Một số khái niệm cơ bản, trắc nghiệm sinh học lớp 12 2022 | Mytranshop.com

I.     MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Tính trạng

1.1. Tính trạng kiểu hình, hay tính trạng (Trait, character) là một biểu hiện đặc trưng về kiểu hình của một sinh vật có thể do di truyền, do môi trường hoặc là sự kế hợp của cả hai yếu tố trên.

Ví dụ:  màu mắt là một đặc trưng, màu mắt xanh, nâu hay hạt dẻ là các tính trạng.

1.2. Một tính trạng có thể gồm nhiều biểu hiện.

Ví dụ: Tính trạng màu hạt đậu có 2 biểu hiện màu hạt vàng và màu hạt xanh.

              Tính trạng nhóm máu có 4 biểu hiện nhóm máu là A, B, AB và O.

1.3. Các loại tình trạng:

a) Tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng

Tính trạng số lượnglà tính trạng có thể tính toán được, do nhiều gen quy định, có biến dị liên tục; chủ yếu thể hiện ở năng suất, sản lượng của cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: sản lượng thóc, lúa; năng suất trứng của gà; tỷ lệ thịt xẻ của lợn; sản lượng sữa của bò…

Tính trạng chất lượng là tính trạng do đơn gen quy định, có biến dị đứt quãng và không tính toán được bằng con số; chủ yếu thể hiện tính chất về màu sắc, hương vị, âm thanh, có hoặc không… có của sinh vật.

Ví dụ: màu mắt, màu lông, tính có sừng hoặc không sừng ở bò…

b) Tính trạng trội và tính trạng lặn

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Cách Pha Trà Gừng Với Mật Ong Có Tác Dụng Gì 2022 | Mytranshop.com

Tính trạng trội  là tính trạng biểu hiện rõ rệt, lấn át các tính trạng khác cùng loại trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; được thể hiện chủ yếu ở thế hệ F1.

Tính trạng lặnlà tính trạng không thể hiện được vì bị các tính trạng khác cùng loại (cùng cặp alen đối xứng) lấn át trong một tổ hợp di truyền dị hợp tử; tính lặn chưa được thể hiện ở thế hệ F1 mà chỉ xuất hiện được ở thế hệ F2.

1.4. Cặp tính trạng tương phản

Ví dụ: Thân cao và thân thấp là 2 trạng thái của tính trạng chiều cao thân.

   Cặp tính trạng tượng phản: là 2 biểu hiện khác nhau của một tính trạng.

2. Gen và alen

2.1. Gen

Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định, sản phẩm đó là một chuỗi polipeptit hoặc một loại ARN.

Trong nội dung chương tính quy luật của hiện tượng di truyền, gen được nhắc tới là gen mang thông tin quy định chuỗi polipeptit (quy định prôtêin).

2.2. Alen:

Alen là các trạng thái khác nhau của cùng một gen hay một gen có thể gồm nhiều alen.

Ví dụ: Gen quy định tính hạng màu sắc hạt đậu hà lan gồm 2 alen A và a quy định.

           Gen quy định tính trạng nhóm máu gồm 3 alen IA, IB, IO quy định.

Các alen của cùng một gen thương là các dạng đột biến gen của nhau.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Top 18 Nước Uống Giảm Cân Cho Mẹ Sau Sinh Từ Thiên Nhiên 2022 | Mytranshop.com

3. Kiểu gen và kiểu hình:

Kiểu gen là biểu hiện bên trong còn kiểu hình là biểu hiện bên ngoài. Trong đó kiểu gen quy định kiểu hình.

3.1. Kiểu gen, còn gọi là kiểu di truyền (genotype) là bản chất di truyền của tính trạng do tổ hợp gen tạo nên, thể hiện ra bên ngoài thông qua kiểu hình.

Ví dụ: Aa ; AaBB ; AB/abXY

Kiểu gen: là tập hợp tất cả các gen trong tế bào của cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài gen.

3.2. Kiểu hình, còn gọi là kiểu biểu hiện (phenotype) là những biểu hiện ra ngoài của một hay nhiều tính trạng của cá thể trong một giai đoạn phát triển nhất đinh. Kiểu hình là kết quả của mối tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

Ví dụ: Ruồi giấm thân xám; ruồi giấm thân xám, cánh ngắn; ruồi giấm thân đen, cánh cụt, mắt đỏ.

Kiểu hình: là tập hợp tất cả các tính trạng của cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế để thuận tiện khi nghiên cứu chỉ xét một hoặc một vài tính trạng.

4. Đồng hợp và dị hợp

4.1. Đồng hợp: Muốn nói đến kiểu gen mà mỗi gen gồm các alen giống nhau.

 Ví dụ: aa, AABB, AB//AB

4.2. Dị hợp: Muốn nói đến kiểu gen trong đó có gen gồm các alen khác nhau.

Ví dụ: Aa; Bb; AB//ab

4.3. Thuần chủng: kiểu gen có tất cả các cặp gen alen đều là đồng hợp

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Hướng dẫn chạy bền đúng cách không mất sức 2022 | Mytranshop.com

Ví dụ:aabbDDee là kiểu gen thuần chủng

            AaBbDD là kiểu gen không thuần chủng

5. Locut (Vị trí): Là vị trí xác định của gen trên NST. Hay nói cách khác, mỗi gen có một vị trí xác định trên NST gọi là locut.

Ví dụ: Trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng sau đây thì A và a cùng locut, A và B khác locut.

                            A                           B

                     —–/——————–/—-

                          —–/——————–/—-

                            a                           b

 

 

Leave a Comment