Phản ứng oxi hóa – khử. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ 2022 | Mytranshop.com

Hướng dẫn giải một số dạng bài tập thường gặp

1. Xác định chiều phản ứng

Giữa hai cặp oxi hoá-khử sẽ xảy ra phản ứng theo chiều chất (dạng) oxi hoá mạnh hơn sẽ oxi hoá chất (dạng) khử mạnh hơn sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Ví dụ: Có hai cặp oxi hoá-khử Cu2+/Cu và Al3+/Al. Tính oxi hoá của Cu2+ mạnh hơn của Al3+, tính khử của Al mạnh hơn Cu. Do đó phản ứng xảy ra theo chiều:

                       3Cu2+ + 2Al  3Cu + 2Al3+

2. Cân bằng phản ứng oxi hoá-khử, phản ứng có chất hoá học là tổ hợp của hai nguyên tố là chất khử

– Viết tất cả phương trình biểu diễn sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.

– Chú ý sự ràng buộc hệ số ở hai vế của phản ứng và ràng buộc hệ số trong cùng phân tử.

– Nếu một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá có thể xét chuyển nhóm hoặc toàn bộ phân tử.

3. Cân bằng phản ứng oxi hoá-khử có hệ số bằng chữ và phản ứng có nguyên tố tăng hay giảm ở nhiều mức

Cách 1: – Viết tất cả phương trình có nguyên tố thay đổi số oxi hoá.

– Đặt ẩn số cho từng mức tăng, giảm số oxi hoá.

Cách 2: – Tách ra thành hai hay nhiều phương trình phản ứng với từng mức số oxi hoá tăng hay giảm.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Gợi ý cách hít đất không mệt hiệu quả 2022 | Mytranshop.com

– Nhân hệ số trước khi gộp các phản ứng lại.

4. Dạng bài cân bằng phản ứng oxi hoá-khử không xác định rõ môi trường

– Trước tiên cân bằng phản ứng oxi hoá-khử theo phương pháp thăng bằng electron.

– Sau đó cân bằng các nguyên tố bằng phương pháp đại số, nguyên tố này không cân bằng được theo phương pháp thăng bằng electron.

– Khi gộp nhiều phản ứng lại, cần phân tích để xác định giai đoạn nào là oxi hoá-khử.

– Xác định chất oxi hoá, chất khử mạnh hay yếu.

– Chọn khả năng số oxi hoá của nguyên tố thay đổi cho phù hợp với đề bài (Chú ý môi trường tiến hành phản ứng của các chất, ion).

Trong một số chất, chất oxi hoá và chất khử còn phụ thuộc vào môi trường tiến hành phản ứng:

 

Leave a Comment