Phẫu thuật đặt stent mạch vành có nguy hiểm không? 2022 | Mytranshop.com

Nhiều bệnh nhân khi được bác sĩ chỉ định phẫu thuật đặt stent mạch vành thường lo lắng vì sợ gặp phải biến chứng sau phẫu thuật. Vậy trên thực tế thì loại phẫu thuật này có nguy hiểm không? 

Phẫu thuật đặt stent mạch vành là một trong các loại thủ thuật can thiệp qua da, giúp cho lòng mạch được mở rộng hơn. Từ đó, giúp máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, để đạt kết quả phẫu thuật như mong đợi thì người bệnh cần phải tìm hiểu thông tin cũng như những lưu ý trước, trong và sau khi thực hiện. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp ý kiến của những bác sĩ tim – lồng ngực có chuyên môn cao. Vì vậy, bạn nên tham khảo để có hiểu biết đúng về thủ thuật đặt stent mạch vành.

1. Phẫu thuật đặt stent có nguy hiểm không?

1.1. Đặt stent mạch vành là gì?

Đặt stent mạch vành là một thủ thuật can thiệp qua da để đưa một bóng nhỏ qua động mạch đùi hoặc ở cánh tay đến vị trí tắc hẹp. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành nong và đặt stent để mở rộng lòng mạch và giúp máu lưu thông.

phẫu thuật đặt stent mạch vành

Phẫu thuật đặt stent mạch vành là gì?

1.2. Phẫu thuật này có nguy hiểm không?

Đặt stent mạch vành không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Thời gian thực hiện thủ thuật này chỉ khoảng 1 tiếng. Người bệnh có thể xuất viện sau 1 – 2 ngày. Tỷ lệ biến chứng trong và sau thực hiện thủ thuật này được ghi nhận là rất thấp. Một số tai biến có thể gặp theo mức độ từ nhẹ đến nặng và từ phổ biến nhất đến hiếm gặp nhất bao gồm:

  • Chảy máu tại vị trí chọc ban đầu.
  • Dị ứng thuốc cản quang với các mức độ khác nhau.
  • Sốc phản vệ gây ảnh hưởng đến mạng sống rất hiếm khi xảy ra (tỉ lệ thường chỉ vào khoảng 1/30.000). 
  • Một số nguy cơ khác bao gồm thủng mạch vành, rối loạn nhịp và đột quỵ cũng rất hiếm gặp. Nếu có thì các bác sĩ hoàn toàn có thể xử lý được.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân không nên quá lo lắng sự xảy ra biến cố mà trì hoãn hoặc bỏ tiến hành phẫu thuật đặt stent mạch vành. Trước khi thực hiện thủ thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận, phân tích tất cả tiền sử bệnh tật. Đồng thời bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm cần thiết để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

2. Khi nào cần đặt stent và những trường hợp chống chỉ định thực hiện thủ thuật này

2.1. Chỉ định

Khi nào cần phải đặt stent? Đó là khi bạn rơi vào những trường hợp sau:

  • Động mạch vành bị hẹp từ 70% trên phim chụp mạch vành;
  • Đau thắt ngực ổn định không khống chế được. Tình trạng này xảy ra dù đã điều trị phương pháp nội khoa tối ưu;
  • Đau thắt ngực ổn định có bằng chứng và của tình trạng thiếu máu cơ tim;
  • Đau thắt ngực ổn định và cần phải có bằng chứng của tình trạng tổn thương xảy ra tại một động mạch vành cung cấp máu cho một vùng lớn của cơ tim;
  • Đau thắt ngực không ổn định. Đồng thời nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên trong điều kiện phân tầng nguy cơ cao;
  • Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên;
  • Sau khi phẫu thuật làm cầu nối chủ vành thì cơn đau thắt ngực có xuất hiện;
  • Sau khi can thiệp động mạch vành qua da thì xuất hiện triệu chứng tái hẹp mạch vành.

phẫu thuật đặt stent mạch vành

Các trường hợp chỉ định đặt stent

2.2. Chống chỉ định đặt stent

Tuyệt đối không áp dụng phẫu thuật đặt stent mạch vành trong các trường hợp sau:

  • Tổn thương mạch vành không thích hợp cho việc đặt stent có thể kể tới các loại tổn thương: tổn thương nặng lan tỏa, tổn thương đoạn xa, tổn thương nhiều thân mạch vành, …
  • Trong quá trình can thiệp, nếu động mạch vành bị tắc lại thì việc đặt stent mạch vành có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao.
  • Thể trạng dễ chảy máu như rối loạn đông máu, số lượng tiểu cầu thấp …
  • Người bệnh đã không tuân thủ điều trị trước và sau khi thực hiện thủ thuật can thiệp.
  • Bệnh nhân bị tái hẹp nhiều vị trí sau khi đã can thiệp.

3. Các biến chứng có thể xảy ra sau đặt stent mạch vành

Huyết khối, xuất huyết và tăng sinh mô sẹo là những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật đặt stent mạch vành. Chúng làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành đối với bệnh nhân sau khi thực hiện thủ thuật. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về những biến chứng này để xử lý kịp thời.

3.1. Huyết khối (cục máu đông) trong lòng stent

Cục máu đông có thể hình thành trong các ống stent gây ra cơn đau thắt ngực hay thậm chí là cơn nhồi máu cơ tim cấp tính. Để phòng tránh, bạn cần sử dụng thuốc chống đông theo chỉ định của bác sĩ sau phẫu thuật. Thời gian uống thường kéo dài từ vài tháng đến hơn 1 năm tùy thuộc loại stent.

Khả năng xuất hiện huyết khối trong stent cao nhất trong vài tuần đến vài tháng sau can thiệp. Trong đó huyết khối sớm trong 30 ngày đầu tiên là nguy hiểm nhất. Cục máu đông xuất hiện sau 1 tháng gọi là huyết khối muộn. Khả năng hình thành cục máu đông sau 1 năm thường thấp dần.

3.2. Xuất huyết do dùng thuốc chống đông

Đây là một biến chứng xảy ra khá thường xuyên đối với bệnh nhân sau phẫu thuật đặt stent mạch vành. Các biểu hiện của nó bao gồm xuất hiện vết bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết dạ dày. Những trường hợp xuất huyết nặng có thể phải truyền máu hoặc phẫu thuật. 

Bệnh nhân cần lưu ý không vì những tình trạng trên mà tự ý cắt giảm hay ngưng sử dụng thuốc chống đông. Bệnh nhân cần nhận biết sớm các dấu hiệu xuất huyết và đến bác sĩ kịp thời để có hướng xử lý phù hợp.

phẫu thuật đặt stent mạch vành

Biến chứng sau phẫu thuật

3.3. Tăng sinh mô sẹo gây tái tắc hẹp mạch vành  

Sự tăng sinh bất thường của lớp nội mạc mạch máu (lớp lót trong lòng mạch) sẽ gây ra mô sẹo. Điều này làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành sau phẫu thuật đặt stent. Nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình nong bóng đặt stent tạo ra tổn thương trong lòng mạch máu. Cùng với sự tồn tại của stent tại vị trí tắc hẹp, chúng sẽ tạo ra sự chèn ép gây chấn thương thành mạch. Ngoài ra tái tắc hẹp có thể là hậu quả của xơ vữa động mạch tiếp tục phát triển sau đặt stent.

4. Điều trị sau khi phẫu thuật đặt stent mạch vành

Những loại thuốc mà người bệnh cần sử dụng sau khi đặt stent đó là: thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra còn có thuốc điều trị đái tháo đường cho những bệnh nhân có bệnh đi kèm như đái tháo đường. Đối với việc sử dụng thuốc ngoài chỉ định, bác sĩ chăm sóc nên được thông báo về các khuyến nghị cụ thể nhất để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

5. Cách vận động và nghỉ ngơi

Bệnh nhân không nên lái xe, đi đường dài, không nên quan hệ tình dục trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật. Sau đó, không tham gia các hoạt động thể thao gắng sức. Tùy theo sức khỏe, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng 30-60 phút mỗi ngày. Các bài tập dưỡng sinh rất phù hợp với bệnh nhân sau khi đặt stent, giúp bệnh nhân vận động nhẹ nhàng, giảm căng thẳng.

phẫu thuật đặt stent mạch vành

Vận động nhẹ nhàng

6. Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người sau phẫu thuật đặt stent mạch vành

6.1. Lựa chọn chất béo có lợi – có hại phù hợp

  • Các loại thực phẩm chất béo có lợi nhất cho người sau phẫu thuật một ngày không được quá 25-35%. Đặc biệt, người có bệnh về mạch vành nên giảm thiểu thức ăn nhiều béo. Nhất là các loại chất béo bão hoà, nhiều cholesterol cũng như các loại chất béo chuyển hoá. Các loại chất béo kể trên có nhiều trong thịt đỏ, da, mỡ, nội tạng động vật, tôm, lòng đỏ trứng,… Chúng cũng có rất nhiều trong thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn.
  • Tăng các chất béo có lợi thường xuyên. Chất béo tốt là chất béo không bão hòa trong dầu ô liu, cá và các loại hạt như óc chó, hạnh nhân… Chúng có thể giúp giảm lipoprotein-c mật độ thấp trong máu, giảm cholesterol máu, huyết áp và hạn chế xơ vữa động mạch. Đây là loại xơ cứng, và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bệnh tim mạch vành, bệnh động mạch.

6.2. Ăn ít muối

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm lượng muối ăn 6g mỗi ngày có thể giảm 24% nguy cơ đột quỵ và 18% nguy cơ mắc các biến cố mạch vành lớn. Vì vậy, bệnh nhân sau phẫu thuật động mạch vành nên có chế độ ăn ít muối, không nên ăn mặn trong các món ăn hàng ngày.

6.3. Ăn nhiều chất xơ

Bệnh nhân bị bệnh tim mạch vành cũng khuyến nghị một chế độ ăn nhiều chất xơ. Có hai loại chất xơ mà ta nên biết đó là chất xơ hòa tan và loại chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan được biết tới với công dụng giúp giảm hấp thụ chất béo và giảm lượng cholesterol trong máu. Chúng hay được tìm thấy trong đậu, cám gạo, yến mạch, lúa mạch, trái cây họ cam quýt, dâu tây và táo. Chất xơ hòa tan có trong hầu hết các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả, chẳng hạn như bắp cải, củ cải, cà rốt, bông cải xanh …

6.4. Ăn nhiều trái cây, rau củ

Trái cây và rau quả chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, vì vậy chúng Giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh tim mạch vành.

6.5. Hạn chế chất bột đường (đường) 

Hạn chế chất bột đường, chẳng hạn như bột mì trắng, gạo trắng, thực phẩm chế biến sẵn. Ngược lại, ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.

6.6. Hạn chế uống rượu

Uống nhiều rượu có thể gây hại cho hệ tim mạch, đặc biệt nguy hiểm đối với những người đã từng mắc bệnh tim mạch. Bởi vì rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng lượng triglycerid, tăng xơ vữa động mạch. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh mạch vành nên hạn chế uống rượu bia, không quá 2 lon bia hoặc 1 ly rượu (tương đương khoảng 50ml) mỗi ngày. Bạn nên chọn loại rượu tốt cho tim mạch như rượu vang đỏ. Đồng thời uống rượu cách thời điểm uống thuốc ít nhất 1-2 giờ để không xảy ra các tương tác có hại.

Ngoài ra, người bệnh nên ngừng hút thuốc lá vì nicotin làm tắc nghẽn mạch máu và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Nếu mắc bệnh tiểu đường, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn kiêng để kiểm soát đường huyết hợp lý.

phẫu thuật đặt stent mạch vành

Bỏ thuốc lá, rượu bia

Qua bài viết này có thể thấy phẫu thuật đặt stent mạch vành là cần thiết đối với bệnh nhân bị xơ vữa mạch máu. Chúng không tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần người bệnh tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ thì quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh chóng. Để tăng cường sức khỏe tim mạch của bản thân, bạn nên tập luyện với máy chạy bộ, xe đạp tập, hoặc sử dụng ghế massage của Tập đoàn thể thao Elipsport.

Bệnh tim mạch là căn bệnh thường xuất hiện với những người ít vận động, mất ngủ, ăn nhiều dồ chiên sào, đồ gián, thức ăn nhanh và là căn bệnh của thời đại, gây nhiều nguy hiểm nhưng có thể được dễ dàng phòng ngừa và kiểm soát với những bài tập thể dục phù hợp. Trong đó, bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ cùng máy chạy bộ chất lượng cao Elipsport và đạp xe đạp tập. Dễ dàng chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân tại nhà. Ngoài ra để có một giấc ngủ sâu bạn cần lựa chọn một chiếc ghế mát xa toàn thân Elip để giãn và stress cũng giúp phần lớn giảm nguyên cơ bệnh tim mạnh và giảm mức độ trầm trọng của nó.

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Kích thước sân bóng chuyền và một số thông số khác 2022 | Mytranshop.com

Leave a Comment