Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. 2022 | Mytranshop.com

I. Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu Chiến tranh lạnh

* Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông – Tây:

– Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô – Mĩ sau chiến tranh: Liên Xô muốn duy trì hòa bình, an ninh thế giới, giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc, nhưng Mĩ lại chống phá và ngăn cản.

 – Sự thành công và lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, Việt Nam,… đã hình thành hệ thống XHCN nối liền từ Đông Âu sang châu Á ” khiến Mĩ lo ngại sự bành trướng của CNXH.

– Sau chiến tranh, Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, lại nắm độc quyền về bom nguyên tử ” Mĩ muốn thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới, nhưng lại bị Liên Xô cản đường.

 * Những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh:

Hành động của Mĩ và các nước TBCN

Đối sách của Liên Xô và các nước XHCN

+ Ngày 12/3/1947, Mĩ đưa ra Học thuyết Tơruman, mở đầu cho chính sách chống Liên Xô và các nước XHCN

+ Liên Xô đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Âu, Trung Quốc,…khôi phục kinh tế và xây dựng chế độ mới – XHCN

+ Tháng 6/1947, Mĩ đưa ra Kế hoạch Mácsan, viện trợ các nước Tây Âu 17 tỉ USD để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhằm lôi kéo họ về phía mình

+ Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước XHCN thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để thúc đẩy sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước

+ Năm 1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN

+ Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước XHCN thành lập khối chính trị – quân sự Vácsava để tăng cường sự phòng thủ và chống lại sự đe dọa của Mĩ, phương Tây

” Sự ra đời của hai khối quân sự NATO và Vác sava đã xác lập rõ rệt cục diện hai phe, từ đó Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Bị mụn mủ kiêng ăn gì thì nhanh khỏi? Seoul Spa giải đáp 2022 | Mytranshop.com

 

II.Xu thế hòa hoãn Đông – Tây và Chiến tranh lạnh kết thúc

 * Biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai phe – TBCN và XHCN: 

 + Tháng 11/1972, hai nước Đức kí Hiệp định lập mối quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức ” làm giảm sự căng thẳng ở châu Âu.

 + Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

 + Tháng 8/1975, Mĩ, Canađa và  33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác và giải quyết những vấn đề có liên quan giữa các nước bằng phương pháp hòa bình

+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mĩ diễn ra nhiều cuộc gặp cấp cao

 + Tháng 12/1989, Tổng thống G. Góocbachốp và G.Bush (cha) kí kết chấm dứt Chiến tranh lạnh 

III. Thế giới sau Chiến tranh lạnh

 – XNCH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, kéo theo sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava ” trật tự thế giới hai cực sụp đổ, chỉ còn lại một cực duy nhất là Mĩ.

 – Từ năm 1991, thế giới phát triển theo bốn xu thế chính:

 + Thế giới hình thành “đa cực”, nhiều trung tâm: Mĩ, EU, 

Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.

+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước, tập trung vào phát triển kinh tế.

Mytranshop.com khuyên bạn nên xem:  Ăn bánh mì có tăng cân không? Nên ăn loại bánh mì nào? 2022 | Mytranshop.com

+ Lợi dụng sự tan rã của Liên Xô, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ cầm đầu, nhưng điều này không đơn giản với Mĩ.

+ Nền hòa bình thế giới đang được củng cố, nhưng nhiều nơi  vẫn không ổn định do nội chiến, xung đột quân sự ở bán đảo Bancăng, châu Phi, Trung Á,…

– Bước sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển là chủ đạo, được nhân loại mong đợi. Nhưng cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ đã làm cả thế giới kinh hoàng ” buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược phát triển mới

Leave a Comment