1. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX – trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp
– Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, yêu cầu.
– Lúc đó thực dân Pháp trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản… nhu cầu xâm chiếm thuộc địa… nên tư bản Pháp đã xâm lược Việt Nam giàu sức người, sức của.
2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884)
Niên đại |
Sự kiện |
1/9/1858 |
Pháp đánh chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn xâm lược Việt Nam |
2/1859 |
Pháp đánh Gia Định |
2/1862 |
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì |
5/6/1862 |
Kí hiệp ước Nhâm Tuất |
6/1867 |
Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì |
20/11/1873 |
Pháp đánh thành Hà Nội |
18/8/1883 |
Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký hiệo ước Hác-măng |
6/6/1884 |
Kí hiệp ước Pa-tơ-nốt |
Các kiện chính của phong trào Cần Vương (1885 – 1896)
Niên đại |
Sự kiện |
5/7/1885 |
Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở Huế |
13/7/1885 |
Ra chiếu Cần vương |
1886-1887 |
Khởi nghĩa Ba Đình |
1883-1892 |
Khởi nghĩa Bãi Sậy |
1885-1895 |
Khởi nghĩa Hương Khê |
1884-1913 |
Khởi nghĩa Yên Thế |
Nửa cuối thế kỉ XIX |
Trào lưu cải cách Duy Tân |
Các sự kiện chính của phong trào Yêu nước đầu thế kỉ XX (đến 1918)
Niên đại |
Sự kiện |
1905 -1909 |
Phong trào Đông Du |
1907 |
Đông Kinh Nghĩa Thục |
1908 |
Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì |
1916 |
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế |
1917 |
Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên |
1911 |
Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước |
Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX:
+ Quy mô: khắp miền Trung kì và Bắc kì, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê.
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).
+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được.
3. Những biến đổi về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX
– Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.
– Những biểu hiện cụ thể:
+ Về chủ trương đường lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).
+ Về biện pháp đấu tranh: phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.
+ Về thành phần tham gia: đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.