Người lái đò sông Đà 2022 | Mytranshop.com

I. TÁC GIẢ NGUYỄN TUÂN

1. Tiểu sử

– Quê: làng Nhân Mục, Thanh Xuân, Hà Nội.

– Xuất thân: gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, cha tài hoa bất đắc chí, sinh bất phùng thời → môi trường gia đình, đặc biệt là người cha có ảnh hưởng sâu sắc tới cá tính con người và cá tính nghệ thuật Nguyễn Tuân.

2. Con người

– Trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc: có những nét riêng biệt.

– Ý thức cá nhân phát triển rất cao.

– Con người rất mực tài hoa, uyên bác.

– Biết quý trọng nghề nghiệp văn chương.

3. Sự nghiệp sáng tác

a. Quá trình sáng tác và đề tài chính

– Quá trình sáng tác:

+ Thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng…

+ Năm 1938, nhận ra sở trường: tùy bút → bắt đầu có những tác phẩm thành công xuất sắc.

+ Sau cách mạng tháng Tám, vẫn tiếp tục khai thác thế mạnh tuỳ bút và có một số tuỳ bút nổi tiếng: “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”.

– Những đề tài chính:

+ Trước cách mạng: 3 đề tài chính:

• Vẻ đẹp một thời vang bóng

• Chủ nghĩa xê dịch

• Đời sống trụy lạc

+ Sau cách mạng: Tiếp tục đề tài: chủ nghĩa xê dịch.

• Động lực: Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc → chào đón, phục vụ cách mạng nhiệt tình.

• Mục đích xê dịch: Kiếm tìm vẻ đẹp của non sông,phát hiện chất “vàng mười”, chất ngọc tiềm ần trong các tầng lớp nhân dân – những người lao động đang tiến hành xây dựng, chiến đấu và bảo vệ đất nước.

• Hình tượng nghệ thuật trung tâm: nhân dân → vừa dũng cảm, anh hùng vừa là nghệ sĩ tài hoa.

• Nội dung:Tôn vinh tầm vóc, vị thế một dân tộc có văn hoá, sang trọng, sinh ra trên mảnh đất có bề dày lịch sử, ngàn năm văn hiến,nhuận sắc cho vẻ đẹp của con người Viêt Nam, dân tộc Việt Nam (miêu tả độc đáo chất tài hoa, nghệ sĩ)

b. Phong cách nghệ thuật

– Nhận định chung: gói gọn trong một chữ “ngông”

– Đặc điểm:

+ Sự tài hoa, uyên bác:

• Tài hoa:

. Cơ sở: quan niệm viết một tác phẩm cần có cái độc đáo, khác đời

. Biểu hiện:

 Tiếp cận đối tượng ở phương diện: văn hóa nghệ thuật thẩm mĩ

 Tiếp cận con người ở góc độ: nghệ sĩ -> mở rộng phạm vi khái niệm: không chỉ là những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật mà bất kể ai, làm nghề gì, nếu biết nâng công việc của mình lên một cách phi thường, siêu phàm, độc đáo đều là nghệ sĩ > phát hiện chất “vàng mười” trong những con người, những công việc tưởng như rất bình thường, dung dị.

 Tiếp cận thiên nhiên: như một tuyệt tác nghệ thuật của tạo hóa, vừa kì vĩ vừa nên thơ quen thuộc.

• Uyên bác:

. Vận dụng tri thức của nhiều ngành nghệ thuật, nhiều lĩnh vực đời sống để miêu tả đối tượng.

. Giàu thông tin, giàu giá trị tư liệu -> lối viết bới lông tìm vết, khám phá tới sơn cùng thủy tận đối tượng.

• Cảm quan sắc nhọn, phong phú

. Hứng thú đặc biệt trước những cảnh tượng gây ấn tượng mạnh với giác quan nghệ sĩ.

. Cơ sở: quan niệm sống hay viết cũng không chấp nhận cái gì phẳng lặng, dễ dãi, chung chung, nhàn nhạt, đơn chiều → luôn thèm khát những cảm giác mạnh, hứng thú với những cái đẹp tuyệt vời hoặc tuyệt đỉnh dữ dội.

. Biểu hiện: đối tượng của những trang viết ấn tượng: thác (sông Đà), đèo (Cổng Trời), bão (Cô Tô), gió (Lào)…

• Chữ nghĩa giàu có

. Cơ sở: quan niệm viết văn là dốc cạn kho tàng chữ nghĩa để chạy đua cùng tạo hóa, để khoe chữ.

. Biểu hiện:

Sáng tạo từ ngữ, hình ảnh trong văn mới lạ, ấn tượng, giàu sức biểu cảm nhờ liên tưởng chính xác, tài hoa: nước Hồ Gươm xanh màu xanh “canh rau muống luộc nhừ”, nước Sông Đà mùa thu “lừ lừ chín đỏ như da mặt người  bầm đi vì rượu bữa”, “chuối ngự ngọt còn thơ Tú Xương rất chát”… → tạo khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc.

Biệt tài cá biệt hóa sắc độ các sự vật, hiện tượng: trăng “vàng nẫu”, áo cà sa “vàng sư sãi”, chuối vàng “giẫy nẫy”…

Câu văn co duỗi nhịp nhàng giàu nhạc điệu.

• Tùy bút tài hoa:

. Đặc trưng thể loại:

Thuộc thể kí, dạng có tính chất trung gian, vừa có tính chất kí (ghi chép), vừa có chất thơ (trữ tình) vừa mang màu sắc triết học trong tư duy.

Thể văn tự do, tùy hứng nhưng cũng không quá phóng túng.

Nguyên tắc kết cấu: vừa tán, vừa tụ.

Bề mặt: tản mạn, lắp ghép, chắp vá, đầu Ngô mình Sở.

Bề sâu: nhất quán về ý nghĩa, tư tưởng: chủ đề → tạo trục xuyên suốt → người viết tùy bút tài hoa: trường liên tưởng phong phú, biến hóa, tán tụ như khối vuông ru bích.

* Tùy bút Nguyễn Tuân: đỉnh cao tùy bút Việt Nam:

 – Viết một bài tùy bút hay không quá khó nhưng để viết như một sở trường chỉ có Nguyễn Tuân.

 – Qua tùy bút, thấy một cái tôi tài hoa, uyên bác.

–  Viết nhiều tùy bút, nhưng mỗi tùy bút đều có nét riêng, với khả năng sáng tạo dồi dào.

B. NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

1. Giới thiệu chung

a. Tùy bút “Sông Đà”

– Ra đời năm 1960, tái bản năm 1978.

– Cấu trúc: 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Phô mai làm từ gì? Tìm hiểu về phương pháp làm phô mai 2022 | Mytranshop.com

– Giá trị:

+ Phát hiện kì thú về tài nguyên, phong cảnh miền Tây Bắc.

+ Khám phá đầy trân trọng về vẻ đẹp – chất “vàng mười” của tâm hồn con người Tây Bắc: ngược về quá khứ miêu tả chiến sĩ cách mạng nhà tù Sơn La, những cán bộ cách mạng hoạt động cách mạng thời giặc tạm chiếm, những bộ đội, dân công trong chiến dịch Điện Biên…, trở lại hiện tại để tìm những lớp người mở đường kiến thiết Tây Bắc…

+ Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.

– Vị trí văn học sử: đỉnh cao sáng tác Nguyễn Tuân sau cách mạng.

b. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà”

– Rút từ tập “Sông Đà”.

– Nhan đề: “Sông Đà” → “Người lái đò Sông Đà” → tác dụng: nổi rõ hình tượng trung tâm của tùy bút là người lái đò.

– Giá trị:

+ Giá trị thông tin, tư liệu: công trình khảo cứu về Sông Đà → cung cấp những hiểu biết chân xác, lí thú về Sông Đà .

• Lịch sử Sông Đà.

• Địa thế đặc biệt của Sông Đà và phong cách vượt thác của người lái đò.

• Lịch sử đấu tranh của nhân dân Tây Bắc.

• Sự chuẩn bị của nhà nước để chinh phục Sông Đà.

+ Giá trị văn chương.

2. Đọc hiểu văn bản

a. Hình tượng Sông Đà

– Lời đề từ:

+ Thơ Nguyễn Quang Bích:

“Chúng thủy giai đông tẩu/Đà giang độc bắc lưu”

 Nét riêng của Sông Đà: thế chảy độc đáo, nghịch ngược, không giống ai của Sông Đà → Nguyễn Tuân tìm thấy sự đồng cảm với cái “ngông” của thiên nhiên.

+ Thơ của nhà thơ Ba Lan:

“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”: cảm thán về vẻ đẹp nên thơ, thi vị của các dòng sông → hé mở vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.

– Phân tích hình tượng con Sông Đà:

+ Khái quát: Sông Đà được miêu tả như một sinh thể sống động, có diện mạo, tính cách, nội tâm, hoạt động như con người → hiện lên như một nhân vật văn học với 2 tính cách nổi bật: vừa hung bạo, dữ dội, hùng vĩ vừa trữ tình, dịu dàng, nên thơ.

* Tính cách hung bạo, vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ:

Khúc thượng nguồn: lắm thác, nhiều ghềnh, độ dốc lớn, nước chảy xiết.

– Vách đá: “dựng vách thành”, được đặc tả bằng một loạt các liên tưởng, so sánh cụ thể, độc đáo:

• Mặt sông chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời

• Chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu.

• Có quãng con nai con hổ đã có lần lọt từ bờ này sang bờ kia.

• Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh…

 Hẹp, sâu, dốc thẳng đứng, tạo cảm giác rợn lạnh cho bất kì ai khi đi qua quãng sông như thế.

– Âm thanh tiếng nước:

• Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt.

• Thở và kêu như cửa cống cái bị sặc

• Nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.

• Rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa như nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng → gợi không khí của một trận cuồng lửa, hủy diệt, dùng lửa để tả nước – hai yếu tố vồn tương khắc, giờ lại hòa hợp để tương sinh một so sánh độc đáo, gợi cảm → nhấn mạnh đặc tính hủy diệt ghê gớm của Sông Đà.

 Câu văn có kết cấu trùng điệp, liên hoàn, nhịp ngắn tạo giọng văn dồn dập, gấp gáp, cắng thẳng, từ ngữ cực tả  trạng thái dữ dội → ấn tượng hãi hùng, rùng rợn và sức tàn phá khủng khiếp.

– Hút nước:

• Giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.

• Mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh.

• Cốc pha lê nước khổng lồ.

• Từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải.

→ Nhận xét:

• Đặc tả hút nước Sông Đà: sâu, sáng, xanh trong thăm thẳm.

• Kết hợp thủ pháp của văn học và thủ pháp của điện ảnh → truyền đến độc giả cảm giác chân thực, sống động như tận mắt chứng kiến → Sông Đà không chỉ hung bạo mà còn nên thơ một cách hùng vĩ.

– Thạch trận:

Thạch trận không chỉ có vẻ hung hãn, dữ dằn của vách đá, hút nước mà còn bộc lộ bản chất nham hiểm, xảo quyệt

• Đá:

 Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, “nhăn nhúm”, méo móo

 Đứng, ngồi, nằm, nghiêng với những nhiệm vụ riêng → bày sẵn thạch trận thành 3 tuyến.

• Bày 3 trùng vi nhằm tước đoạt và hủy diệt đến cùng sự sống của con người: giở mọi thủ đoạn, miêu ma chước quỷ để dẫn dụ, phục kích → “binh pháp” sâu hiểm của “thần sông thần đá”.

 Chọn khúc ngoặt – khi tầm nhìn bị hạn chế để đánh phục kích.o

 Dụ người vào sâu thế trận, đánh quật vu hồi → cô lập hóa, chặn mọi đường sinh.

 Khi giáp lá cà: giở mọi ngón đòn hiểm ác: nước thác reo hò làm thanh viện… → uy hiếp tinh thần đối phương.

→ Nhận xét

• Ngôn từ phong phú, sử dụng thuật ngữ, hệ từ vựng của nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau (quân sự, võ thuật, thể thao…) → Nguyễn Tuân là thầy phù thủy ngôn từ với cây đũa phép là những từ ngữ rất đắt.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Phòng tập Gym 17 , Phan Huy Ích, quận Tân Bình. 2022 | Mytranshop.com

• Diễn tả tính chất cuộc đấu tranh giữa con người – tự nhiên: quyết liệt, căng thẳng, một mất một còn.

Bản chất Sông Đà: vừa “khắc nghiệt như gì ghẻ, chúa đất”, vừa hùng vĩ dữ dội.

→ Ấn tượng về con sông:

• Mang diện mạo một kẻ thù

• Thách thức đối với con người, gợi ham muốn chinh phục, khám phá, chế ngự.

* Tiểu kết:

Thần thoại “Sơn Tinh, Thủy Tinh”: lý giải cái hung bạo, khắc nghiệt của Sông Đà bằng tư duy thần thoại cổ xơ “năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Nguyễn Tuân lại dựng lên vẻ đẹp dữ dội, hung bạo, hùng vĩ của Sông Đà bằng những trang văn cụ thể, chân xác, giàu liên tưởng.

* Vẻ đẹp nên thơ và trữ tình

Tập trung ở khúc hạ lưu → dòng chảy êm, phẳng, rộng → nét tính cách tương phản với sự hung bạo được miêu tả cụ thể, chân thực bằng rất nhiều hình ảnh gợi cảm.

– Điểm nhìn động: theo mùa; trên cao, xa; ngồi thuyền đi trên mặt sông.

– Cụ thể:

• Trên cao, xa:

. Dây thừng ngoằn nghèo.

. Tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân → vẻ đẹp duyên dáng,  thơ mộng, e ấp như mang cả hương thơm quyến rũ của núi rừng (áng tóc thơm hương hoa ban hoa gạo).

• Theo mùa:

. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô.

. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.

→ Khả năng quan sát tinh tế, ngôn ngữ cá thể hóa cao độ nhờ những so sánh độc đáo, chân xác.

• Cảm nhận con sông Đà gợi cảm trên tư cách một “cố nhân”

. Màu nắng tháng ba Đường thi → liên tưởng độc đáo → nắng sông Đà như ngậm thơ, ngậm họa.

. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng

• Ngồi trên thuyền: “như một tình nhân chưa quen biết”

. Dùng động để tả tĩnh (hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt, thuyền trôi, tiếng còi sương…) → đặc tả cái thanh tịnh tuyệt cùng của bờ bãi sông Đà.

. Hình ảnh: đẹp, trong trẻo, thanh khiết, liên tưởng giàu chất thơ.

 Lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi ra những nõn búp, con nai thơ ngộ, áng cỏ sương → tinh khôi, đọng hương sữa ngào ngạt, non tơ.

 Tiếng còi sương → âm thanh trong tâm tưởng, dội về từ quá khứ → chi tiết độc đáo, diễn tả sâu sắc cái yên lặng khôn cùng của bờ sông, tĩnh đến mức người và vật giao cảm để lặng tìm âm thanh tự tâm hồn, tự thời gian thăm thẳm.

 Bờ sông: hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa → không xác định, không cụ thể nhưng giàu sức gợi, gợi về quá khứ, gợi trăm năm cổ tích, khơi lại những trầm tích tâm hồn người Việt  trong những trang viết cổ sơ → lấy những giá trị văn hóa truyền thống để so sánh → vĩnh viễn hóa bờ bãi sông Đà.

→ Tiểu kết:

– Ngòi bút tài hoa và biến hóa của Nguyễn Tuân đã thổi linh hồn cho Sông Đà, để vật thể vô tri hiện lên với những tính cách đối nghịch mà thống nhất.

– Sông Đà hiện lên với 2 vẻ đẹp: vừa dữ dội, hung bạo, hung vĩ vừa dịu dàng, nên thơ, trữ tình → nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật.

– Nét tài hoa, uyên bác trong nhìn nhận, khám phá, miêu tả thiên nhiên:

+ Nhìn sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, tô đậm cái phi thường, tuyệt vời của cảnh,vật.

+ Vận dụng kiến thức của nhiều ngành khác nhau để xây dựng hình tượng con sông.

– Với tài năng nghệ thuật của một nhà văn, đôi mắt của một họa sĩ và sự nhạy cảm, tinh tế của một tâm hồn yêu cái đẹp, ưa “xê dịch” kết hợp sự liên tưởng phong phú, độc đáo, Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà như một công trình nghệ thuật của tạo hóa.

– Qua đó tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm tự hào về cảnh sắc quê hương tươi đẹp, một biểu hiện của tình yêu nước.

b. Hình tượng người lái đò

* Khái quát:

– Khắc họa trong tương quan với hình ảnh Sông Đà hung bạo, hùng vĩ.

– Dụng ý: phẩm chất dũng cảm, gan dạ, kiên cường chỉ bộc lộ rõ nhất khi nhân vật đương dầu với khó khăn, thử thách. Giả sử đặt ông lái trong khung cảnh thi vị trữ tình của Sông Đà thì nhân vật sẽ trở thành một nghệ sĩ đa tình, lẫn vào thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân trước cách mạng → Ông lái đó trở thành người anh hùng – nghệ sĩ trong thiên sử thi leo ghềnh vượt thác.

* Tài năng:

– Nắm chắc qui luật của thần sông thần đá.

– Thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở.

Hé mở vấn đề mang ý vị triết học sâu sa: trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù bốn chân, con người am hiểu và làm chủ qui luật là con người tự do, dẫu đó là qui luật đầy khắc nghiệt, chỉ cần một chút lơi tay, do dự và mất bình tĩnh là có thể trả giá bằng cái chết.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Chất béo xấu là gì? chất béo xấu có trong thực phẩm nào 2022 | Mytranshop.com

– Giao tranh với thạch trận: Bút pháp tương phản dựng lên cuộc tranh chấp quyết liệt, gay gắt, căng thẳng trên thạch trận Sông Đà.

Thạch trận Sông Đà (thiên nhiên) – Ông Đò (con người)

Lực lượng: đá hậu, đá tướng, đá tiền vệ với nhiều thủ đoạn nham hiểm → hùng hậu, đông đảo, dữ dằn, hung hãn.

Giăng sẵn trận đồ bát quái: ba trùng vi, tập đoàn cửa sinh cửa từ, hệ thống boongke, pháo đài đá chìm nổi. lộ diện hay giấu mặt

+ Trùng vây 1:

• 4 cửa tử, 1 cửa sinh.

• Sóng trận địa phóng thẳng

• Mặt nước hò la vang dậy (…), ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo võ khí trên cánh tay ông lái → dọa dẫm, sấn sổ,  hiếu chiến.

• Sóng nước như quân liều mạng đội thuyền lên → hùng hổ.

• Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình giữa trận nước vang trời thanh la não bạt → hung hăng như một đấu sĩ bất bại.

• Miếng đòn hiểm độc nhất: luồng nước (..) bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò → giở ngón đòn hiểm hóc quyết định nhằm nốc ao đối phương.

+ Trùng vây 2:

• Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn → nham hiểm, xảo quyệt.

• Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá → thiên nhiên hùng mạnh như thú dữ.

• Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đòn cửa tử → dai dẳng, quyết liệt.

• Không ngừng khiêu khích.

+ Trùng vây 3:

• Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả.

• Luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. 

– Một ông đò và 6 tay chèo → ít ỏi, cạn kiệt sức lực.

– Như một đại tướng lão luyện, dày dạn kinh nghiệm trận mạc, ông đò bình tĩnh tiến vào trận địa, lần lượt vượt qua từng trùng vây:

+ Vượt trùng vây 1:

• Hai tay giữ mái chèo .

•  Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch.

•  Chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo.

+ Vượt trùng vây thứ 2:

Không một chút nghỉ tay nghỉ mắt.

Nắm chặt lấy cái bờm song đúng luồng → ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vòa cửa sinh, lái miết một đường chéo về phía cửa đá → thành thạo, chính xác, dũng mãnh trong từng động tác.

+ Vượt trùng vây 3:

• Phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa.

• Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép.

→ dũng cảm, nhanh gọn, dứt khoát.

→ Nhận xét:

– Nhịp văn gấp gáp, hơi văn căng thẳng, câu văn dồn dập → gợi không khí cuộc giao tranh quyết liệt, một sống một chết.

– Tương phản hai lực lượng: một bên là thiên nhiên – thác đá Sông Đà bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vô song, một bên là con người – ông lái đò bé nhỏ, cạn kiệt sức → tạo ra một tương phản để nhấn mạnh bản lĩnh, sự dũng cảm và khả năng chinh phục tự nhiên của con người.

– Kết hợp kiến thức uyên bác của nhiều lĩnh vực: võ thuật, thể thao, quân sự… và trí tưởng tượng phong phú cùng kho chữ nghĩa phong phú, tài hoa → biến câu chuyện bình thường thành bản trường ca về người anh hùng – nghệ sĩ lái đò trong nghệ thuật vượt thác → ông đò vừa là một dũng sĩ vừa là một nghệ sĩ.

* Tiểu kết:

– Hình ảnh ông lái hiện lên với tư cách người lao động – nghệ sĩ làm chủ thiên nhiên → vẻ đẹp của “chất vàng mười” trong tâm hồn con người Tây Bắc.

– Sự uyên bác, trí tưởng tượng phong phú, kho chữ nghĩa giàu có là vốn liếng để nhà văn xây dựng thành công hình tượng người lái đò Sông Đà mang vẻ đẹp độc đáo.

–  Xây dựng hình tượng ông lái đò Nguyễn Tuân thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác – nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

– Nguyễn Tuân đã khắc họa bức chân dung của con người lao động mới vừa hiên ngang, khí phách, oai phong, hùng dũng vừa tài hoa trong cuộc đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên để giành sự sống. Nhà văn cũng thể hiện quan niệm mới mẻ, độc đáo về người anh hùng và người nghệ sĩ:

+ Người anh hùng không chỉ xuất hiện trên chiến trường mà còn có trong cuộc sống lao động hằng ngày, trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên để giành sự sống.

+ Người nghệ sĩ không chỉ làm công tác nghệ thuật mà còn là nguời có tài, có tâm huyết trong nghề nghiệp.

3. Tổng kết

a. Nội dung

“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm lên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng,vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhất là của con người lao động bình dị Tây Bắc.

b. Nghệ thuật

– Thể hiện phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

– Ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bật ngờ và thú vị.

– Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và sức gợi cảm cao.

– Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu, giá trị tạo hình cao.

Leave a Comment