Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 2022 | Mytranshop.com

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Khu vực Tây Nam  Á

2. Khu vực Trung Á

               Khu vực

Đặc điểm

Khu vực Tây Nam Á

Khu vực Trung Á

Vị trí địa lí

– Tây Nam châu Á.

– Nằm ở trung tâm lục địa Á – Âu, không tiếp giáp với đại dương.

Diện tích lãnh thổ

– Khoảng 7 triệu km2.

– 5,6 triệu km2.

Số quốc gia

 20 quốc gia và vùng lãnh thổ

6  (5 quốc gia thuộc LB Xô Viết cũ và Mông Cổ).

Dân số

– Gần 313 triệu.

– Hơn 61 triệu.

Ý nghĩa của vị trí

địa lí

– Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án ngữ kênh đào Xuy-ê, có vị trí địa lí chính trị rất quan trọng

– Có vị trí chiến lược quan trọng: Tiếp giáp với các cường quốc lớn: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á đầy biến động.

Nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên

– Khí hậu khô, nóng, nhiều núi cao, cao nguyên và hoang mạc.

– Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc.

Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản

– Khu vực giàu dầu mỏ, chiếm 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới.

– Nhiều loại khoáng sản, có trữ lượng dầu mỏ khá lớn

Đặc điểm xã hội nổi bật

– Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

– Phần lớn dân cư theo đạo Hồi.

– Chịu nhiều ảnh hưởng của LB Xô Viết.

– Là nơi có con dường tơ lụa đi qua.

– Phần lớn dân cư theo đạo Hồi.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chi phí thi công xây nhà cấp 4 hết bao nhiêu tiền 1m2? 2022 | Mytranshop.com

3) Hai khu vực có cùng điểm chung

– Cùng có vị trí địa lí – chính trị rất chiến lược.

– Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác.

– Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.

– Cùng đang tồn tại những mâu thuẫn dẫn tới các xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố.

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Vai trò cung cấp dầu mỏ 

– Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới.

2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố

a. Hiện tượng

– Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các giáo phái trong Hồi giáo, nạn khủng bố.

– Hình thành các phong trào li khai, nạn khủng bố ở nhiều quốc gia.

b. Nguyên nhân

– Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.

– Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.

– Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.

c. Hậu quả

– Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

– Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Nóng Rát Sau Lưng Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? 2022 | Mytranshop.com

– Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.

Leave a Comment