ÔN TẬP CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Bài 1: Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?
Trả lời
Tính chất |
Phản xạ không điều kiện |
Phản xạ có điều kiện |
Tính chất bẩm sinh |
Có tính chất bẩm sinh, di truyền được |
Phản xạ này không di truyền Được học được trong quá trình sống |
Tính chất loài |
Có tính chất loài, vĩnh viễn |
Có tính chất cá thể, bị mất đi nếu không được củng cố |
Trung tâm phản xạ |
Là hoạt động phần dưới vỏ não |
Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não. |
Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích |
Tuỳ thuộc tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ |
Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ |
Bài 2: Phân biệt cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch?
Trả lời
Hệ thần kinh |
Hệ thần kinh dạng lưới |
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch |
Đại diện |
Động vật đối xứng toả tròn: Ngành ruột khoang |
Động vạt đối xứng hai bên : Ngành giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp. |
Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh |
Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh → mạng lưới |
Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài của cơ thể. Mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển Các hạch thần kinh được nối với nhau → chuỗi hạch thần kinh |
Đặc điểm phản ứng |
Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu chính xác. |
Phản ứng mang tính chất định khu (tại vùng bị kích thích), chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. |
Bài 3: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh động vật?
Trả lời
– Từ đối xứng toả tròn → đối xứng 2 bên.
+ Ví dụ: Hệ thần kinh lưới đối xứng toả tròn → Hệ thần kinh chuỗi hạch, ống đối xứng hai bên.
+ Lợi ích: Phù hợp lối sống di chuyển về phía trước, hiệu quả phản ứng cao hơn (ĐV có hệ thần kinh lưới có thể phản ứng mọi phía nhưng vì thế mà hiệu quả phản ứng thấp)
– Số lượng tế bào thần kinh ngày càng nhiều, phân bố ngày càng tập trung, mức độ chuyên hoá ngày càng cao.
+ Ví dụ: Hệ thần kinh lưới số tế bào thần kinh ít, phân bố rải rác đều khắp cơ thể→ Hệ thần kinh chuỗi hạch lượng tế bào thần kinh hơn, phân bố tập trung thành hạch → Hệ thần kinh ống lượng tế bào thần kinh nhiều, phân bố tập trung thành ống liên tục và phân chia thành nhiều phần thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên.
+ Lợi ích: Phản ứng nhanh, chính xác, ít tốn năng lượng.
– Tế bào thần kinh ngày càng phân bố tập trung ở đầu làm não phát triển.
+ Ví dụ: Hệ thần kinh lưới ko có não → Hệ thần kinh hạch có hạch não nhưng nhỏ → Hệ thần kinh ống có não rất phát triển (phân chia thành 5 phần,…)
+ Lợi ích: Phân hoá chức năng điều khiển các hoạt động về thần kinh trung ương, đặc biệt là não → phản ứng nhanh, chính xác.
Bài 4: Hãy nêu chiều hướng tiến hoá của các hình thức cảm ứng ở động vật?
Trả lời
– Về cơ quan cảm ứng : từ chỗ chưa có cơ quan chuyên trách đến chỗ có cơ quan chuyên trách thu nhận và trả lời kích thích. Ớ động vật có hệ thần kinh, từ thần kinh dạng lưới đến thần kinh dạng chuỗi hạch và cuối cùng là thần kinh dạng ống.
– Về cơ chế cảm ứng (sự tiếp nhận và trả lời kích thích) : từ chỗ chỉ là sự biến đổi cấu trúc của các phân tử prôtêin gây nên sự vận động của chất nguyên sinh (ở các động vật đơn bào) đến sự tiếp nhận, dẫn truyền kích thích và trả lời lại các kích thích (ở các sinh vật đa bào).
– Ớ các động vật có hệ thần kinh : từ từng phản xạ đơn đến chuỗi phản xạ, từ phản xạ không điều kiện đến phản xạ có điều kiện, nhờ đó mà cơ thể có thể thích ứng linh hoạt trước mọi sự đổi thay của điều kiộn môi trường.
=> Sự hoàn thiện của các hình thức cảm ứng là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, bảo đảm cho cơ thể thích nghi để tồn tại và phát triển.
Bài 5: Phân biệt sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và trên sợi thần kinh có bao miêlin.
Trả lời
Tiêu chí |
Tế bào thần kinh không có bao miêlin |
Tế bào thần kinh có bao miêlin |
Đặc điểm cấu tạo |
Không có bao mielin bọc trên sợi trục thần kinh |
Có bao mielin có bản chất phospholipit ( tính cách điện), Bao mielin bọc quanh sợi trục thần kinh không liên tục và ngắt quãng (eo Ranvie) |
Sự lan truyền xung thần kinh |
Xung thần kinh lan truyền là do sự mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác Xung thần kinh lan truyền liên tục , từ vùng này sang vùng khác |
Xung thần kinh lan truyền là do sự mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. Xung thần kinh được lan truyền theo kiểu nhảy cóc |
Hướng lan truyền |
Lan truyền theo hai chiều |
Lan truyền theo hai chiều |
Tốc độ lan truyền xung thần kinh |
Lan truyền chậm |
Lan truyền nhanh |
Bài 6: Nếu bạn lỡ chạm tay phải những chiếc gai nhọn trong bụi cây và có phản ứng rụt tay lại. Hãy chỉ ra các tác nhân kích thích, bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên?
Trả lời
– Tác nhân kích thích là gai nhọn.
– Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ quan đau ở tay.
– Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin là tủy sống.
– Bộ phận thực hiện phản ứng là cơ tay.
Bài 7: Hãy cho biết con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào nó. Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?
Trả lời
– Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân thủy tức, xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh, làm cho thủy tức co toàn bộ cơ thể.
– Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì thủy tức có tổ chức hộ thần kinh.
Bài 8: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thề trả lời cục bộ (như co một chân khi bị kích thích?
Trả lời
Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên khi bị kích thích tại một điểm nào đó, hạch thần kinh phụ trách vùng bị kích thích đó sẽ xử lí thông tin nhận được và đưa lệnh đến bộ phận trả lời tương ứng nên động vật trả lời cục bộ.
Bài 9: Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào? Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại? Phản xạ có ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ có điều kiện? Tại sao?
Trả lời
– Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận: Thụ quan đau ở da, sợi cảm giác của dây thần kinh tủy, tủy sống, sợi vận động của dây thần kinh tủy và các cơ ở ngón tay.
– Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của cả động vật và người. Khi kim châm vào tay, thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm co ngón tay lại.
– Phản xạ trên là phản xạ không điều kiện vì dây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có đặc trưng cho loài và rất bền vững.
Bài 10: Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp con chó dại trước mặt.
– Bạn sẽ có phản ứng (hành động) như thế nào?
– Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành động, bộ phận thực hiện của phản xạ tự vệ khi gặp chó dại.
– Hãy ghi lại rất cả những suy nghĩ diễn ra trong đầu của bạn khi đối phó với chó dại.
– Đây là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao?
Trả lời
– Có phản ứng là bỏ chạy, đứng im. tìm gậy để đánh đuổi, nhặt gạch đá để ném…
– Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lí và quyết định hành động là não và bộ phận thực hiện là cơ chân, tay.
– Các suy nghĩ diễn ra trong não có thể rất khác nhau như; nên làm thế nào bây giờ, nếu để chó dại cắn cắn rất nguy hiểm, chó dại có vi trùng gây bệnh dại, nôn bỏ chạy hay nên chông lại, nếu bỏ chạy chó dại có thể sẽ đuôi theo…
– Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập. rút kinh nghiệm mới biết được chó có dấu hiệu như thế nào là chó dại. Dựa vào kinh nghiệm đã có mà cách xử lí thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn dên hành động của mỗi người cũng khác nhau.
Bài 11: Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc? Xung thần kinh lan truyền theo các bó sợi thần kinh có bao miêlin từ vò não xuống đến các cơ ngón chân làm ngón chân co lại. Hãy tính thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân (cho biết chiều cao của người nào đó là 1,6 m, tốc độ lan truyền là l00m/giây).
Trả lời
– Điện thế hoại động lan truyền theo cách nhảy cóc là do màng miêlin có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực ở vùng có màng miêlin được.
– Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chân là: 16. 10-3 giây.
Bài 12: Nghiên cứu hình và mô tả cấu tạo của xináp hóa học?
Trả lời
Xináp gồm màng trước, màng sau, khe xináp và chùy xináp.
Chùy xináp có các bóng xináp chứa chất trung gian hóa học.
Bài 13: Trả lời các câu hỏi sau:
– Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào?
– Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo 1 chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thề theo chiều ngược lại?
Trả lời
– Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đọan sau:
+ Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+đi vào trong chùy xináp.
+ Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.
+ Chất trung gian hóa hoc gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.
– Điện thế hoạt động lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước sang màng sau mà không theo chiều ngược lại là vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chấi trung gian hóa học.
Bài 14: Hãy cho biết tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh, tập tính học được:
– Đến thời kì sinh sản, tò vò cái đào một cái hố trên mặt đất để làm tổ rồi bay di bắt một con sâu bướm, đốt cho sâu bị tê liệt, rồi bỏ vào tổ. Tiếp đó, tò vò cái đẻ trứng vào tổ và bịt tổ lại. Sau một thời gian, tò vò con nở từ trứng ra và ăn con sâu. Các tò vò cái con lớn lên lặp lại trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò mẹ (dù không nhìn thấy các tò vò cái khác làm tổ và sinh đẻ).
– Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm (ca dao).
– Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sáng màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
Trả lời
– Tập tính của lò vò, chuồn chuồn là tập tính bẩm sinh.
– Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, những người qua đường dừng lại là tập tính học được.
Bài 15: Dựa vào mức độ tiến hóa của hệ thân kinh và tuổi thọ của động vật, hãy trả lời các câu hòi sau:
– Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh, tại sao.
– Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phút triển có rất nhiều tập tính học được?
Trả lời
– Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trức đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả nâng tiếp thu bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.
– Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thưởng có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật thành lập nhiều phản xạ cố điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều kiện sống luôn biến động.
Bài 16: Cho các ví dụ (khác với ví dụ đã có trong bài) về tập tính kiếm của, tập tính bảo vệ lãnh thổ, tập tính sinh sản, tập tính di cư và tập tính xã hội ở các loài động vật khác nhau?
Trả lời
Ví dụ về các dạng tập tính:
– Tập lính kiếm ăn: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá.
– Tập tính bảo vệ lảnh thổ: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh linh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
– Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái.
– Tập lính di cư: sếu đầu đỏ, hạc di cư theo mùa.
– Tập tính xã hội: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn.
Bài 17: Cho một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bao vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng,…)
Trả lời
Các ví dụ trong cuộc sống rất phong phú:
– Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí).
– Dạy chó, chim ưng săn mồi (săn bắn).
– Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại màa màng (bảo vệ múa màng).
– Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng (chăn nuôi).
– Sử dụng chó để phái hiện ma túy và bắt kẻ gian.. (an ninh quốc phòng,…)
Bài 18: Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng. Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. Tại sao?
Trả lời
1. Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
2. Ví dụ: Trùng giày bơi tới chỗ có nhiều ôxi.Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói.
3. Khi kích thích một điểm trên cơ thể xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh làm cho động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân. Do co toàn bộ cơ thể nên (dù bị kích thích 1 điểm) nên tiêu phí nhiều năng lượng.
Bài 19: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
Trả lời
– Hệ thần kinh dạng lưới: được câu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.
– Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
Bài 20: Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dụng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời
Phản ứng của động vật hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo của hệ thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốt hơn, rất thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm ( thành các phản xạ có điều kiện).
Ví dụ minh họa: Động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, nhưng động vật bậc thấp thường không như vậy.
Bài 21: Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
Trả lời
– Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.
– Điện thế nghỉ được hình thành là do: bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtêin) có ở trên màng tế bào. Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ. Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng.
Bài 22: Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thê nào?
Trả lời
– Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
– Điện thế hoạt động được hình thành như sau:
+ Giai đoạn mất phân cực: Khi bị kích thích, tính thấm của màng tế bào thay đổi, cổng Na+ mở nên Na+ khuếch tán từ phía ngoài vào phía trong màng. Do các ion Na lích điện dương nên khi vào làm trung hòa điện tích âm ở bên trong tế bào dẫn đến sự chênh lệch điện thế ở hai bên màng tế bào giảm nhanh từ 70mV tới 0mV.
+ Giai đoạn đảo cực: Các ion Na tích điện dương đi vào trong không những đủ để làm trung hòa điện tích âm ở bên trong mà các ion Na còn vào dư thừa dẫn đến bên trong màng tích điện dương (+35mV) so với bên ngoài màng tích điện âm.
+ Giai đoạn tái phân cực: Do bên trong màng lúc này tích điện dương nên tính thấm của màng đối với Na+ giảm, cổng Na+ đóng lại. Tính thấm của màng đối với K+ lúc này tăng lên, cổng K* mở rộng ra. Vì vậy, K+khuếch tán từ trong ra ngoài màng làm cho bên ngoài màng trở nên tích điện đương so với bên trong tích điện âm và khôi phục lại điện thế nghỉ ban đầu – 70mV.
Bài 23: Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truyền tin qua xináp? Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
Trả lời
1. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp làm thay đổi tính thấm ở màng sau xináp và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp. Enzim có ở màng sau xináp thủy phân axêtincôlin và côlin. Hai chất này quay trở lại chùy xináp và được tái tổng hợp lại thành axêlineôlin chứa trong các túi.
2. Xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều vì màng sau xináp không có chết trung gian hóa học để đi về màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
Bài 24: Tập tính là gì? Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
Trả lời
1. Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
2. Ví dụ về:
– Tập tính bẩm sinh: Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả; Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
– Tập tính học được: Sáo học nói tiếng người; Khỉ làm xiếc.
3. Sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được:
– Tập tính bẩm sinh được đi truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
– Tập tính học được được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm.
Bài 25: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng? Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bàng cách nào?
Trả lời
– Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.
– Chim di cư do thời liết thay đổi (lạnh giá), khan hiếm thức ăn. Cá di cư chủ yếu liên quan đến sinh sản.
– Khi di cư động vật trên cạn định hướng nhở vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. Cá định hướng nhờ vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.