1. Natri hiđroxit (NaOH)
1.1. Tính chất
– Natri hiđroxit (xút ăn da) là chất rắn, không màu, dễ hút ẩm, tan nhiều trong nước tạo dung dịch NaOH.
– Dung dịch NaOH có đầy đủ tính chất hóa học của bazơ mạnh
+ Phân li hoàn toàn trong nước: NaOH → Na+ + OH-
+ Đổi màu chất chỉ thị: làm xanh quỳ tím và hồng phenolphtalein
– Tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước.
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(Phản ứng với oxit axit CO2, SO2 tùy theo tỉ lệ mol giữa oxit axit và NaOH mà sản phẩm thu được là muối axit, muối trung tính hoặc cả hai muối)
– Tác dụng với dụng dịch muối:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
màu nâu
– Tác dụng với một số kim loại và các oxit, hiđroxit lưỡng tính (xem phần tính chất hoá học của Al, Cr, Zn).
1.2. Ứng dụng
NaOH có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ, xà phòng, giấy, tơ nhân tạo, luyện nhôm,…
1.3. Điều chế
Trong công nghiệp NaOH được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn xốp
NaCl + H2O NaOH + 1/2H2 + 1/2Cl2
2. Natri hiđrocacbonat (NaHCO3)
2.1. Tính chất
a. Bị phân huỷ bởi nhiệt:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2↑ + H2O
b. Tính lưỡng tính:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
HCO3- + H+ → H2O + CO2
⇒ Trong phản ứng này HCO3- nhận proton (H+) , thể hiện tính bazơ.
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
⇒ Trong phản ứng này HCO3- nhường proton (H+), thể hiện tính axit.
Hoặc: 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
Dung dịch NaHCO3 làm xanh quỳ tím, làm hồng phenolphtalein (có tính kiềm yếu):
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- + H2O H2CO3 + OH-
2.2. Ứng dụng
Natri hiđrocacbonat được dùng trong công nghiệp thực phẩm (làm bột nở), y học (thuốc chữa đau dạ dày), chế tạo nước giải khát.
2.3. Điều chế
NaHCO3 là chất tan nhưng do có độ tan nhỏ hơn nhiều chất khác, nên sẽ kết tủa trong dung dịch bão hoà các chất khác dễ tan hơn (có độ tan lớn hơn).
CO2 + H2O + NH3 + NaCl → NaHCƠ3 ↓ + NH4Cl
3. Natri cacbonat (Na2CO3)
3.1. Tính chất
– Là chất rắn, màu trắng, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 850°.
– Có tính bazơ yếu thể hiện trong các phản ứng
+ Làm đổi màu chất chỉ thị: làm xanh quỳ tím
Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
CO32- + H2O HCO3- + OH-
+ Tác dụng với axit
CO32- + 2H+ → CO2 ↑ + H2O
+ Tác dụng với dung dịch muối
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 ↓ + 2NaCl
Ca2+ + CO3 → CaCO3 ↓
– Lưu ý: Na2CO3 phản ứng với muối Fe3+ hoặc Al3+ có phản ứng như sau
Fe3+ + CO32- + H2O → Fe(OH)3↓ + CO2↑
3.2. Ứng dụng
Là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh, xà phòng, phẩm nhuộm, giấy, sợi,…
4. Kali nitrat
4.1. Tính chất
– Là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước
– Dễ bị phân hủy bởi nhiệt: 2KNO3 2KNO2 + O2
4.2. Ứng dụng
– Làm phân bón (phân đạm, kali)
– Thuốc nổ đen (thuốc súng) có thành phần KNO3, C và S.