1. Nghĩa tường minh:
– Là nghĩa được biểu hiện trên bề mặt câu chữ, người đọc/ viết không cần phải suy luận, chỉ cần đoc bề mặt câu chữ là hiểu đươc ý nghĩa của câu nói.
Ví dụ:
+ Muộn rồi, con đi học đi!
-> mẹ thấy đã muộn và giục con đi học
+ Cái mớ rau này đắt
-> mớ rau đắt
+ Mẹ rất yêu con!
-> thể hiện tình cảm mẹ rất yêu con.
=> hiện lên câu chữ như thế nào thì ý nghĩa của nó là như vậy, không cần pải suy đoán.
2. Hàm ý:
– Là nghĩa không được biểu hiện trên bề mặt câu chữ mà người đọc/ người nghe phải dựa vào hoàn cảnh để suy luận, từ đó mới hiểu được ý nghĩa của câu nói.
Ví dụ
+ Nam đi học muộn 10 phút. Đến nơi, cô giáo nói: ” Đồng hồ của cả lớp chúng ta bị nhanh 10 phút. Hóa ra chúng ta đi học sớm 10 phút, mỗi bạn Nam là đúng giờ thôi các em ạ!”
-> Ý nói Nam đi học muộn so với quy định chung 10 phút và ngầm ý nhắc khéo lần sau Nam rút kinh nghiệm để đi học đúng giờ.
+ Trong truyện cười dân gian” Lợn cưới áo mới”, khi được anh hàng xóm hỏi ” Bác có thấy con lợn mới của em chạy qua đây không?” thì anh được hỏi liền đáp: ” Từ lúc tôi mặc cái áo mới này ,tôi chẳng thấy có con lợn nào chạy qua đây cả”
-> Hàm ý:
(+) Anh tìm lợn muốn khoe với hàng xóm rằng có một con lợn mới
(+) Anh được hỏi: nhân tiện khoe luôn mình có áo mới và khẳng định k nhìn thấy lợn của anh hàng xóm.
* Nhận xét:
– Để xác định được đúng hàm ý, người đọc/ người nghe cần phải hiểu được hoàn cảnh liên quan và trang bị cho mình một vốn hiểu biêt nhất định
– Tác dụng: phục vụ được mục đích của người nói hoặc viết: tế nhị khéo léo, không muốn nói ý trực tiếp.