Nội năng và sự biến thiên nội năng, trắc nghiệm vật lý lớp 10 2022 | Mytranshop.com

A.LÍ THUYẾT

I. Nội năng.

1. Nội năng

Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật : U = f(T, V)

2. Độ biến thiên nội năng.

Là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình.

II. Hai cách làm thay đổi nội năng.

1. Thực hiện công.

Qúa trình ngoại lực tác dụng lên vật sinh công làm biến đổi nội năng của vật gọi là quá trình thực hiện công.

Trong quá trình thực hiện công thì có sự chuyển hó từ một dạng năng lượng khác sang nội năng.

Ví dụ: Làm nóng miếng kim loại bằng ma sát

2. Truyền nhiệt.

a) Quá trình truyền nhiệt.

Quá trình làm thay đổi nội năng không có sự thực hiện công gọi là quá trình truyền nhiệt.

Ví dụ: làm nóng miếng kim loại bằng cách nhúng vào nước nóng

b) Nhiệt lượng.

Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.

∆U = Q

Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc lỏng thu vào hay toả ra khi nhiệt độ thay đổi được tính theo công thức :

Q = mcDelta t

Trong đó: Q: nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra (J)

m: khối lượng của chất (kg)

C: nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K)

Delta t: độ biến thiên nhiệt độ ( 0C hay K)

B.BÀI TẬP

DẠNG:BÀI TOÁN VỀ SỰ TRUYỀN NHIỆT GIỮA CÁC VẬT

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Mẫu nhà cấp 4 2 phòng ngủ 1 phòng thờ hiện đại 2022 | Mytranshop.com

Phương pháp

+ Xác định nhiệt lượng toả ra và thu vào của các vật trong quá trình truyền nhiệt thông qua biểu thức:

Q = mcDelta t

     +Viết phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu

     + Xác định các đại lượng theo yêu cầu của bài toán.

Lưu ý: + Nếu ta sử dụng biểu thức Delta t = ts – tt thì Qtoả = – Qthu

     + Nếu ta chỉ xét về độ lớn của nhiệt lượng toả ra hay thu vào thì Qtoả = Qthu, trong trường hợp này, đối với vật thu nhiệt thì Delta t = ts – tt còn đối với vật toả nhiệt thì Delta t = tt – ts

Leave a Comment