Mùng 1 Tết làm gì để may mắn? Đây chính là câu hỏi của rất nhiều người khi chuẩn bị tạm biệt năm cũ, bước sang năm mới. Một cái Tết cổ truyền ở năm mới đang chờ đón chúng ta, không khí Xuân như ùa về khắp nơi. Bạn đã làm gì để chuẩn bị cho Tết?
1. Những điều nên làm vào Mùng 1 Tết để may mắn
Những điều nên làm vào Mùng 1 Tết để may mắn
1.1. Đi chùa cầu may
Mùng 1 tết làm gì để may mắn? Đi du lịch tết hành hương ngày đầu năm để cầu lộc, cầu bình an cho cả năm là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Đặc biệt vào mùng 1 Tết, nhiều người thường đi Chùa thắp hương để cầu những điều may mắn cho bản thân và gia đình. Đi chùa vừa là đi cầu Phật vừa là đi vãn cảnh, du lịch, tham quan và tìm về những phút lắng đọng tâm hồn, bỏ đằng sau những lo toan bộn bề trong cuộc sống.
1.2. Mua muối
Ông bà ta xưa có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Nó chính là một phong tục có từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Muối không chỉ gia vị nấu ăn cần thiết trong mọi gia đình mà còn có ý nghĩa là cầu mong một năm mới mặn mà, hòa thuận trong gia đình, đậm đà trong các quan hệ làm ăn. Ngoài ra, vị mặn của muối còn có ý nghĩa là xua đuổi tà ma, những điềm xấu, đem đến sự ấm no trong cuộc sống.
Mùng 1 mua gì cho may mắn – Mua một chút muối đựng trong một chiếc túi nhỏ, bán ở nơi cổng chùa, họp chợ mang về để trên bàn thờ gia tiên cầu một năm mới thuận hòa là một nét đẹp tâm linh đã in sâu trong tâm trí không ít người dân.
1.3. Lì xì
Lì xì ngày Tết cả nhà thêm may mắn và vui vẻ
Phong bao lì xì không chỉ là một món quà lưu niệm ý nghĩa mà còn thể hiện phong tục tập quán của người Việt trong ngày tết. Người lớn thường lì xì cho con cháu mong các cháu luôn khỏe mạnh, chăm ngoan, hiếu thảo và vâng lời ông bà bố mẹ. Con cháu mừng tuổi bố mẹ, ông bà là cầu chúc cho những bậc bề trên của mình một năm mới khỏe mạnh, trường thọ. Bên cạnh đó, lì xì còn có ý nghĩa nữa là cầu chúc nhiều may mắn, phát đạt. Nên mỗi khi Tết đến đi đâu cũng thấy người người mừng tuổi nhau nghĩa là cầu mong những gì tốt đẹp nhất đến với nhau trong cuộc sống.
1.4. Mặc trang phục màu sáng
Tết đến, từ trẻ đến già trên khắp đất nước đều diện cho mình những bộ quần áo mới nhất để mong cho 1 năm mới tràn đầy những điều mới mẻ, tốt đẹp sẽ đến với họ. Khi chọn những bộ trang phục cho ngày Tết người Việt xưa thường chọn trang phục có màu sắc sặc sỡ như đỏ, hồng, xanh, vàng… vì theo quan niệm xưa những màu sắc tươi vui này sẽ mang lại sự may mắn, bình an.
1.5. Viết 3 điều ước
Đi chùa cầu Phật, viết lên trên thẻ giấy hoặc gỗ 3 điều ước của mình trong năm mới gắn lên tượng Phật, lên cây cổ thụ trong chùa và nó sẽ thành sự thật là quan niệm của người Việt xưa. Những điều ước được nhiều người cầu mong và viết nhất là hạnh phúc, bình an và tài lộc đến cho mình và gia đình.
1.6. Tinh thần thoải mái, cười nhiều
Tết đến, xuân về, mọi người Việt Nam chúng ta như muốn gạt bỏ tất cả mọi lo toan, vất vả sau một năm làm việc để nghỉ ngơi, đoàn tụ bên người thân và gia đình. Năm mới phải luôn giữ bầu không khí vui vẻ, thoải mái để mong vận may sẽ đến với bản thân, gia đình. Mang niềm vui tránh xa nỗi buồn là mong muốn của bất cứ ai.
1.7. Ăn những món ăn may mắn
Những món ăn truyền thống để lên bàn thờ gia tiên, để mọi người ăn trong ngày tết thường là những món ăn ngon. Đặc biệt, không chỉ là những món ăn cổ truyền Việt Nam mà có thể là món ăn ngon ngày tết mang phong cách Hàn Quốc, Châu Âu mang ý nghĩa may mắn. Mùng 1 ăn gì cho may mắn: bánh giầy, bánh chưng, giò lụa, thịt kho tàu, củ kiệu dưa hàng… là những món ăn truyền thống như là một cách để người Việt hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng thành kính đối với tiên tổ. Mong ông bà tổ tiên phù hộ cho một năm mới bình an.
Các loại trái cây tươi ngon, cúng và ăn trong ngày tết mang màu sắc phải sặc sỡ cũng thể hiện sự may mắn, đủ đầy cho cả năm.
1.8. Hái lộc
Mùng 1 tết làm gì để may mắn? Hái lộc đầu năm là phong tục từ xa xưa của dân tộc. Giao thừa đi chùa, hái lộc với mong muốn mang sự sinh sôi, phát triển về với gia đình mình. Hiện nay dù có nhiều biến tướng, nhưng phong tục này vẫn là một nét đẹp văn hóa đáng giữ gìn của dân tộc ta.
1.9. Chúc Tết họ hàng
Năm mới mọi người cùng chúc Tết nhau đã thành thông lệ của người Việt. Mùng 1 xông nhà, đạp đất và chúc nhau những lời tốt đẹp để mong một năm mới đầy hạnh phúc, may mắn cho nhau. Những lời chúc tốt đẹp dành cho gia đình, anh em, bạn bè trong ngày tết luôn khiến chúng ta vui vẻ, cảm thấy ấm áp.
1.10. Tảo mộ
Tết là dịp hướng về nguồn cội, dù làm gì ở đâu, tết đến ai cũng mong được trở về quê hương, ăn một cái tết đầm ấm bên gia đình. Tết là dịp mà chúng ta nhớ về tổ tiên nhớ về công lao của những người đã khuất. Đi tảo mộ là hành động thể hiện lòng kính trọng, sự tưởng nhớ của người Việt đối với tổ tiên và mời ông bà, tổ tiên về ăn tết cùng gia đình.
2. Những điều cấm kỵ không nên thực hiện vào Mùng 1 Tết
Những điều cấm kỵ không nên thực hiện vào Mùng 1 Tết
2.1. Kiêng cho lửa
Lửa đỏ tượng trưng cho sự đầm ấm, may mắn. Nên mùng 1 Tết người Việt rất kiêng cho lửa, vì cho lửa tức là cho đi sự may mắn trong cả một năm. Cho lửa mùng 1 thì gia đinh sẽ chỉ còn lại những điều xui xẻo trong năm đó. Vì vậy, chúng ta đừng dại dột mà xin lửa nếu không muốn mất lòng gia chủ trong ngày mùng 1 Tết nhé.
2.2. Tránh để người nặng vía xông đất
Người Việt chúng ta rất coi trọng người đầu tiên vào xông đất đầu năm cho gia đình mình. Họ thường chọn lựa kỹ càng, người đến chúc tết đầu tiên. Vì vậy, trong sáng sớm ngày mùng 1 nhiều người rất ngại đi chúc tết vì sợ không may xông đất lại không hợp tuổi với gia chủ và làm ảnh hưởng đến gia đình gia chủ trong năm đó. Vì vậy, thường ngày mùng 1 người Việt chỉ đi thăm họ hàng, người trong gia đình là chủ yếu.
2.3. Không quét nhà
Kiêng không được quét nhà ngày Tết vì quét cả may mắn đi
Theo chuyện xưa của thì quét nhà trong ngày tết là điều đại kỵ, nhất là quét nhà trong ngày mùng 1. Quét nhà, hốt rác đem đổ đi tức là đổ cả tài lộc, may mắn trong cả năm của gia đình mình. Vì vậy, nên dọn nhà để đón tết và nếu nhà chưa thật sự bẩn vì khách đến chúc tết thì các gia đình Việt cũng chỉ dọn gọn vào 1 góc chứ không bao giờ quét sạch và đổ rác đi.
2.4. Không cắt tóc
Không nên cắt bỏ bất cứ thứ gì thuộc về cơ thể mình trong dịp tết là quan niệm có từ xưa. Theo quan niệm của người Việt xưa cắt tóc, móng tay chân vào mùng 1 sẽ đem lại điềm xui xẻo. Dù tin hay không nhưng người Việt ta cũng có câu “có kiêng có lành” tốt nhất không nên đụng vào tóc của mình ngày Tết nhé.
2.5. Kiêng một số món ăn tránh vận đen
Nếu có một số món ăn đem lại may mắn thì cũng có những món ăn đem lại sự xui xẻo. Chúng ta kiêng ăn một số món vào đầu tháng và đặc biệt vào ngày tết, nhất là mùng 1 như thịt chó, cá mè, thịt vịt, trứng vịt lộn, mực.
Các món ăn kiêng này cũng tùy vào phong tục của từng vùng miền. Cụ thể như thủy hải sản tươi sống ở những vùng đồng bằng họ rất kiêng ăn vào mùng 1 vì tên của nó gắn với sự đen đủi. Tuy nhiên đối với vùng ven biển thì nó lại là món ăn bình thường không cần phải kiêng gì cả.
2.6. Kiêng cho nước
Tài lộc như nước, nước gắn với sự trù phú của nông nghiệp, cho nước đi thì chẳng khác gì cho tài lộc trong năm của mình cho người khác. chính vì lẽ đó, với người Việt trong những ngày đầu năm không ai đi xin nước và cho nước cả.
2.7. Cẩn thận với những đồ dễ vỡ
Mùng 1 tết làm gì để may mắn? Ngày tết với người Việt Nam cực kỳ kiêng sự đổ vỡ, vì đổ vỡ đầu năm thường báo hiệu cho sự bất an, chia lìa, không may trong cả năm sau đó. Vậy nên trong những ngày đầu xuân, người Việt chúng ta thường rất cẩn thận, tránh làm rơi vỡ trong việc sử dụng những đồ dễ vỡ như đồ dùng gia đình.
2.8. Không mặc quần áo màu trắng, đen
Đồ đen, trắng xưa kia người Việt chỉ sử dụng trong những sự kiện ma chay, tang tóc. Cho đến ngày nay, đồ trắng đen đã trở nên thông dụng trong trang phục hàng ngày của chúng ta. Nhưng vào ngày tết trong nhiều gia đình vẫn kiêng mặc những đồ thời trang có màu sắc này, để tránh sự không may trong năm mới.
2.9. Không cho vay hoặc đi vay tiền
Cho vay tiền hoặc đi vay tiền là một trong những kiêng kỵ nhất ngày tết của người Việt Nam. Tết là thời điểm sung túc, ấm no, đủ đầy. Nên ai đi vay mượn trong những ngày này báo hiệu một năm làm ăn thất bát, thua lỗ trong cả năm. Còn cho vay nghĩa là phát tán tài lộc của mình nên không một ai muốn thực hiện điều này trong những ngày đầu năm mới.
2.10. Kiêng tang
Ngày tết là ngày vui không chỉ của riêng một người mà là ngày vui của tất cả mọi người. Vì vậy, nếu gia đình nào có người mất vào ngày 30 tết thường sẽ làm đám tang luôn trong ngày và sau đó cất khăn tang trong 3 ngày tết. Đặc biệt, nếu nhà ai có người mất vào đúng ngày mùng 1 Tết thì cả gia đình sẽ không làm tang ngay mà để đến sau 3 ngày tết mới phát tang. Những gia đình nào đang có tang thì sẽ không đi chúc tết gia đình khác tránh những điều không may cho gia đình được đến thăm hỏi.
2.11. Kiêng nói điều gỡ
Tết chỉ nên nói điều tốt, may mắn và tránh nói những điều gở, tiêu cực. Đó là cách nhiều người mong muốn chỉ những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới, những điều tiêu cực sẽ tránh xa mình và gia đình trong cả năm.
2.12. Tránh tranh cãi, bất hòa
Người Việt luôn muốn giữ hòa khí, sự bình yên trong ngày tết nên chúng ta thấy đến Tết, nụ cười thường luôn giữ trên môi mọi người. Những nóng giận. tranh cãi đều sẽ bị gạt bỏ trong những ngày này. thuận hòa vui vẻ sẻ mang tài lộc đến, đó là quan niệm của mọi người trong mỗi dịp Tết.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc Mùng 1 tết làm gì để may mắn và không nên làm gì. Bạn có thể tham khảo và tự nhủ lòng mình hoặc chia sẻ cho người xung quanh biết để tránh. Năm mới đến là điều mà bất cứ ai cũng mong đợi. Elipsport chúc cho bạn và cả gia đình một năm mới ngập tràn niềm vui, hạnh phúc và may mắn cả năm nhé!
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Theo chuyện xưa của thì quét nhà trong ngày tết là điều đại kỵ, nhất là quét nhà trong ngày mùng 1. Quét nhà, hốt rác đem đổ đi tức là đổ cả tài lộc, may mắn trong cả năm của gia đình mình. Vì vậy, nên dọn nhà để đón tết và nếu nhà chưa thật sự bẩn vì khách đến chúc tết thì các gia đình Việt cũng chỉ dọn gọn vào 1 góc chứ không bao giờ quét sạch và đổ rác đi.
Không nên cắt bỏ bất cứ thứ gì thuộc về cơ thể mình trong dịp tết là quan niệm có từ xưa. Theo quan niệm của người Việt xưa cắt tóc, móng tay chân vào mùng 1 sẽ đem lại điềm xui xẻo. Dù tin hay không nhưng người Việt ta cũng có câu “có kiêng có lành” tốt nhất không nên đụng vào tóc của mình ngày Tết nhé.
Mùng 1 tết làm gì để may mắn? Đi du lịch tết hành hương ngày đầu năm để cầu lộc, cầu bình an cho cả năm là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Đặc biệt vào mùng 1 Tết, nhiều người thường đi Chùa thắp hương để cầu những điều may mắn cho bản thân và gia đình. Đi chùa vừa là đi cầu Phật vừa là đi vãn cảnh, du lịch, tham quan và tìm về những phút lắng đọng tâm hồn, bỏ đằng sau những lo toan bộn bề trong cuộc sống.
Hái lộc đầu năm là phong tục từ xa xưa của dân tộc. Giao thừa đi chùa, hái lộc với mong muốn mang sự sinh sôi, phát triển về với gia đình mình. Hiện nay dù có nhiều biến tướng, nhưng phong tục này vẫn là một nét đẹp văn hóa đáng giữ gìn của dân tộc ta.
Ông bà ta xưa có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Nó chính là một phong tục có từ ngàn đời nay của người dân Việt Nam. Muối không chỉ gia vị nấu ăn cần thiết trong mọi gia đình mà còn có ý nghĩa là cầu mong một năm mới mặn mà, hòa thuận trong gia đình, đậm đà trong các quan hệ làm ăn. Ngoài ra, vị mặn của muối còn có ý nghĩa là xua đuổi tà ma, những điềm xấu, đem đến sự ấm no trong cuộc sống.