Nguyên nhân bị sốc hông là gì? Cách chữa trị nó 2022 | Mytranshop.com

Sản phẩm bán chạy tại cửa hàng

Chắc chắn trong đời bạn đã từng bị đau sốc hông. Nhưng nguyên nhân bị sốc hông là gì và cách phòng ngừa nó như thế nào? hãy cùng đến với phần tiếp theo để tìm hiểu rõ hơn.

Khi bạn đang trong quá trình tập luyện hoặc chạy bộ thì thình lình bị sốc hông thì không có gì khó chịu bằng. Vậy nguyên nhân bị sốc hông là do đâu hãy đến với đến phần tiếp theo sẽ rõ.

1. Đau sốc hông là gì?

Dấu hiệu để biết bạn đã bị sốc hông là một cơn đau nhói cục bộ ở phía một bên bụng dưới sườn, nhưng bình thường cơn sốc hông sẽ xuất hiện nhiều ở bên trái. Người lớn tuổi rất thường xuyên mắc phải tình trạng này nên cần phải cẩn thận.

Đối với những người chạy bộ trẻ tuổi thì cơn tình trạng bị sốc hông khác hơn 1 chút: Tệ nhất thì nó sẽ đau nhói lên như bị đâm, đôi lúc thì lại kéo giật nhẹ nhẹ như bị chuột rút.

bị sốc hông

Đau sốc hông

2. Nguyên nhân sốc hông khi chạy

Tình trạng sốc hông khá phổ biến nhưng các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được đâu là nguyên nhân của nó. Nhưng những người thường xuyên chạy bộ truyền tai nhau một số lý do như sau:

  • Bị sốc hông sau khi ăn do chạy bộ ngay: Điều này khá đúng, gần như ai sau khi ăn và bắt đầu chạy bộ ngay cũng gặp tình trạng sốc hông. 
  • Trước khi chạy bộ, bỏ qua bước khởi động: Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến, bạn bắt đầu tập luyện nhưng lại bỏ qua bước khởi động. Việc làm nóng cơ thể trước từ 5 đến 10 phút rất quan trọng. Nếu bạn bỏ qua bước này thì việc bị sốc hông trong lúc tập luyện là điều rất dễ xảy ra.
  • Uống đồ uống ngọt: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trước khi tập luyện bạn uống một lượng lớn nước ngọt có gas thì sẽ tăng khả năng bị sốc hông trong lúc tập luyện.
  • Cột sống có độ cong (vẹo cột sống): Một nghiên cứu đã tìm thấy sự tương quan giữa việc bị đau xóc hông và người bị vẹo cột sống.
  • Thở ‘nông’: Là cách thở chỉ thở tới ngực mà không hít thở xuống bụng khiến cơ thể bị thiếu oxy. Đây là nguyên nhân phổ biến ở những người mới tập chạy bộ. 
  • Chạy quá nhanh ngay khi bắt đầu: cơ thể cần làm quen với việc chạy bộ cường độ cao. Vì vậy mà bạn chỉ nên chạy bộ từ từ, chạy từ tốc độ chậm một thời gian trước khi tăng tốc độ. 
  • Uống quá nhiều nước trước khi chạy cũng có thể dẫn tới sốc hông.
  • Điều kiện thời tiết lạnh cũng khiến bạn bị sốc hông dễ dàng hơn khi khởi động không đủ nhiều.

3. Làm thế nào để hết đau hết bị sốc hông khi chạy?

Với những nguyên nhân đã được xác định trên đây như không khởi động, ăn no,… thì bạn chỉ cần khắc phục chúng để giảm sốc hông. Ngoài ra, còn có rất nhiều các mẹo nhỏ, cách hết bị sốc hông khi chạy. Đa số những mẹo này thường không có hại gì đối với cơ thể và với tùy từng người có khi chúng lại có hiệu quả nhất định. Nếu không muốn bị cơn đau sốc hông cản trở bài chạy của mình, hãy áp dụng 1 trong những cách sau:

  • Khi bị sốc hông tấn công bạn nên nhấn nhẹ vào nơi đó, nó sẽ giúp giảm đau một chút đó.
  • Tiếp theo, hãy thử thay đổi cách hít thở: Hít một hơi thật sâu vào tận khoang bụng, cảm nhận hơi làm phồng căng bụng. Nín thở trong trong một giây ngắn và thở ra bằng miệng, thở toàn bộ không khí chứa chất thải ra bên ngoài từ khoang bụng để tiếp tục lại hít sâu vào, lấy oxy và dinh dưỡng tươi mới cho cơ thể. Điều này cực kỳ cần thiết cho cơ thể khi đang vận động cường độ cao.  
  • Bạn cũng có thể thử thay đổi nhịp thở với nhịp sải chân: Nếu bạn chạy ở nhịp 2-2 mà bị xóc hông thì có thể chuyển qua nhịp thở 3-2, nghĩa là hít-hít-hít-thở-thở (có thể kèm việc chạy chậm hơn).
  • Nếu tình trạng đau vẫn không dứt hẳn, bạn nên ngừng chạy bộ mà bạn có thể đi bộ nhanh hoặc đi bộ cho đến khi hết đau và tiếp tục chạy.

bị sốc hông

Hít thở sâu để tránh sốc hông

4. Cách chạy bền không bị sốc hông

Thật ra, ngăn ngừa để không bị đau sốc hông dễ hơn là cố gắng khắc phục tình trạng này. Vậy cách chạy bền không bị sốc hông là như thế nào? Với những yếu tố rủi ro trên, dưới đây là một số cách để phòng tránh đau sốc hông.

Nên thực hiện

  • Trước khi chạy chỉ nên uống nước tinh khiết chứ không uống nước có đường bao gồm cả soda và các loại nước điện giải. 
  • Uống nước thành ngụm nhỏ trong suốt quá trình chạy bộ, không uống nhiều nhiều cùng một lúc. Để tránh nguy cơ khát nước và uống nhiều, bạn nên nên ngay cả khi chưa khát. Bạn có thể tự nhắc nhở bản thân uống nước sau 1km, sau 10 phút chạy bộ,…
  • Thở đều và đúng cách là phương pháp phòng tránh đau sốc hông hiệu quả nhất. Hít vào và thở ra bằng miệng, cố gắng hít thật sâu vào bụng chứ không chỉ tới ngực.
  • Nếu đói, bạn nên ăn uống nhẹ trước 30 phút. Còn nếu không, bạn cần đảm bảo đã ăn bữa đầy đủ trước 2 tiếng, sau đó mới nên chạy bộ. 
  • Tập thở bằng cách theo các bài tập thở trong bộ môn yoga. Đây cũng là 1 cách tốt để học điều tiết hơi thở cho đúng. 

bị sốc hông

Chạy bộ đúng cách giúp phòng tránh sốc hông

Không nên thực hiện

  • Ăn và uống trước khi chạy: điều này cũng có đề cập ở phía trên chính là ngay trước khi chạy không nên ăn uống. Nhất là những loại thức ăn gây khó tiêu và nước có ga, sữa.
  • Chạy ngay mà không làm nóng khởi động. Nến áp dụng một số bài tập thể dục cơ bản để làm nóng cơ thế trước, tránh bị sốc hông, đồng thời, tránh một số tình trạng khác như chuột rút hay căng cơ.
  • Chạy trong thời tiết lạnh và mặc không đủ ấm. Thời tiết lạnh sẽ khiến cho việc hít thở sâu càng khó khăn hơn vì khi hít vào không khí rất lạnh. Trước khi chạy đội nón hoặc trang bị áo khoác, khăn quàng cổ phù hợp với thời tiết ở nơi bạn sống.
  • Chạy với tư thế gù lưng: tư thế sai cũng làm cho việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Nên tập trung vào dáng chạy chuẩn để giúp cho việc hít thở hiệu quả hơn.

Bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị sốc hông phổ biến thường gặp nhất. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình. Để tránh các rủi ro tác động từ môi trường bên ngoài bạn có thể mua cho mình một chiếc máy chạy bộ để luyện tập tại nhà. Để lựa ngay cho mình một sản phẩm, thiết bị thể thao chất lượng hãy truy cập vào website Elippsort.vn hoặc gọi trực tiếp đến hotline 1800 6854 để được tư vấn trực tiếp.

Hãy cùng Elipsport bảo vệ tài sản vô giá của bạn bằng cách luyện tập chạy bộ mỗi ngày với máy chạy bộ. Lựa chọn máy chạy bộ điện Elipsport là sự tốt nhất cho sức khỏe. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể chọn xe đạp tập tại nhà với mức giá chỉ từ 1- 5 triệu đồng, hoặc mua trả góp 0% tại 121 cửa hàng ELipsport trên 63 tỉnh thành toàn quốc nhé.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Có rất nhiều các mẹo nhỏ để tránh tình trạng sốc hông khi chạy. Đa số những mẹo này thường không có hại gì đối với cơ thể và với tùy từng người có khi chúng lại có hiệu quả nhất định. Nếu không muốn bị cơn đau sốc hông cản trở bài chạy của mình, hãy áp dụng 1 trong những cách sau:

Khi nào bị sốc hông tấn công bạn nên nhấn nhẹ vào nơi đó, nó sẽ giúp giảm đau một chút đó.
Tiếp theo, hãy thử thay đổi cách hít thở: Hít một hơi thật sâu vào càng nhanh càng tốt. Nín thở trong trong một vài giây ngắn và thở ra với đôi môi hơi khép.
Bạn cũng có thể thử thay đổi nhịp thở với nhịp sải chân: Nếu bạn chạy ở nhịp 2-2 mà bị xóc hông thì có thể chuyển qua nhịp thở 3-2, nghĩa là hít-hít-hít-thở-thở (có thể kèm việc chạy chậm hơn)
Nếu tình trạng đau vẫn không dứt hẳn bạn có thể đi bộ nhanh hoặc đi bộ cho đến khi hết đau và tiếp tục chạy.

Tình trạng sốc hông khá phổ biến nhưng các nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra được đâu là nguyên nhân của nó. Nhưng những người thường xuyên chạy bộ truyền tai nhau một số lý do như sau:
Sau khi ăn thì chạy bộ ngay: Điều này khá đúng, gần như ai sau khi ăn và bắt đầu chạy bộ ngay cũng gặp tình trạng sốc hông. Điều đó cũng cho thấy được rằng việc chạy bộ khi bụng còn nó rất dễ xảy ra tình trạng này.
Trước khi chạy bỏ qua bước khởi động: Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến, nếu bạn bắt đầu tập luyện nhưng lại bỏ qua bước khởi động. Việc làm nóng cơ thể trước từ 5 đến 10 phút rất quan trọng. Nếu bạn bỏ qua bước này thì việc bị sốc hông trong lúc tập luyện là điều rất bình thường.
Uống đồ uống ngọt: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trước khi tập luyện bạn uống một lượng lớn nước ngọt có gas thì sẽ tăng khả năng bị sốc hông trong lúc tập luyện
Cột sống có độ cong (vẹo cột sống): Một nghiên cứu đã tìm thấy sự tương quan giữa việc bị đau xóc hông và người bị vẹo cột sống.
Thở ‘nông’: Đây chỉ xem như một giả thuyết chưa chắc chắn

Dấu hiệu để biết bạn đã bị sốc hông là một cơn đau nhói cục bộ ở phía một bên bụng dưới sườn, nhưng bình thường cơn sốc hông sẽ xuất hiện nhiều ở bên trái. Người lớn tuổi rất thường xuyên mắc phải tình trạng này nên cần phải cẩn thận.
Đối với những người chạy bộ trẻ tuổi thì cơn tình trạng bị sốc hông khác hơn 1 chút: Tệ nhất thì nó sẽ đau nhói lên như bị đâm, đôi lúc thì lại kéo giật nhẹ nhẹ như bị chuột rút.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Người bị suy nhược thần kinh nên ăn gì mau thuyên giảm? 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment