– Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
b1. Miễn dịch thể dịch
– Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch như máu, sữa, dịch bạch huyết.
– Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể.
b2. Miễn dịch tế bào
– Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc có nguồn gốc từ tuyến ức.
– Cơ chế: Khi tế bào T phát hiện tế bào khác bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không thể nhân lên.
– Miễn dịch tế bào có vai trò quan trọng đối với những bệnh do virut gây ra.
6.10. Phòng chống bệnh truyền nhiễm
– Tiêm chủng phòng bệnh.
– Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh.
– Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng.