Nghẹt mũi là một tình trạng bình thường có thể tự hết trong vài ngày. Tuy nhiên nếu kéo dài, đây có thể là cảnh báo nhiều căn bệnh. Nghẹt 1 bên mũi báo hiệu bệnh gì? Cách trị nghẹt 1 bên mũi như thế nào? Bạn hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để biết cách xử lý nghẹt mũi.
Bất kỳ ai trong chúng ta đều trải qua ít nhất 1 lần bị nghẹt mũi trong đời. Thời tiết thay đổi, mũi tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm khói bụi là các nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi. Bệnh có thể tự hết sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu như gặp tình trạng nghẹt 1 bên mũi kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của một vài căn bệnh mà bạn không nên chủ quan.
1. Nghẹt 1 bên mũi là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Viêm mũi mãn tính
Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, tình trạng 1 bên mũi bị nghẹt kéo dài có thể là triệu chứng bệnh viêm mũi mãn tính. Bệnh hình thành do niêm mạc khoang mũi và niêm mạc bên dưới bị viêm. Nguyên nhân gây bệnh có thể do cơ địa hoặc môi trường tác động.
Khi bị viêm mũi mãn tính, chức năng tự chủ trong mũi bị ảnh hưởng, mạch máu niêm mạc mũi cũng bị giảm. Khi ấy, các tế bào plasma, lympho xâm nhập vào mạch máu và tuyến mô dễ dàng. Tuyến giáp sẽ bị kích thích hoạt động mạnh hơn. Lượng dịch trong mũi cũng tiết ra nhiều hơn mức bình thường gây nghẹt 1 bên.
Một số căn bệnh do nghẹt mũi 1 bên
Nếu không được điều trị đúng lúc, về lâu dài nghẹt mũi sẽ gây thiếu oxy. Điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, ngưng thở tạm thời khi ngủ, thậm chí là đột quỵ.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thường xảy ra theo chu kỳ, chủ yếu là mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng. Ngoài triệu chứng 1 bên mũi bị nghẹt thì người bệnh còn gặp phải nhiều biểu hiện như ngứa mũi, chảy nước mũi liên tục, hắt hơi, vòm họng có cảm giác bỏng rát.
Tuy viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tính mạng nhưng nếu không sớm điều trị thì bệnh sẽ gây không ít phiền toái đến chất lượng cuộc sống. Khi bệnh kéo dài, người bệnh có thể mắc nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, dị ứng phế quản, hen suyễn, viêm phế quản.
Bệnh viêm xoang
Tình trạng nghẹt 1 bên mũi kéo dài cũng là triệu chứng của bệnh viêm xoang. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn mắc phải nhiều triệu chứng khác như chảy nước mũi, đau nhức quanh mũi và thái dương, dịch mũi tiết ra có màu vàng xanh, đau đầu.
Bệnh viêm xoang nếu không được chữa kịp thời có thể chuyển từ cấp tính sang mãn tính. Khi ấy, bệnh không những khó chữa mà còn gây nhiều biến chứng xấu như viêm thần kinh thị giác, áp xe mắt, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang…
Bệnh Polyp mũi
Polyp mũi là tình trạng trong mũi xuất hiện khối u. Khối u ngày một lớn khiến niêm mạc mũi bít tắc gây khó thở. Polyp mọc ở bên mũi nào thì bệnh nhân sẽ bị nghẹt thở bên đó. Polyp mũi nhỏ thường không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ít triệu chứng. Nếu không được chữa trị ngay, polyp phát triển ngày càng lớn gây cản trở hô hấp, bệnh nhân bị khó thở, hen suyễn, viêm tai, ngưng thở…
Ung thư mũi xoang
Nếu các tế bào ác tính hình thành, phát triển trong mô mũi và niêm mạc xoang thì sẽ gây bệnh ung thư mũi xoang. Lúc mới khởi phát, bệnh thường không có triệu chứng. Nếu gặp những triệu chứng sau, bạn cần nhanh chóng đi khám:
- 1 bên mũi bị nghẹt liên tục, chảy dịch kéo dài.
- Đau trán, đầu, mũi, má hoặc xung quanh mắt, tai, dù uống thuốc giảm nhưng không khỏi.
- Dịch mũi chảy qua cửa mũi sau xuống họng.
- Mất cảm giác về mùi hoặc vị.
- Thường xuyên và liên tục chảy máu cam.
Các biểu hiện của ung thư mũi xoang
2. Nghẹt 1 bên mũi kéo dài có tác hại gì?
Tình trạng 1 bên mũi bị nghẹt kéo dài thường xảy ra do máu ở 1 bên mũi tập trung nhiều, tạo thành túi phình che mất đường thở. Khi nhìn sâu vào hốc mũi, bệnh nhân có thể quan sát thấy túi phình. Sự gia tăng lượng máu gây nghẹt mũi 1 bên thường diễn ra từ 3 đến 5 tiếng. Bị nghẹt 1 bên mũi lâu năm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy bao gồm:
Viêm nhiễm hệ hô hấp
Khi dịch nhầy ứ đọng gây tắc mũi, người bệnh sẽ khó thở, phải thở bằng miệng, đặc biệt là vào ban đêm khi ngủ. Việc không khí đi đường miệng vào hệ hô hấp không được làm ấm, làm ẩm và lọc sạch sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi…
Mất ngủ
Tình trạng 1 bên mũi bị nghẹt sẽ trở nặng vào buổi tối. Nghẹt mũi kéo dài khiến lượng không khí vào phổi giảm sau mỗi nhịp hô hấp. Người bệnh cần thở nhanh, gắng sức hơn, thậm chí dùng miệng thở. Cơ thể bị thiếu oxy sẽ khiến bạn trằn trọc, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Đôi lúc, nghẹt mũi 1 bên do viêm xoang còn khiến bạn mất ngủ trầm trọng.
Viêm mắt, ù tai
Chất dịch tiết nhầy có chứa mủ đặc là nguyên nhân khiến đường thông của mũi và tai bị tắc. Người bệnh sẽ bị ù tai. Tình trạng này có thể lan đến mắt gây viêm màng tiếp hợp, viêm tuyến lệ, viêm mí mắt…
Các tác hại khi bị nghẹt mũi 1 bên kéo dài
3. Cách chữa nghẹt 1 bên mũi như thế nào?
Điều hòa nhiệt độ cơ thể
Người bị nghẹt mũi, viêm xoang thường do các yếu tố phong hàn, phong thấp, suy giảm chính khí. Tà khí xâm nhập vào cơ thể khiến chức năng của phế ảnh hưởng, kinh mạch ách tắc gây nghẹt mũi. Vì thế, một cách để hạn chế triệu chứng tái phát là giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức ổn định.
Vào những ngày trời lạnh, bạn hãy giữ ấm cơ thể, nhất là vùng tai, cổ, đầu để tránh cảm lạnh. Những ngày nắng nóng, bạn nên hạn chế uống đá. Việc sử dụng điều hòa đúng cách cũng giúp mũi không bị khô hay nghẹt. Cuối cùng, bạn nên uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy.
Vệ sinh mũi và họng hàng ngày
Cách trị nghẹt 1 bên mũi kéo dài là bạn cần làm sạch mũi đúng cách mỗi ngày. Bạn có thể dùng nước xịt rửa mũi, nước muối sinh lý và thuốc điều trị đặc hiệu. Điều này sẽ giúp mũi trở nên thông thoáng. Vì mũi và họng thông nhau nên bạn cần giữ thói quen súc họng thường xuyên để bảo vệ xoang mũi luôn được khỏe mạnh.
Làm ấm xoang mũi
Mỗi tuần, bạn hãy xông mũi với thảo dược 1 lần. Một số dược liệu tự nhiên như sả, chanh, bạc hà, gừng… sẽ giúp làm ấm mũi, giảm nghẹt mũi 1 bên. Các thảo dược này có thành phần tinh dầu tốt cho người bị viêm xoang, viêm mũi. Tác dụng của chúng là giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa virus hiệu quả. Khi thực hiện, bạn hãy dùng khăn ấm đắp vùng ngang mắt xuống gò má khoảng vài phút nhằm làm ấm xoang mũi, kích thích máu lưu thông.
Các phương pháp khắc phục nghẹt mũi 1 bên
Bổ sung nhiều vi khoáng chất có lợi
- Bạn nên xây dựng thực đơn ăn uống nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Ăn nóng, uống nóng, uống đủ nước nhằm làm giảm tình trạng nghẹt mũi 1 bên.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nóng, không uống nước đá.
- Không ăn thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột để tránh mũi càng bị bít tắc.
Một điều bạn cần lưu ý là thay đổi thói quen ngủ. Bạn hãy kê cao gối khi ngủ và nằm thẳng để giúp dịch mũi dễ dàng lưu thông. Bên cạnh đó, bạn cần kiên trì rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày kết hợp hơi thở. Các môn thể thao bạn có thể tham gia là tập gym, yoga, chạy bộ…
Tình trạng nghẹt 1 bên mũi kéo dài gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết cách khắc phục và xử lý khi mắc bệnh. Khi gặp triệu chứng này, bạn tốt nhất hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Các bệnh về Tai – mũi – họng là những bệnh thường gặp ở bất kì lứa tuổi nào. Nhiều người rất chủ quan và không thèm quan tâm đến những vấn đề . Mặc dù đây chỉ là một trong những triệu chứng phổ biến của cảm cúm tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra các chứng bệnh nặng khác hoặc nặng hơn cả chính là có thể gây tử vong.Nghỉ ngơi và hàng ngày nên luyện tập để có thể có một sức khỏe, đề kháng tốt để có thể phòng ngừa các bệnh. Muốn vậy chúng tôi giới thiệu cho bạn may chay bo, ghế massage và xe đạp tập của tập đoàn thể thao Elipsport để bạn có thể tham khảo và sử dụng tại nhà để tăng cường sức khỏe của bản thân nhiều hơn.
Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”
Câu hỏi thường gặp
Khi ở tư thế nằm, lượng máu đến đầu sẽ tăng lên kéo theo tăng lưu lượng máu vùng mũi. Để thích nghi với điều này, các mạch máu nhỏ ở trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm mũi tăng lên, mũi sưng và có thể đau hơn.
Tình trạng nghẹt mũi kéo dài nhưng không có dịch có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như viêm mũi, viêm xoang, polyp mũi hay các bất thường cấu trúc mũi như vẹo vách ngăn mũi, quá phát cuốn mũi,…
Nếu tình trạng nghẹt mũi của bạn là do cảm lạnh hoặc cúm, nó có thể sẽ kéo dài trong thời gian bạn bị cảm lạnh hoặc cúm (từ 5 đến 10 ngày) hoặc thậm chí lâu hơn. Nếu nghẹt mũi là kết quả của dị ứng, nó có thể kéo dài hơn, tùy thuộc vào việc bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng cụ thể đó.
Một số nguyên nhân gây nghẹt mũi một bên kéo dài ở trẻ em là thay đổi thời tiết, viêm mũi dị ứng, có dị vật bất thường trong mũi, bệnh viêm mũi mãn tính hoặc do cấu tạo mũi bất bình thường.
Bạn có thể massage tại những vị trí quan trọng trên vùng mặt như giữa hai bên lông mày, vùng xoang mũi, vị trí nhân trung.