Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 2022 | Mytranshop.com

I. Nước Mĩ trong những năm (1929 – 1939)

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1939) ở Mĩ

– Nguyên nhân khủng hoảng: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận => cung vượt quá xa cầu => khủng hoảng kinh tế thừa.

– Diễn biến: Khủng hoảng diễn ra từ tháng 10/1929, đến năm 1932 khủng hoảng đạt đến đỉnh cao nhất.

+ Khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực ngân hàng. Ngày  29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.

+ Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản.

+ Hàng triệu người thất nghiệp

+ Nhà nước không thu được thuế.

+ Công chức, giáo viên không được trả lương.

+ Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

– Hậu quả:

+ Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).

+ 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản.

+ 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp.  

2. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven

 – Cuối năm 1932, Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – tài chính và chính trị – xã hội, được gọi chung là Chính sách mới.

– Nội dung:

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Thiết kế tủ âm tường phòng khách hợp xu hướng - 2022 | Mytranshop.com

+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.

+ Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

=> Nhà nước dùng sức mạnh và biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường.

– Kết quả:

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

+ Khôi phục được sản xuất.

+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.

– Chính sách ngoại giao:

+ Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”.

+ Tháng 11/1933 công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

+ Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.

Leave a Comment